Cách viết kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới ở CV sẽ cần phải lưu ý những thông tin gì? Hãy cùng theo dõi bài viết mà chúng mình cung cấp dưới đây để có thêm nhiều thông tin về phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhé!

Kế hoạch nghề nghiệp chính là một mục cần có ở trong CV xin việc của bạn. Khi tham gia vòng phỏng vấn, ứng viên sẽ thường chia sẻ về kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới để qua đó có thể thể hiện được tầm nhìn sự nghiệp của mình. Sau đây chúng mình sẽ gợi ý những cách viết kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong vòng 03 năm tới.  

I. Kế hoạch nghề nghiệp là gì?

Kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới sẽ bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn cho sự nghiệp. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới sẽ có thể giúp bạn định hướng được khả năng hoàn thành mục tiêu nhanh hơn. Đây cũng chính là quá trình rèn luyện bản thân hiệu quả thông qua việc bạn đặt mục tiêu cho mình. Để hoàn thành được kế hoạch đã được đặt ra, bạn nhất định phải chăm chỉ học hỏi, qua đó nâng cao được kỹ năng và làm việc thật logic. Nhờ có được kế hoạch nghề nghiệp mà sự nghiệp của bạn sẽ có được những hướng đi đúng đắn hơn, khả năng thành công sẽ cao hơn. 

ke hoach nghe nghiep

Kế hoạch nghề nghiệp là gì?

Bản CV kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới của bạn có thể “ăn điểm” đối với nhà tuyển dụng nếu bạn có được một kế hoạch nghề nghiệp chi tiết. Khoảng thời gian 3 năm này sẽ được xem là mục tiêu phấn đấu phù hợp đối với hầu hết những người lao động trẻ. Tuy nhiên, cũng sẽ tùy thuộc vào tính chất công việc mà bạn cũng có thể xây dựng được lộ trình tiến xa hơn cho mình, kéo dài từ 5 cho đến 10 năm với nhiều dự định thăng tiến khác nhau. 

II. Vai trò của kế hoạch nghề nghiệp

Đặt mục tiêu nghề nghiệp không chỉ có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá định hướng và tham vọng của bản thân đối với sự nghiệp và tương lai của mình, mà còn giúp chính bản thân của bạn có được động lực, khuôn khổ để có thể đạt được mơ ước. Nói cách khác, kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới với vai trò của mục tiêu nghề nghiệp chính là một đỉnh núi bạn cần phải vượt qua nó và thúc đẩy bạn không ngừng tiến về phía thành công.

Xác định kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới có thể giúp bạn:

  • Biết rõ được mình muốn gì, mình cần làm gì, sau đó tập trung vào việc phải hoàn thành: Có mục tiêu có nghĩa là bạn sẽ ưu tiên cho những hành động quan trọng, không ngừng tiếp tục học hỏi, nâng cao trình độ và kỹ năng của mình, cảm thấy hài lòng hơn đối với công việc và thành công hơn trong sự nghiệp phía trước.
  • Sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn: Bạn sẽ tự thay đổi và tiến hành sắp xếp, quản lý thời gian của mình được tốt hơn, hạn chế lãng phí thời gian vào những công việc vô ích.
  • Tự tin hơn và giúp bạn tương tác tốt hơn: Khi bạn đã hoàn thành được mục tiêu của mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và dễ dàng truyền đạt  được niềm đam mê và định hướng của mình tới cho đồng nghiệp và bạn bè hay các thành viên trong gia đình.
  • Giúp bạn biết chịu trách nhiệm hơn đối với bản thân và công việc.

Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing

II. Tại sao nhà tuyển dụng quan tâm đến kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới

Kế hoạch nghề nghiệp thể hiện được rõ tinh thần trách nhiệm của bạn đối với con đường phát triển tương lai của bản thân mình. Nhà tuyển dụng sẽ thường dựa vào đây để có thể tìm ra được những nhân sự mà có tầm nhìn và có tiềm năng gắn bó được lâu dài với công ty. Ngoài ra, với kế hoạch nghề nghiệp càng chi tiết thì đối với kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới của bạn sẽ càng có khả năng thành công rực rỡ. 

ke hoach nghe nghiep

Tại sao nhà tuyển dụng quan tâm đến kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới

Cụ thể thì khi tiến hành xem xét kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới của các ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến những yếu tố sau đây: 

  • Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn, mục tiêu nghề nghiệp trung hạn và mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của ứng viên. 
  • Dự định phát triển sự nghiệp của các ứng viên, cho thấy tham vọng trong tương lai. 
  • Tư duy logic và có khoa học.
  • kỹ năng lập kế hoạch và khả năng chọn lọc nội dung chi tiết.
  • Mức độ phù hợp đối với vị trí công việc nói riêng và với văn hóa công ty nói chung.  

III. Cách viết kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới

1. Trình bày rõ ràng, ngắn gọn

Bạn chỉ nên trình bày từ 3 đến 5 câu ngắn gọn về kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới. Nếu bạn miêu tả quá lan man và dài dòng, bạn sẽ có thể mất điểm đối với nhà tuyển dụng. Bạn chỉ nên liệt kê ra những nhóm mục tiêu chính của mình. Qua đó, bạn hãy dựa vào từ khóa quan trọng để mà tiến hành giới thiệu đúng nội dung trọng tâm. 

2. Phù hợp với mô tả công việc của vị trí đang ứng tuyển

Kế hoạch nghề nghiệp của bạn nên phù hợp tuyệt đối với những tính chất công việc bạn ứng tuyển. Từ bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng đưa ra, bạn hãy tiến hành phân tích những kỹ năng và yêu cầu có liên quan đến vị trí mà bạn đang tuyển dụng. Bởi đây sẽ chính là tư liệu quý giá để bạn có thể lập kế hoạch nghề nghiệp hiệu quả. Ví dụ kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới như: bạn ứng tuyển vào vị trí cộng tác viên viết bài SEO thì bạn hãy kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới, trong đó bạn nên nhắc đến mong muốn trở thành biên tập viên chuyên nghiệp hoặc trở thành một nhà báo hay nhà sáng tạo nội dung.

3. Mục tiêu không quá xa rời thực tế

Đừng đặt mục tiêu thiếu thực tế cho mình, bởi vì kế hoạch nghề nghiệp sẽ cần yêu cầu tính khả thi và chân thực. Nên tránh những mục tiêu mang tính nửa vời mà phải xác định được cho mình lộ trình phát triển đúng đắn. Chẳng hạn như, mục tiêu của bạn chính là đi nước ngoài lập nghiệp thì hãy trả lời toàn bộ câu hỏi: Làm nghề gì khi bạn ở nước ngoài? Bạn tiến hành thu thập hồ sơ lao động quốc tế như thế nào? Giải quyết chỗ ở ra làm sao?    

Xem thêm: [Tiết lộ] Gợi ý 20 mục tiêu nghề nghiệp kế toán hay nhất năm 2022

IV. Những lỗi cần tránh khi viết kế hoạch nghề nghiệp

Một số sai lầm cơ bản khi thực hiện viết kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới bao gồm:

Đặt mục tiêu phi thực tế: Khi bạn tiến hành đặt mục tiêu, đặc biệt chính là các mục tiêu dài hạn, bạn có thể sẽ cần phải suy nghĩ rộng hơn và xa hơn nhưng bạn hãy nhớ, đó chính là điều bạn cần phải làm được, mục tiêu của bạn không phải ước mơ viển vông. Chẳng hạn, nếu mà mục tiêu của bạn là trở thành một CEO của một công ty nào đó, nhưng hiện tại bạn lại không có kinh nghiệm, mục tiêu này sẽ được coi là không thực tế, ít nhất sẽ là chưa. Để có thể đặt mục tiêu kế hoạch nghề nghiệp thực tế, hãy sử dụng được những chiến lược thông minh, đảm bảo rằng với mục tiêu của bạn cụ thể, đo lường được, và nó có thể đạt được và liên quan tới vị trí mà bạn ứng tuyển.

ke hoach nghe nghiep

Những lỗi cần tránh khi viết kế hoạch nghề nghiệp

Sẽ không có sự cân bằng giữa mục tiêu nghề nghiệp và mục tiêu cuộc sống: Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tiến hành viết mục tiêu nghề nghiệp cho 1 năm tới với cam kết rằng mình sẽ tăng doanh số ít nhất 15%. Dù cho mục tiêu này là mục tiêu có thể đạt được, tuy nhiên bạn cũng đã hoàn toàn bỏ qua những mục tiêu khác liên quan tới cuộc sống thực sự. Khi đặt ra mục tiêu cho bản thân, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ đạt được sự cân bằng giữa những lĩnh vực khác nhau.

Đánh giá thấp thời gian kế hoạch nghề nghiệp có thể hoàn thành: Ở trong một số trường hợp, bạn có thể phạm phải sai lầm khi thực hiện viết mục tiêu khó đạt được ở trong khoảng thời gian quá ngắn. Điều này sẽ không chỉ khiến bạn chịu nhiều áp lực hơn, mà nó còn có khả năng khiến cho mục tiêu của bạn gặp phải thất bại. Chính do đó, khi đề ra mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân, bạn cũng đồng thời cũng phải tự lập kế hoạch thực hiện và luôn sắp xếp các mốc thời gian sao cho hợp lý.

Xem thêm: Top 20+ mục tiêu nghề nghiệp các ngành nghề hay nhất hiện nay

V. Mẹo viết kế hoạch nghề nghiệp trong CV xin việc

1. Mục tiêu nghề nghiệp nên viết ở đâu trong sơ yếu lý lịch?

Mục tiêu nghề nghiệp chính là phần mà nhà tuyển dụng muốn đọc đầu tiên khi mà họ cầm trên tay sơ yếu lý lịch của bạn. Ở trong bản sơ yếu lý lịch, hầu hết tất cả kế hoạch nghề nghiệp sẽ được viết sau phần tên và phần thông tin cá nhân, trước khi bạn cần phải bắt đầu đi chi tiết về trình độ học vấn và kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc của bản thân. Trên thực tế nhà tuyển dụng cũng sẽ quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn để qua đó họ có thể đánh giá được sơ qua về con người cũng như biết được ý chí phấn đấu và cố gắng của bạn cùng với các dự định cụ thể ở trong tương lai của mình.

2. Viết ngắn gọn

Mục tiêu nghề nghiệp sẽ đóng vai trò như phần mô tả ngắn về bản thân bạn, chính do đó bạn không nên viết quá dài hay tiến hành mô tả quá chi tiết về phần này để tránh làm những nhà tuyển dụng cảm thấy chán nản trước khi đọc phần còn lại của bản sơ yếu lý lịch. Bạn nên viết ngắn gọn, trình bày tóm lược về những mục tiêu công việc của bạn chính là cách mà bạn có thể làm hài lòng nhà tuyển dụng khi đi tìm việc.

3. Trung thực với mục tiêu của bạn

Rõ ràng và trung thực về những tham vọng kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới và những mong muốn của bạn sẽ rất có lợi cho cả bạn và cho cả nhà tuyển dụng bởi vì khi bạn trình bày ở trong sơ yếu lý lịch các mục tiêu nghề nghiệp một cách rõ ràng, khả thi và phù hợp đối với khả năng của bạn, nhà tuyển dụng sẽ có thể dễ dàng sắp xếp được những vị trí phù hợp với bạn để giúp bạn sớm đạt được các mục tiêu mà bạn đề ra đó.

Hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng sẽ có mong muốn tìm kiếm được những ứng viên thật thà và trung thực, chính bởi vậy khi bạn tiến hành nêu mục tiêu kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới của mình bạn hãy thực tế và nói ra mục đích mà chính mình hướng đến. Trong đó những mục đích này có thể thực hiện được chứ bạn đừng cố gắng vẽ ra một tương lai thật đẹp mà lại không thể thực hiện và đáp ứng được chính mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Cũng đừng quá khoa trương và khoe mẽ để tránh gây mất lòng tin đối với những nhân viên tuyển dụng của doanh nghiệp.

4. Trình bày mục tiêu nghề nghiệp cụ thể đối với từng vị trí ứng tuyển

Trên thực tế, mục tiêu của các tổ chức và doanh nghiệp hoặc thậm chí đối với từng vị trí là khác nhau. Do vậy, khi bạn tiến hành viết mục tiêu nghề nghiệp lên sơ yếu lý lịch của bạn, bạn cũng cần phải tìm hiểu rõ về thông tin tổ chức và vị trí mà bạn đang thực hiện ứng tuyển để có thể giúp bạn kết nối được tốt hơn với tổ chức và vị trí mà nhà tuyển dụng hiện tại đang có nhu cầu

5. Kiểm tra lại

Cuối cùng, sau khi bạn tiến hành viết xong mục tiêu nghề nghiệp kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới cũng như những nội dung khác trên sơ yếu lý lịch của bạn, bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu bạn đánh sai hoặc viết sai chính tả ngay cả những từ đơn giản chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá sơ yếu lý lịch của bạn đã được viết một cách vội vàng, được chuẩn bị sơ sài, thiếu tính chuyên nghiệp và có nguy cơ bị loại hồ sơ xin việc của bạn chắc hẳn chính là khả năng không hề thấp.

Xem thêm: Hướng Dẫn Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Hay Nhất 2022

VI. Kết luận

Kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới sẽ giúp chúng ta dễ dàng hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp của bản thân hơn. Đây cũng chính là yếu tố không thể thiếu trong CV xin việc của bạn. Hiện nay các ứng viên khi xin việc thường chọn cách làm hồ sơ trực tuyến trên những trang tuyển dụng, 123job.vn cũng có đầy đủ các mục từ thông tin cá nhân cho đến mục tiêu nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn hay kỹ năng... Tất cả đều đã được cập nhật một cách chi tiết các bạn ứng viên chỉ việc điền đầy đủ những thông tin và đúng với thực tế của bản thân để có thể ứng tuyển những vị trí như mong đợi. Đây sẽ là những lưu ý cơ bản nhất để những bạn mà chưa có kinh nghiệm làm việc hay chưa từng viết CV cũng có thể ghi điểm trước nhà tuyển dụng đấy nhé!