Chuyên viên kiểm soát nội bộ là gì? Có phải công ty nào cũng phải tuyển dụng chuyên viên kiểm soát nội bộ không? Hãy cùng tìm hiểu bản mô tả công việc chuyên viên kiểm soát nội bộ với 123job nhé!
Một công ty không thể tồn tại và phát triển nếu không có người kiểm soát toàn bộ hoạt động tài chính, nhân sự, quy tắc ứng xử, báo cáo, quy trình, sản phẩm,... Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng cần một hệ thống hay chuyên viên kiểm soát nội bộ. Vị trí làm việc này cần thiết đối với một công ty với tầm cỡ vừa trở lên hoặc có nhiều những cơ sở phân bố rộng rãi, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
I. Chuyên viên kiểm soát nội bộ là gì?
Trong một doanh nghiệp, chuyên viên kiểm soát nội bộ là gì? Chuyên viên kiểm soát nội bộ là người giám sát và đo lường thực trạng các nguồn lực và hiệu quả thực hiện chính sách của một cơ quan, tổ chức. Bản mô tả công việc chuyên viên kiểm soát nội bộ cũng bao gồm hoạt động tăng cường hiệu quả hoạt động, phát hiện và loại bỏ những hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Chuyên viên kiểm soát nội bộ là gì?
Chuyên viên kiểm soát nội bộ là người chịu trách nhiệm thực hiện các đánh giá trong cơ quan, tổ chức để từ đó phát hiện ra những mối nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Họ đóng một vai trò quan trọng trong các ngành cần tập trung nhiều vốn như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, giáo dục, từ thiện hay các cơ quan chính phủ. Đây là một vị trí vô cùng quan trọng và đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, khả năng làm việc độc lập và tinh thần trách nhiệm tuyệt đối trong công việc.
II. Mô tả công việc chuyên viên kiểm soát nội bộ
Bản mô tả công việc chuyên viên kiểm soát nội bộ là gì? Thông thường, trong một công ty, việc làm chuyên viên kiểm soát nội bộ sẽ có bản mô tả công việc như sau:
- Tiến hành các cuộc đánh giá theo cá nhân hoặc theo nhóm về các quy trình hoạt động và kiểm soát hoạt động của công ty, doanh nghiệp.
- Đảm bảo mọi nhân viên công ty đều tuân thủ đúng nội quy, quy chế, quy định, quy trình, biểu mẫu đánh giá, chính sách đã được đề ra.
- Lập bản báo cáo đánh giá hàng năm theo yêu cầu hoặc quy định để gửi lên lãnh đạo công ty.
- Kiểm soát tình hình tài chính, các loại báo cáo tài chính theo từng tháng, quý, năm.
- Đảm bảo tính bảo mật của các thông tin dữ liệu nội bộ quan trọng, tránh việc truy cập trái phép hay mất cắp.
Mô tả công việc chuyên viên kiểm toán nội bộ
- Báo cáo thông tin thu thập được cho cấp trên và đưa ra các đề xuất cải thiện tình hình.
- Thực hiện những đề xuất đưa ra sau khi đã được cấp trên thông qua, theo dõi tình hình và khắc phục nếu phát hiện có lỗi xảy ra.
- Phác thảo bộ quy tắc ứng xử trong và ngoài doanh nghiệp.
- Đóng vai trò là người đại diện của công ty để trao đổi làm việc với các cơ quan kiểm toán bên ngoài.
- Cập nhật các chính sách tài chính pháp luật mới của nhà nước và áp dụng ở nơi làm việc.
III. Các công việc chính của chuyên viên kiểm soát nội bộ
1. Thiết lập, kiểm soát dữ liệu nội bộ và tiến hành các bản báo cáo
- Trong hệ thống các quy trình, tiến độ hoạt động nội bộ tại công ty, cơ sở, chi nhánh hoặc các đơn vị trực thuộc thì chuyên viên kiểm soát nội bộ phải thực hiện công việc thực hiện soạn thảo các chính sách, quy trình về tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Đối với các phòng ban trong nội bộ công ty thì việc làm chuyên viên kiểm soát nội bộ là kiểm tra các quy trình nội bộ, đảm bảo sự khả thi trong kế hoạch hành động, hợp lý và phối hợp nhất quán trong công việc chung của phòng ban.
- Chuyên viên kiểm soát nội bộ dựa vào hệ thống thông tin báo cáo tài chính dể đưa ra những nhân xét, đánh giá những rủi ro trong hoạt động kinh doanh tương lai để có thể khắc phục tạm thời.
- Đảm bảo và duy trì được tính hợp lý, hiệu quả của hệ thống kiểm soát hiện tại.
- Lập báo cáo kiểm soát về những mặt cần khắc phục theo yêu cầu.
2. Thiết lập quy trình kiểm soát
Nhiệm vụ chuyên viên kiểm soát nội bộ là gì?
- Đảm bảo thực hiện đúng và hiệu quả các công việc thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ đột xuất hoặc theo quy trình từ trước.
- Nhắc nhở, đôn đốc các phòng bạn trong thực hiện công việc, tăng cường nâng cao hiệu suất hoạt động và thực hiện báo cáo đánh giá theo quy định của kiểm soát nội bộ.
- Đề xuất các phương pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3. Kiểm tra, đánh giá
- Giám sát phòng ban, nhân sự trực thuộc tuân thủ các quy tắc trong khi làm việc.
- Điều tra nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong khi hoạt động của từng cá nhân, từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời dựa trên những chính sách quy định trong công ty.
- Tuân thủ theo mệnh lệnh của giám đốc trong quy trình kiểm soát.
- Bao quát và kiểm soát hoạt động của công ty bằng cách xây dựng nhiệm vụ thực hiện theo tuần, tháng, năm. Tham gia xây dựng bản mô tả công việc, hướng dẫn thực hiện công việc cho các vị trí trong công ty.
IV. KPI công việc với vị trí chuyên viên kiểm soát nội bộ
Việc làm chuyên viên kiểm soát nội bộ cũng giống với những công việc khác đều cần những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Những tiêu chí đánh giá trong bảng KPI được xác định dựa theo bản mô tả công việc chuyên viên kiểm soát nội bộ. Với những lĩnh vực nội bộ khác nhau thì sẽ có bảng đánh giá KPI cho từng chuyên viên kiểm soát nội bộ khác nhau.
Ví dụ, trong ngành ngân hàng, mỗi một ngân hàng sẽ có mỗi bảng chi tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ khác nhau trong từng lĩnh vực như chăm sóc khách hàng, kéo toán, nhân sự, tài khoản mở mới,... Trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông, mỗi lĩnh vực như thiết bị điện tử, phần mềm, linh kiện,... lại có những bảng đánh giá khác nhau.
V. Yêu cầu công việc của vị trí chuyên viên kiểm soát nội bộ
Vì trách nhiệm của vị trí này rất quan trọng nên việc tuyển dụng chuyên viên kiểm soát nội bộ đòi hỏi ứng viên phải có trình độ cao. Các ứng viên cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chí đánh giá sau để được thực hiện công việc làm chuyên viên kiểm soát nội bộ:
- Tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên ở chuyên ngành tài chính, kế toán hoặc quản trị kinh doanh.
- Đã tích lũy được từ 3 - 5 năm kinh nghiệm làm việc kiểm toán viên hoặc liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ.
- Có mức độ am hiểu các thủ tục pháp lý và quy trình kế toán doanh nghiệp.
- Có khả năng tốt trong sắp xếp công việc hợp lý và hiệu quả.
- Cẩn thận, chi tiết và tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện công việc.
- Có khả năng đa nhiệm.
- Kỹ năng giao tiếp tốt vì thường xuyên làm việc với quản lý, nhân viên hoặc đối tác bên ngoài.
- Có tư duy logic và có khả năng làm việc độc lập.
- Linh hoạt, thích ứng nhanh với các thay đổi trong công việc...
- Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng, bộ công cụ Microsoft Office.
VI. Những năng lực cần có để trở thành chuyên viên kiểm soát nội bộ giỏi
Trong quá trình tuyển dụng chuyên viên kiểm soát nội bộ thì cần tìm hiểu những năng lực gì từ ứng viên? Dưới đây là những năng lực cần có khi một người muốn làm ở vị trí chuyên viên kiểm soát nội bộ:
1. Kỹ năng giao tiếp và kinh doanh
Yêu cầu kỹ năng chuyên viên kiểm soát nội bộ là gì?
Việc làm chuyên viên kiểm soát nội bộ có trách nhiệm là đại diện công ty để tham gia trao đổi làm việc với các cơ quan kiểm toán bên ngoài. Kỹ năng giao tiếp qua văn bản và bằng lời nói là vô cùng cần thiết. Một chuyên viên kiểm soát nội bộ cũng sẽ phải có kiến thức kinh doanh và hiểu biết về các bộ phận khác nhau trong tổ chức để hiểu đúng mục tiêu của doanh nghiệp.
2. Kỹ năng phân tích
Chuyên viên kiểm soát nội bộ phải đưa ra được những dự báo về những cơ hội và rủi ro có thể xảy đến với doanh nghiệp trong tương lai. Để có được những dự đoán đúng đắn, một điều tất yếu là họ phải có những kinh nghiệm sâu trong phân tích thị trường, phân tích đối thủ, phân tích người tiêu dùng, phân tích suy nghĩ khách hàng và phân tích đúng thực trạng hiện tại doanh nghiệp, có thể dựa theo mô hình SWOT.
3. Kỹ năng lắng nghe
Chuyên viên kiểm soát nội bộ để không bị trở thành một người độc quyền thì trong một công ty cần tương tác với nhân viên và quản lý trong tất cả các khía cạnh vận hành để có thể đưa ra quy trình thực hiện. Do đó đòi hỏi kỹ năng trao đổi và lắng nghe tích cực giữa các cá nhân. Kỹ năng này cũng là một phẩm chất quan trọng để chỉ đạo cũng như kiểm soát hiệu quả các hoạt động của nhân viên và khi làm việc trong bộ phận để giải quyết các vấn đề.
4. Nắm vững kiến thức chuyên môn
Cuối cùng, một chuyên viên kiểm soát nội bộ phải có trình độ học vấn về tài chính, kế toán, nhân sự, tổ chức hoặc chuyên ngành kinh tế tương đương để làm việc tại vị trí này. Với một công ty, có thể có một chuyên viên kiểm soát nội bộ kiểm soát bao quát tất cả hoạt động, nhưng với một doanh nghiệp lớn, với mỗi một lĩnh vực, có thể có từ một đến một nhóm cùng hoạt động để có thể hỗ trợ chuyên môn lẫn nhau. Trong các công ty mang tầm cỡ quốc tế, chuyên viên kiểm soát nội bộ sẽ được yêu cầu có kiến thức và chuyên môn vềlĩnh vực quốc tế và các thủ tục liên quan.
Ngoài ra các kỹ năng như quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm cũng đều rất cần thiết.
VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên kiểm soát nội bộ
Tuyển dụng chuyên viên kiểm soát nội bộ
1: Bạn đã từng thực tập hay làm việc tại một tổ chức, doanh nghiệp nào với vị trí tương đương chưa?
Chuyên viên kiểm soát nội bộ là công việc phải bao quát được toàn bộ hoạt động của công ty và nằm trong những người dự đoán tình hình phát triển của công ty trong tương lai. Do vậy, khi tuyển dụng chuyên viên kiểm soát nội bộ, người tuyển dụng luôn muốn người đã có kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực này hoặc trong vị trí tương đương.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm ở vị trí này, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ gắn bó lâu dài với công ty, có tinh thần học hỏi và thái độ làm việc tích cực. Như vậy mới có thể dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng.
2: Tại sao bạn muốn trở thành một chuyên viên kiểm soát nội bộ?
Đây là một câu hỏi mang tính phổ biến trong bất kỳ một cuộc phỏng vấn về công việc nào. Câu hỏi này với mong muốn chắc chắn rằng bạn không phải người đi làm với xu hướng “làm cho có”. Với câu hỏi trên, bạn phải thể hiện được lý do thuyết phục nhà tuyển dụng rằng đó là công việc bạn ưa thích, là đam mê hoặc là một lĩnh vực mới mà bạn đang thích thú muốn thử nghiệm.
3: Những hiểu biết của bạn về vị trí chuyên viên kiểm soát nội bộ là gì?
Với câu hỏi này, hãy chắc chắn rằng bạn đã thuộc lòng những yêu cầu về vị trí này mà nhà tuyển dụng đã đưa ra trong bản JD - bản mô tả công việc. Khi đó, hãy dựa theo bản JD để trả lời câu hỏi sát với mong muốn của công ty nhất. Và hãy tìm hiểu kỹ về công ty để có được cái nhìn bao quát nhất và đưa ra một vài suy nghĩ cá nhân hợp lý, nếu bạn không có ý tưởng, có thể bỏ qua.
Ngoài ra, hãy thể hiện những kiến thức bạn đã tích lũy trong quá trình học, nghiên cứu trên trường đại học để trau chuốt cho câu trả lời được bao quát hơn. Khi hoàn thành câu trả lời, hãy cố gắng đi từ chi tiết về vị trí công ty đến bao quát vị trí này trong bất kỳ công ty nào.
4. Phân tích SWOT của bản thân khi ở vị trí việc làm chuyên viên kiểm soát nội bộ?
Với câu hỏi này, người tuyển dụng muốn xoáy sâu vào những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của ứng viên ở vị trí chuyên viên kiểm soát nội bộ chứ không phải của chính bản thân bạn. hãy cố gắng thể hiện được những lợi thế của bản thân bạn khi ở vị trí này mà chúng khác biệt với những người khác.
VIII. Download bản mô tả công việc chuyên viên kiểm soát nội bộ
Để có thể giúp các bạn hình dung cụ thể bản mô tả công việc chuyên viên kiểm soát nội bộ và có thể xem lại một cách thuận tiện, chúng tôi sẽ đưa ra liên kết download bản mô tả công việc cụ thể tại đây
IX. Kết luận
Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam, công việc chuyên viên kiểm soát nội bộ ngày càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Những kiến thức và câu hỏi thực tiễn trên, mong rằng 123job đã giúp cho bạn thêm tự tin trong quá trình tham gia tuyển dụng chuyên viên kiểm soát nội bộ.