Mỗi con người đều có trí thông minh riêng và luôn muốn cải thiện nó để giúp ích nhiều hơn cho cuộc sống. Chỉ số IQ có tác động gì đến đời sống con người và cải thiện được không luôn là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng 123job tìm hiểu nhé!

Chỉ số IQ là một khái niệm được ra đời vào cuối thế kỷ 19 bởi nhà khoa học Francis Galton người Anh và trở thành khái niệm phổ biến khi nhắc đến trí thông minh. Chuyên gia phân tích khả năng con người Lisa Van Gemert đã đưa ra nhận định rằng: “Những người có chỉ số IQ cao thường có khả năng thao tác xử lý và phân tích thông tin với tốc độ nhanh và chuyên sâu hơn những người khác”. 

I. Chỉ số IQ là gì?

IQ là viết tắt của Intelligence Quotient là chỉ số đo lường mức độ thông minh, trí tuệ của con người. IQ cho thấy sức mạnh tri thức của con người trong các lĩnh vực đòi hỏi đến khả năng suy luận logic, kỹ năng toán học hay cần vận dụng nhiều đến trí thông minh… Theo một nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người đều cóchỉ số IQ trung bình là từ khoảng 85 - 110.

Những người có IQ cao thường là người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, khi gặp tình huống bất ngờ họ sẽ có xu hướng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng nhờ vào sự thông minh, nhạy bén để có thể tìm ra giải pháp tốt nhất. Người có IQ cao dễ thành công trong học tập, công việc, có tiềm năng trở thành những người tài giỏi xuất sắc trong các lĩnh vực tri thức nhờ vào tiềm năng của họ hay có những kỹ năng lãnh đạo để thành công. Song, chính người này sẽ không tiếp tục rèn luyện vì cho rằng mình có trí thông minh hơn người, có cái tôi cao và dễ coi thường người khác vì tài năng của mình,  mặt khác họ còn dễ rơi vào trạng thái hướng nội hay cô đơn, buồn chán khi nổi trội hơn người khác.

Những người có IQ cao thường là người giải quyết vấn đề tốt

Những người có chỉ số IQ cao thường là người giải quyết vấn đề tốt

II. Ý nghĩa của chỉ số thông minh IQ

Các nhà tâm ly học chỉ ra rằng trí thông minh có hai loại là trí thông minh lỏng và trí thông minh kết tinh. Trí thông minh kết tinh có thể cải thiện nhờ vào quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm nhưng trí thông minh lỏng khó mà thay đổi. Có nhiều hình thức thực hiện các bài kiểm tra chỉ số IQ khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu phân tích khả năng logic, ngôn ngữ, toán học, xử lý hình ảnh, kiểm tra như trí nhớ và tốc độ xử lý thông tin của mỗi người. Các bài kiểm tra IQ là phương pháp để đánh giá khả năng nhận thức nhạy bén và mức độ phản hồi giải quyết vấn đề của con người ở các tình huống khác nhau.

III. Tác động của chỉ số IQ đến đời sống con người 

Mối liên hệ của chỉ số IQ và con người thì gắn với thực tế được kiểm chứng và cho ra những số liệu kết quả sau đây:

  • Học vấn và IQ có độ liên quan với nhau là 0,5. Chỉ số IQ tác động đến hiệu suất công việc là 0,54. Chỉ số liên quan giữa học tập và IQ là 0.55. Một người có IQ cao chưa chắc học siêu giỏi hay làm việc đem lại hiệu suất cao.
  • IQ và điều kiện kinh tế của cha mẹ là 0,33. Con số này cho thấy hoàn cảnh, điều kiện sống có tác động đến việc tăng trưởng hay giảm chỉ số IQ của mỗi con người.
  • Mối liên quan IQ đến tình cảm vợ chồng là 0,4 nếu hai người có hiểu biết tương đương sẽ sống hoà hợp với nhau hơn.
  • Định luật trung bình trong di truyền học người ta cho rằng những cha mẹ có chỉ số IQ cao thì con sinh ra sẽ bình thường, những bậc cha mẹ có chỉ số IQ bình thường lại có xu hướng đẻ ra con thông minh. 
  • Một điều đặc biệt khác là người có IQ cao lại có trí nhớ kém trong khi người có chỉ số IQ thấp thường có trí nhớ dai. Điều đó giải thích cho sự đãng trí của các nhà bác học.
  • Vị trí có IQ cao là 105 đứng đầu là các nước châu Á 
  • Đứng vị trí thứ hai là các nước châu Âu có chỉ số IQ trung bình là 100. 
  • Các nước Nam Á, Bắc Phi và đa phần các nước châu Mỹ Latinh có chỉ số IQ trung bình là 85. 
  • Châu Phi nói chung và các nước vùng biển Caribe có chỉ số IQ tương đối thấp so với các nơi khác trung bình dưới 70.

IV. Bật mí những sự thật về chỉ số IQ

Sức mạnh của chỉ số IQ trong mỗi người

Sức mạnh của chỉ số IQ trong mỗi người giúp giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề 

 

1. Chỉ số IQ không nói lên hết con người bạn

Giáo sư tâm lý tại Đại học Michigan, Mỹ - Richard Nisbet cho rằng “IQ không đánh giá được tính sáng tạo hay sự mầy mò tìm hiểu của con người”, để thành công trong các lĩnh vực thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có chỉ số EQ. Chỉ số IQ không phải là tiêu chuẩn để mọi người đánh giá toàn diện về những đứa trẻ, nó chỉ là một phần trong những đặc điểm hình thành con người, cũng giống như các đặc điểm khác như làn da, màu mắt...để những đứa trẻ được hoàn thiện bản thân và trưởng thành hơn thì cha mẹ cần dạy kỹ năng sống cho những đứa trẻ nhiều hơn là rèn luyện trí thông minh. Người có chỉ số IQ cao là người siêu việt nhưng điều đó cũng không thể nói hết được lên con người.

2. Chỉ số IQ có thể thay đổi theo thời gian

Theo Nisbett, các yếu tố môi trường mới có khả năng tác động mạnh mẽ đến chỉ số IQ của con người. Có rất nhiều yếu tố khiến chỉ số IQ của con người thay đổi, con số thay đổi đó có thể lên tới 20 điểm theo thời gian phụ thuộc vào tình trạng tinh thần căng thẳng hay vấn đề dinh dưỡng, môi trường và điều kiện sống. Vì vậy cần tạo những thói quen tốt để có thể cải thiện và phút huy tối đa trí thông minh của một người.

Trong một nghiên cứu thí nghiệm, các nhà khoa học đã kiểm tra chỉ số IQ của 33 người ở độ tuổi thiếu niên và kiểm tra lặp lại 4 năm sau đó. Kết quả cho thấy là chỉ số IQ của một số người đã thay đổi hơn 20 điểm. Những đứa trẻ 3 - 4 tuổi có thể được coi là thiên tài nếu học được những kiến thức dành cho học sinh lớn tuổi hay nói thông thạo một thứ tiếng khác. Nhưng không điều gì có thể đảm bảo rằng trí thông minh từ thuở nhỏ sẽ giúp chúng vượt trội hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời.

3. Chỉ số IQ của thế hệ sau sẽ hơn thế hệ trước

Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy chỉ số IQ trong mỗi thế hệ sau đều tăng lên so với thế hệ trước, minh chứng rằng những đứa trẻ 10 tuổi ngày nay có chỉ số IQ cao hơn đứa trẻ 10 tuổi sống ở năm 1954, không phải là do sự tiến hóa của con người làm bộ não to hơn mà chỉ đơn giản là chỉ số IQ của những bộ não bây giờ đã được cải thiện trong khả năng tư duy, phân tích, giải quyết vấn đề và sử dụng các khả năng đó linh hoạt được trong nhiều trường hợp khác nhau.

Ngoài các yếu tố về điều kiện sống, phương pháp giáo dục và tính chất công việc thì sức khỏe cũng là yếu tố có mức độ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chỉ số IQ. Một báo cáo cho rằng tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng sớm có thể dự báo được chỉ số IQ trung bình của mỗi quốc gia, hay số lượng các bệnh truyền nhiễm trên thế giới giảm sẽ góp phần làm tăng chỉ số IQ ở các thế hệ tiếp theo.

4. Chỉ số IQ không quyết định đến sự thành công hay thất bại của bạn

Theo Van Gemert, chỉ số IQ thấp hay cao không phải là yếu tố đánh giá sự thất bại hay thành công của mỗi người trong tương lai. Với sự rèn luyện những thói quen tốt, sự nỗ lực kiên trì làm việc và thái độ làm việc nghiêm túc còn quan trọng hơn trí thông minh bẩm sinh. Nếu không tự phát triển các phẩm chất và năng lực bản thân, thì trí thông minh vốn có của mỗi người sẽ trở nên bị lãng phí. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh và sinh viên có chỉ số IQ cao nhưng không thể thành công bởi họ không nỗ lực, thiếu tính sáng tạo và không hòa hợp cùng những người khác để thực hiện tốt công việc. Thời gian trôi qua sẽ không thể lấy lại được, vì vậy hãy quản lý thời gian một cách hiệu quả để có thể hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày. Những người có trí thông minh cao thường dễ bị căng thẳng hơn trong công việc vì họ có thể bị người khác đùn đẩy trách nhiệm cho, hay phải làm nhiều công việc hơn khi nói rằng mình thông minh hơn, nhưng bạn hãy lấy đó làm động lực để phát triển vượt trội hơn và có những mẹo giúp bản thân vượt qua áp lực công việc để chiến thắng đối thủ.  

V. IQ hay EQ - Yếu tố nào đóng vai trò quyết định

Chỉ số IQ hay chỉ số EQ đóng vai trò quyết định

Chỉ số IQ hay chỉ số EQ  đóng vai trò quyết định

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành công của mỗi con người ở bất kỳ lĩnh vực nào 80% phụ thuộc vào EQ và chỉ 20% là nhờ vào IQ. Chỉ số IQ càng cao sẽ giúp giải quyết các vấn đề, thực hiện các tính toán hoặc xử lý thông tin càng nhanh chóng. Trong khi đó, chỉ số EQ càng cao sẽ có khả năng sáng tạo linh hoạt hơn, vận dụng cảm xúc để giải quyết các vấn đề tốt hơn.

Trong công việc, IQ sẽ giúp bạn được ưu tiên chọn lựa trước còn EQ mới là yếu tố quyết định tương lai thành công của mỗi người. Những người thành đạt nhất không phải là những người có chỉ số IQ cao nhất mà là những người có mối quan hệ rộng, có kỹ năng giao tiếp tốt nhất. Vì vậy, EQ và IQ nên được cân bằng và bổ sung cho nhau, tồn tại song song nhau và hoàn thiện nhau trong một cá thể.

VI. Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã làm sáng tỏ về chỉ số IQ và đề cập đến những tác động của chỉ số IQ đến con người. Hy vọng các bạn có thể hiểu rõ để không bị lãng phí tài năng vốn có và nỗ lực rèn luyện các kỹ năng để trở nên thành công hơn trong cuộc sống và chinh phục những ước mơ của mình.