Kỹ năng quản trị chiến lược là kỹ năng đào tạo nội bộ không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Đây là quá trình sắp xếp logic các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển.

Quản trị chiến lược bao gồm các hoạt động quản lý nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý các vấn đề trong công ty. Vậy kỹ năng quản trị chiến lược có vai trò như thế nào đối với quá trình đào tạo nội bộ của doanh nghiệp? Hãy cùng 123job tham khảo bài viết dưới đây.

I. Tại sao quản trị chiến lược lại quan trọng?

Kỹ năng quản trị chiến lược quan trọng như thế nào?

Kỹ năng quản trị chiến lược quan trọng như thế nào?

Kỹ năng quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp của bạn ứng phó kịp thời trước những thách thức bất chợt của thị trường, nó bao gồm cả những khó khăn và cơ hội phát triển. Trong nhiều trường hợp kỹ năng quản trị chiến lược tùy thuộc vào tình hình chung của công ty, sự phản ứng xử lý các khó khăn và nắm bắt cơ hội sẽ:

  • Cần có sự theo dõi và chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo.
  • Ảnh hưởng đến hầu hết hoặc toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Có tác động lớn trong dài hạn.
  • Cần có các nguồn lực lớn đứng sau hỗ trợ cho hoạt động sau này.
  • Được liên kết chặt chẽ với các chiến lược trong tương lai

II. Những nhân tố tác động đến kỹ năng quản trị chiến lược để thành công

Một người có kỹ năng quản trị chiến lược tốt là người nhìn ra những đặc điểm phải có của chiến lược phát triển:

  • Một chiến lược kinh doanh có tầm nhìn và mục tiêu ngắn hạn, dài hạn rõ ràng trong tương lai
  • Một phương hướng phát triển của người có kỹ năng quản trị chiến lược sẽ được các lãnh đạo doanh nghiệp tán thành.
  • Một cơ chế hoạt động chủ động và chuyên nghiệp trong công tác giải trình.
  • Một khuôn khổ chung cho người quản lý có kỹ năng quản trị chiến lược được phân cấp rõ ràng theo từng giai đoạn.
  • Khả năng khai thác cơ hội phát triển và xử lý các tình huống tác động từ ngoại cảnh.
  • Quản trị rủi ro luôn đi kèm trong kỹ năng quản trị chiến lược của các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.

Như vậy, những người có kỹ năng quản trị chiến lược đều là người có liên quan đến quản trị chiến lược của doanh nghiệp.

III. Các quá trình quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là một quá trình kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ khi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp đến khi tuyên bố phá sản. Những người có kỹ năng quản trị chiến lược là những lãnh đạo của công ty, họ có nhiệm vụ kiểm soát quá trình phát triển doanh nghiệp qua các nhiệm vụ sau:

  • Duy trì tốt mối quan hệ bền vững giữa việc phát triển của tổ chức và sự tồn tại của môi trường – chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những điều kiện tự nhiên thay đổi trong tương lai.
  • Phát triển và thực hiện nghiêm túc các phương pháp hiệu quả để triển khai những vấn đề được quyết định sau mỗi chiến lược phát triển chung của công ty hàng tháng, hàng quý và hàng năm, hơn nữa là các chiến lược tầm nhìn dài hạn.
  • Phê duyệt, theo dõi và đánh giá các chính sách được đề xuất có ảnh hưởng đến các quyết định quản trị.
  • Nắm bắt xu hướng phát triển vượt bậc của ngành công nghệ và xác định các cơ hội đổi mới cho doanh nghiệp mình.
  • Người có kỹ năng quản trị chiến lược tốt sẽ tạo ra một chiến lược cho tổ chức từ những chiến lược chung và chia nhỏ theo từng giai đoạn để thành các chiến lược nhỏ phù hợp với từng bộ phận hoặc phân theo thời gian phát triển của doanh nghiệp.
  • Nhìn thấy “tầm nhìn” chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp của mình, dựa vào đó để đặt ra mục tiêu kinh doanh, định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện có và các dịch vụ trong tương lai, phân tích đối thủ cạnh tranh và có phương án đánh bại các đối thủ đó.
  • Thay đổi tư duy của một nhà lãnh đạo thông thường thành người có kỹ năng quản trị chiến lược chuyên nghiệp bằng cách thay đổi những vị trí quan trọng của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, mối quan hệ với các đối tác làm ăn, với khách hàng và với nội bộ nhân viên trong công ty. Hơn nữa, hãy thay đổi các mục tiêu dài hạn để phù hợp với sự phát triển của thị trường trong tương lai.
  • Đưa ra các chính sách, chỉ đạo hướng dẫn quá trình ra quyết định và tạo ra một khuôn khổ chung cho các quyết định quản trị trong doanh nghiệp.

IV. Các quyết định chiến lược

Các quyết định chiến lược rất quan trọng trong kinh doanh

Các quyết định chiến lược rất quan trọng trong kinh doanh

Khi người lãnh đạo có kỹ năng quản trị chiến lược đưa ra một quyết định chiến lược cho doanh nghiệp sẽ bao gồm những vấn đề gì? Những quyết định được đưa ra sẽ có những đặc điểm như sau:

  • Các quyết định thường có liên quan đến nguồn vốn chính của doanh nghiệp hoặc các nguồn nội lực khác như đội ngũ nhân sự hay các cơ sở vật chất trong bộ phận sản xuất.
  • Các quyết định được đưa ra sẽ liên quan tới những thay đổi lớn trong tổ chức hành chính hoặc tổ chức nhân sự của doanh nghiệp.
  • Các quyết định sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hay một phần lớn tổ chức của doanh nghiệp.
  • Các quyết định sẽ bắt buộc doanh nghiệp phải có những cam kết thực hiện trong dài hạn.
  • Quyết định sẽ ảnh hưởng lớn ra các yếu tố bên ngoài tổ chức như các đối tác, khách hàng.
  • Quyết định sẽ chứa đựng một phần rủi ro đối với hoạt động kinh doanh trong tương lai.
  • Quyết định sẽ ảnh hướng đến những thay đổi về quy trình kinh doanh trong của doanh nghiệp như các thay đổi các loại hình dịch vụ, sản phẩm cung cấp trong tương lai.
  • Quyết định liên quan đến những lĩnh vực quan trọng khác tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp hoặc cũng có thể tạo ra các thách thức cho công ty.
  • Các quyết định sau khi được thông qua sẽ rất khó thay đổi hoặc bị loại bỏ.

Trong trường hợp doanh nghiệp buộc phải đưa ra quyết định thực hiện một chiến lược không mong đợi thì mọi quyết định liên quan sẽ được thực hiện và nếu có thay đổi thì sẽ tiến hành cùng một lúc. Một chiến lược là sẽ là một hướng dẫn hành động chứ không phải là sự ép buộc, quy tắc vì thế bạn nên tiếp tục đón nhận những thay đổi theo yêu cầu trong chiến lược một cách vui vẻ và thoải mái nhất để đảm bảo mọi thứ được hoàn thành tốt nhất.

V. Xem xét, đánh giá các chiến lược

Bạn là nhà quản lý có kỹ năng quản trị chiến lược, bạn luôn cần phải theo dõi và đánh giá xem xét lại những chiến lược được thực hiện và coi đây như là một phần trong nhiệm vụ giám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Những yếu tố đánh giá các chiến lược như sau:

  • Đảm bảo không làm thay đổi tầm nhìn chiến lược chung của doanh nghiệp. Tầm nhìn của các chiến lược nhỏ phải đáp ứng phù hợp với tầm nhìn chung mà doanh nghiệp đã định hướng sẵn từ trước. Hướng đi mà các quyết định đưa ra phải khớp với hoạt động kinh doanh đang phát triển của doanh nghiệp và những thay đổi đã diễn ra trong môi trường kinh doanh của tổ chức.
  • Các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược có còn đúng theo như ban đầu không? Bạn có cần phải thêm vào các mục tiêu khác trong “danh mục những công việc quan trọng cần làm” do xu hướng thị trường đã thay đổi, xuất hiện công nghệ mới và có áp lực từ môi trường bên ngoài hoặc thay đổi trong khả năng kinh doanh. Có mục tiêu chiến lược nào không còn phù hợp với“danh mục những công việc quan trọng cần làm” hay không? Có cần điều chỉnh lại cho phù hợp với hướng đi hay không?
  • Tiến trình nào mà bạn đang thực hiện đối với mục tiêu chiến lược, và doanh nghiệp có cần phải xác định lại thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu hay không hoặc lập lại kế hoạch khác để đảm bảo rằng những thay đổi đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bạn cũng cần phải chú ý đến các cấp độ chiến lược hoặc kế hoạch về tầm nhìn chiến lược, lộ trình đã được chọn để hướng tới tầm nhìn, các giai đoạn thực hiện chiến lược.

VI. Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp toàn bộ thông tin cần biết về kỹ năng quản trị chiến lược trong đào tạo nội bộ. Chúng tôi mong rằng bạn đọc sẽ trở thành nhà quản trị chiến lược tài ba sau khi đọc xong bài chia sẻ của chúng tôi. Chúc bạn thành công!