Compliance là gì mà trong tổ chức nó luôn được đặt lên những vị trí hàng đầu? Thực trạng về compliance tại Nhật Bản và Việt Nam khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu với 123job.
Với một tập thể hoạt động, nguyên tắc chính là yếu tố được đặt lên hàng đầu để có thể vận hành và phát triển doanh nghiệp. Người ta thường gọi hệ thống nguyên tắc này là compliance. Vậy khái niệm chính xác về compliance là gì? Nguyên nhân người Nhật Bản luôn duy trì compliance là gì?
I. Compliance là gì?
Khái niệm của compliance là gì? Compliance theo dịch nghĩa tiếng Anh chính là nguyên tắc. Nguyên tắc ở đây được hiểu là làm việc theo đúng các quy định và chuẩn mực đạo đức đã được đề ra; bên cạnh đó còn tuân thủ nghiêm túc những quy định chung của nhà nước.
Trong bất cứ tổ chức, cơ quan hay đơn vị nào cũng đều có các nguyên tắc riêng để thống nhất về hành động và cử chỉ, cả bên trong và ngoài doanh nghiệp để tạo nên bộ ứng xử chung đại diện cho doanh nghiệp.
Compliance là gì?
II. Nguyên nhân người Nhật lại tuân thủ nguyên tắc - compliance là gì?
Đất nước Nhật Bản dù không có lãnh thổ rộng lớn hay giàu có về tài nguyên thiên nhiên, nhưng thành công mà đất nước của họ đạt được luôn khiến cả thế giới phải nghiêng mình. Sự thành công và ngưỡng vọng dành cho Nhật Bản một phần nằm ở các nguyên tắc sống mà họ luôn thể hiện.
Lịch sự trong compliance là gì?
Lịch sự là điều dễ nhận thấy khi đến với con người Nhật Bản. Mọi người sẽ thấy người Nhật Bản luôn sử dụng kính ngữ trong những câu nói thường ngày, với những người có cấp bậc vai vế nhỏ tuổi hơn; những câu niềm nở xin phép xách đồ hộ, chào đón khi bước vào nhà hàng hoặc tiễn ra cửa với thái độ chân thành.
Theo nguyên tắc sống của họ, lịch sự là bớt đi ích kỷ, giúp đỡ người khác mà không nghĩ đến việc sẽ nhận lại được gì, nâng cao giá trị người khác chính là nâng cao chính bản thân mình.
Tôn trọng trong compliance là gì?
Người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội tại Nhật Bản đều thể hiện sự tôn trọng cao đối với người khác thông qua cử chỉ cúi đầu khi chào, khi gặp mặt, dùng cả hai tay khi đưa đồ, gặp người khác hay ra ngoài đều ăn mặc chỉn chu, không cau có khó chịu trong các cuộc hội thoại; và một điều vô cùng quan trọng đối với con người Nhật Bản đó là khái niệm thời gian vô cùng chuẩn xác. Cốt lõi của những cử chỉ này là khi người đối diện được tôn trọng dù chỉ là những điều nhỏ nhặt thì mọi chuyện sẽ dễ dàng thương lượng và phát triển.
Nguyên nhân người Nhật lại tuân thủ nguyên tắc - compliance là gì
Giữ lời trong compliance là gì?
Khi người Nhật nói thì nhất định họ sẽ làm, đó chính là nguyên tắc giữ lời trong họ. Nếu đã nhận lời, ọ sẽ cố gắng nhất để đến được, nhưng nếu có chuyện đột xuất bắt buộc, họ sẽ gọi điện báo trước một khoảng thời gian hoặc xin phép được cử người đi thay.
Bình tĩnh và biết kiềm chế trong compliance là gì?
Người Nhật, họ sống hối hả nhưng nhẹ nhàng. Họ có thể xếp hàng dài thật dài nhưng tuyệt nhiên không có chen lấn xô đẩy mà vô cùng trật tự nền nếp. Đi đường họ không vượt đèn, chèn xe để dành đi trước mà cứ yên tĩnh chờ đợi đến lượt.
Biết lắng nghe trong compliance là gì?
Trong các cuộc trò chuyện hay lúc bày tỏ ý kiến, mọi người đợi đến lượt mình nói thì mới nói, họ không ngắt lời, nói chen khi người khác đang nói. Kỹ năng giao tiếp này sẽ biến mọi cuộc cãi vã trở thành tranh luận hoặc bàn bạc giảng hòa.
III. Sự tuân thủ nguyên tắc ở Việt Nam hiện nay
Từ xưa đến nay, con người Việt Nam ta luôn duy trì những nguyên tắc cơ bản về đạo đức và lối sống thường ngày. Một ví dụ đơn giản về nguyên tắc của người Việt đó là trên bàn ăn. Trên bàn ăn của người Việt có những compliance là gì? Bạn có liệt kê được không?
- Mời tất cả mọi người từ lớn xuống bé trước khi ăn.
- Không và cơm vào miệng quá ba lần.
- Thức ăn trước khi đưa vào miệng phải được đặt vào bát riêng.
- Không dùng đũa cá nhân chấm vào bát canh chung.
- Không bới linh tinh trên đĩa thức ăn.
- Không cắm đôi đũa vào bát cơm.
- Không nhúng đũa cá nhân vào bát mắm.
- Đổi đầu đũa khi lấy thức ăn cho người khác.
- Không vừa cầm đũa vừa múc nước canh, ngậm đũa.
- Không rung đùi khi ngồi ăn cơm.
Sự tuân thủ nguyên tắc ở Việt Nam hiện nay
IV. Nhiệm vụ của nhân viên Compliance là gì?
Nhân viên compliance là gì và mục đích của nhân viên compliance là gì? Nhân viên kiểm soát tuân thủ là người làm việc với ban quản lý để xác định và giải quyết các rủi ro quy định. Mục đích của họ là đảm bảo tổ chức có các biện pháp trong kiểm soát nội bộ để đo lường và quản lý các rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp đã đang và sẽ gặp phải; họ thường là cố vấn của công ty.
Nhiệm vụ của một nhân viên compliance là gì? Một số nhiệm vụ liệt kê cho vị trí nhân viên compliance:
- Nhân viên compliance thiết kế và cập nhật chính sách nội bộ để giảm thiểu các rủi ro vi phạm pháp luật và các quy định công ty, hướng dẫn kiểm toán nội bộ tuân thủ pháp luật.
- Cảnh giác được các vi phạm có thể xảy ra.
- Truyền đạt hiệu quả nguyên tắc đạo đức và quy định quan trọng của công ty; tổ chức buổi đào tạo để cập nhật về thay đổi hay quy định mới dành cho người lao động.
- Làm việc với những đơn vị kinh doanh và ban quản lý để đảm bảo những kế hoạch dự phòng được xây dựng phù hợp; đưa ra các hướng dẫn ứng phó với những vi phạm có thể xảy ra.
- Nếu có trường hợp vi phạm, nhân viên phải có biện pháp kỷ luật để răn đe, tránh tái phát trong tương lai.
V. Mô tả công việc của nhân viên Compliance là gì?
Tải bản Mô tả công việc của nhân viên Compliance tại đây
VI. 10 kỹ năng quan trọng của nhân viên compliance là gì?
1. Kỹ năng tổ chức công việc của nhân viên compliance là gì?
Người làm compliance phải có khả năng đa nhiệm, xác định rõ timeline là gì và các mốc thời gian. Những nguyên tắc phải rõ ràng về cách thực hiện như thế nào và ai sẽ phải làm những điều đó, chia nhỏ nhân viên và đầu mục công việc ra để thực hiện kiểm tra giám sát.
10 kỹ năng quan trọng của nhân viên compliance là gì?
2. Kỹ năng giao tiếp của nhân viên compliance là gì?
Giống như hầu hết các công việc khác, nhân viên compliance cần có kỹ năng giao tiếp thuyết phục để truyền đạt và giải thích rõ ràng các nguyên tắc làm việc và hành động chung. Giải thích tại sao doanh nghiệp cần thực hiện những hoạt động này và nó đem lại lợi ích gì cho tập thể. Người compliance cân có tư duy phản biện kết hợp với kỹ năng giao tiếp thuần thục để mang về lợi thế cho tổ chức mỗi khi có vấn đề xảy đến. Và kỹ năng giao tiếp còn là cầu nối để kết nối tiếng nói của người lao động với ban lãnh đạo cấp cao.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề của nhân viên compliance là gì?
Giải quyết vấn đề hiệu quả thì đòi hỏi sự kết hợp giữa tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và phân tích. Rủi ro gắn liền với hoạt động hoạch định các chính sách cụ thể. Quá trình kiểm soát tuân thủ phải được thực hiện ở các bước lên kế hoạch từ trước và đối với những giải pháp đã chọn, phản hồi nhận được cũng cần được nghiêm túc tiếp nhận. Kiểm soát viên phải nắm bắt nhạy bén những vấn đề trong kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra phán đoán hợp lý cho các diễn biến tiếp theo.
4. Đánh giá và giải thích rủi ro của nhân viên compliance là gì?
Các bước trong quy trình quản lý rủi ro liên quan đến xác định, phân tích, lập kế hoạch, giám sát, báo cáo và kiểm soát. Người compliance phải làm quen với tất cả các giai đoạn này và nên chọn phương pháp vận hành phù hợp.Để đánh giá được đúng rủi ro và phân tích chúng chính xác, kiến thức cơ bản về quy định và bản chất của chúng trong doanh nghiệp cụ thể cần được xác định; do vậy, phải thảo luận với bộ phận Legal Team hoặc Bộ phận ban hành các chính sách của công ty.
5. Tư duy phản biện của nhân viên compliance là gì?
Tư duy phản biện là kỹ năng không thể thiếu của compliance. Suy nghĩ hợp lý, tư duy rõ ràng về phân tích rủi ro là cần thiết. Tư duy phản biện và phân tích rất quan trọng vì việc của họ là tìm ra điểm có lợi cho tổ chức, phân tích dữ liệu và đề xuất chiến lược có lợi hơn.
6. Sáng tạo của nhân viên compliance là gì?
Nói chung sáng tạo là điểm mạnh công thêm của bất kỳ vị trí nào trong doanh nghiệp. Người sáng tạo giúp tìm kiếm và khai thác tối đa các chính sách trong quản lý, phân tích rủi ro đa chiều và biện pháp lựa chọn khắc phục phong phú, giảm thiểu tối đa tổn thất sẽ gặp phải, linh hoạt trong nhiều vấn đề và trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sáng tạo của nhân viên compliance là gì?
7. Liêm chính của nhân viên compliance là gì?
Liêm chính là một trong 5 điều Bác Hồ dạy. Quy trình quản lý có liêm chính, thẳng thắn và công bằng hay không? Đó là một trong những yếu tố hạn chế tối đa rủi ro trong công việc. Duy trì trạng thái không chủ quan và không thiên vị, làm chính xác phần việc được giao của mình là thể hiện được tính liêm chính đáng có.
8. Kỹ năng đọc vị con người và xây dựng các mối quan hệ của nhân viên compliance là gì?
Khả năng đọc vị người khác và phân tích tâm lý rất quan trọng. Con người thường có những ngôn ngữ riêng biệt để thể hiện trạng thái của họ. Liệu họ có đang thấp thỏm lo lắng, có đang nói dối, có đang gặp vấn đề gì đó không? Những cung bậc tâm trạng đó sẽ ít nhiều được thể hiện ra ngoài và người compliance phải nhanh nhẹn nắm bắt được chúng.
Xây dựng các mối quan hệ giữa chính mình và những chủ thể trong công ty và các chủ thể liên quan tới công ty sẽ nâng cao được sự tin tưởng, tôn trọng, sự tín nhiệm và tương tác hiệu quả giữa bản thân người compliance, doanh nghiệp và tập thể khác.
9. Kiến thức về Kinh doanh và CNTT của nhân viên compliance là gì?
Kiến thức về lĩnh vực kinh doanh và hiểu biết về Công nghệ thông tin sẽ là đòn bẩy trong thăng tiến sự nghiệp. Dễ dàng nhận biết các hoạt động vi phạm và khả năng thích ứng với những môi trường khác nhau sẽ giúp loại bỏ những rủi ro ngáng đường. Việc áp dụng công nghệ kiểm soát tuân thủ như phần mềm CRM,… sẽ giúp phát hiện vi phạm kịp thời và giải quyết nhanh gọn hơn.
Kiến thức về Kinh doanh và CNTT của nhân viên compliance là gì?
10. Kiến thức về bảo mật của nhân viên compliance là gì?
Một số quy trình kiểm soát đột xuất sẽ diễn ra đúng kế hoạch nếu nó không bị tuồn ra ngoài khiến mọi người đều biết.
Một số tiêu chuẩn bảo mật mà nhà quản lý cần hiểu biết rõ ràng như tiêu chuẩn ISO, chính sách kiểm soát và chống lạm dụng, quy định chống sự cạnh tranh không lành mạnh, kỹ thuật giám sát và đánh giá báo cáo.
VII. Kết luận
Với bất kỳ một tổ chức hoạt động hay một quốc gia nào cũng sẽ có các đặc điểm compliance cơ bản riêng biệt được xác định như phương châm hoạt động hay một nét đẹp văn hóa truyền thống. Chúng luôn được lưu giữ và được thực hiện nghiêm túc nhất. Bởi vậy, Compliance đã trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu được trong kinh doanh, trong cuộc sống từ gia đình đến xã hội. Trên là những kiến thức cơ bản về compliance là gì, những nguyên tắc nổi bật trong kinh doanh và cả một đất nước.