Đã bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào những người giàu có lại có được khối tài sản kếch sù như vậy. Sau đó nó càng ngày càng tăng lên? Bạn có ước mơ về hưu sớm? Bạn có biết các bước để xâm nhập vào lĩnh vực đầu tư là gì.

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đầu tư là gì? Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế ngày nay, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hiện nay nhà nước ta khuyến khích và bảo hộ hoạt động đầu tư đối với các cá nhân, tổ chức người Việt Nam cũng như nước ngoài dưới các hình thức đầu tư đa dạng. 

Vậy đầu tư là gì? Hiện nay pháp luật Việt Nam đã ghi nhận những hình thức đầu tư nào? Bài viết dưới đây của 123job.vn sẽ trình bày về đầu tư là gì, chính sách về đầu tư là gì, các quy định góp vốn đầu tư là gì, có những hình thức đầu tư là gì hay lý do phải đầu tư là gì? đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư thông minh

I. Đầu tư là gì?

Đầu tư là gì? Lý do nên chọn đầu tư là gì?

Đầu tư là gì? Lý do nên chọn đầu tư là gì? Đầu tư chứng khoán?

Trong khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014 quy định:

Đầu tư là gì? Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư ra để thực hiện các hoạt động kinh doanh như thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; mua cổ phần, đầu tư góp vốn, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phổ thông là việc “bỏ nhân lực, tài lực, vật lực vào công việc gì, dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”. nhà đầu tư thông minh

Khái niệm đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế – xã hội, các kết quả trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.

Vậy theo nghĩa rộng đầu tư là gì? Khái niệm đầu tư theo nghĩa rộng hiểu là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại (có thể là tài sản, sức lao động và trí tuệ, tài nguyên thiên nhiên) để tiến hành thực hiện các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư những kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ nguồn lực, sự uy tín.

Dưới góc độ pháp lý, thì đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo nhiều hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hay lợi ích kinh tế, xã hội khác.

Hoạt động đầu tư có thể có tính chất thương mại hoặc là phi thương mại. nhà đầu tư thông minh

II. Chính sách về đầu tư kinh doanh

Điều 5 Luật Đầu tư năm 2014 đưa ra những quy định thể hiện chính sách khuyến khích đầu tư kinh doanh:

- Nhà đầu tư (NĐT) được quyền thực hiện những hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm và phải đáp ứng được điều kiện kinh doanh khi kinh doanh trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

- NĐT được tự chủ quyết định các hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và những quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng quỹ hỗ trợ, nguồn vốn tín dụng, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

- Nhà đầu tư không được đăng ký, chấp thuận, bị đình chỉ, hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động đó gây phương hại đến an ninh quốc phòng, văn hóa, đạo đức, di tích lịch sử, sức khỏe của cộng đồng và môi trường.

- NĐT tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của việc đầu tư kinh doanh, bảo đảm thực hiện các dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.

- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, thu nhập và các quyền, vốn đầu tư, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

- Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để những nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

- Nhà nước tôn trọng và thực hiện những điều ước quốc tế về đầu tư.

Đầu tư là gì? Lý do nên chọn đầu tư là gì?

Đầu tư là gì? Lý do nên chọn đầu tư là gì? Đầu tư chứng khoán?

III. Quy định về góp vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đầu tư là gì? Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, hay mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với NĐT nước ngoài.

Việc góp vốn, hoặc mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với một tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ vững từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

IV. Những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

Pháp luật hiện hành cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây như:

- Kinh doanh chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Văn bản hợp nhất 06 năm 2018 Luật đầu tư;

- Kinh doanh những loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Văn bản hợp nhất 06 năm 2018 Luật đầu tư;
- Kinh doanh mẫu vật những loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế những loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật những loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 trong Văn bản hợp nhất 06 năm 2018 Luật đầu tư;

- Kinh doanh, buôn bán mại dâm;

- Mua, bán người, mô, các bộ phận trên cơ thể người;

- Những hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên cơ thể người;

Việc sản xuất, sử dụng các sản phẩm ma túy; hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã trong phân tích, sản xuất dược phẩm, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đầu tư là gì? Lý do nên đầu tư là gì?

Đầu tư là gì? Lý do nên đầu tư là gì? Đầu tư chứng khoán?

V. Những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt các động đầu tư kinh doanh. Trong các ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, đạo đức xã hội, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Danh mục những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Văn bản hợp nhất 06 năm 2018 Luật đầu tư như là: Sản xuất con dấu; Kinh doanh dịch vụ cầm đồ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Kinh doanh dịch vụ xoa bóp; Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; Kinh doanh casino; Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; Hành nghề luật sư; Kinh doanh bảo hiểm; Kinh doanh chứng khoán; Kinh doanh rượu; Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp; Kinh doanh vận tải hàng không; Kinh doanh vàng; Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…

VI. Các hình thức đầu tư hiện nay

Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định rõ những hình thức đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, có bốn hình thức đầu tư như sau:

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Trong Điều 22 Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.

Đầu tư là gì? Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi thành lập mọi tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, khoản 3 Điều 22 Luật Đầu tư 2014 quy định như sau:

NĐT nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp dưới đây.

a) Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tại các công ty niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty đại chúng và những quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài trong những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc là chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a hay điểm b khoản này được thực hiện theo những quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà trong đó Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, những đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và những điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế trong đó Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Theo khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc là cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, hay công ty hợp danh;

c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b của khoản này.

Theo khoản 2 Điều 22 của Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc các cổ đông;

b) Mua phần vốn góp của những thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

c) Mua phần vốn góp của các thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

d) Mua phần vốn góp của các thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c của khoản này.

3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

- Về hợp đồng PPP, tại Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định:

Hợp đồng đầu tư theo dạng hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện những dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật này.

Theo đó, hợp đồng PPP là hợp đồng đầu tư theo dạng hình thức đối tác công tư. Đây là loại hợp đồng được ký kết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc là cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Vì vậy, trong hợp đồng PPP: Một bên chủ thể ký hợp đồng là cơ quan nhà nước và hợp đồng có nội dung liên quan đến cơ sở hạ tầng và dịch vụ công.

- Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP thì có 7 loại hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư gồm:

Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) là loại hợp đồng được ký bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, thì nhà đầu tư sẽ được quyền kinh doanh công trình trong một khoảng thời hạn nhất định; hết thời hạn, thì nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO) là loại hợp đồng được ký bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, thì nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một khoảng thời hạn nhất định.

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) là những hợp đồng được ký bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác theo các điều kiện quy định trong Khoản 3 Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO) là loại hợp đồng được ký bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, thì nhà đầu tư sẽ sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một khoảng thời hạn nhất định.

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL) là loại hợp đồng được ký bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, thì nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước sẽ có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho các nhà đầu tư theo những điều kiện quy định trong Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT) là loại hợp đồng được ký bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, thì nhà đầu tư sẽ được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một khoảng thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước thuê dịch vụ và thanh toán cho các nhà đầu tư theo những điều kiện quy định trong Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, thì nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M) là loại hợp đồng được ký bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong khoảng thời hạn nhất định.

Đầu tư là gì? Lý do nên đầu tư là gì?

Đầu tư là gì? Lý do nên đầu tư là gì?

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Trong khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014: Đầu tư là gì, đầu tư là gì, đầu tư chứng khoán

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là loại hợp đồng được ký giữa những nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập một tổ chức kinh tế.

Vì vậy, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là dạng hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư thông minh nhưng mà không thành lập pháp nhân mới. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự ràng buộc bởi mặt tổ chức như ở những hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện loại hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

VII. Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây 

1. Trước hết phải có vốn

Vốn có thể là bằng tiền, bằng những loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, bí quyết kỹ thuật, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, mặt nước, mặt biển, giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn cổ phần, vốn góp, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn...đầu tư là gì

2. Thời gian tương đối dài

Thường từ hai năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Các hoạt động ngắn hạn trong vòng 1 năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định đầu tư hay Giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của dự án.

3. Lợi ích do đầu tư mang lại

Được biểu hiện trên 2 mặt: lợi ích tài chính (được biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (được biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thì thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội và của cộng đồng.

Đầu tư là gì? Lý do nên đầu tư là gì?

Đầu tư là gì? Lý do nên đầu tư là gì?

VIII. Đầu tư không phải là gì? 

Đầu tư là gì? Bạn nên nhớ đầu tư không phải là một canh bạc. Cờ bạc là bỏ tiền để đặt cược vào một kết quả không hề chắc chắn với hy vọng rằng bạn có thể thằng tiền. Tuy nhiên, lý do khiến người ta nhầm lẫn giữa đầu tư và một canh bạc, có thể là do cách mà một số người sử dụng phương tiện đầu tư. Ví dụ như có thể bạn sẽ nghe về lập luận về việc mua cổ phiếu dựa trên một thông tin nội bộ bị tuồn ra ngoài, về cơ bản giống như việc đặt tiền vào một sòng bài vậy. 

Đầu tư là gì? Đầu tư thực tế không chỉ đơn giản là hành động đơn phương từ phía bạn. Một nhà đầu tư thông minh thực sự không chỉ ném tiền vào đầu tư một cách ngẫu nhiên, mà anh ta sẽ phải phân tích kỹ lưỡng và đảm bảo chỉ bỏ vốn khi có kỳ vọng vào lợi nhuận thu về. Vâng, vẫn còn rủi ro, và không hề có sự đảm bảo chắc chắn nào cả, nhưng đầu tư không chỉ đơn giản là kỳ vọng nữ thần may mắn đến với bạn.  đầu tư là gì, đầu tư là gì,

IX. Tại sao phải đầu tư?

Rõ ràng, mọi người đều muốn có thật nhiều tiền. Thật dễ hiểu khi những người đầu tư muốn tăng cảm giác an toàn và khả năng có thể mua được mọi thứ họ muốn trên đời.

Hiện nay, đầu tư đang ngày càng trở nên cần thiết. Những ngày mà tất cả mọi người cùng lao động trong 30 năm và sau đó nghỉ hưu với một khoản lương hưu khổng lồ đã kết thúc. Đối với những người bình thường, đầu tư không hẳn là công cụ hữu hiệu nếu họ muốn nghỉ hưu và duy trì cuộc sống hiện tại.

Đầu tư là gì? Lý do nên đầu tư là gì?

Đầu tư là gì? Lý do nên đầu tư là gì?

X. Kết

Bài viết trên đã giải thích cho bạn về đầu tư là gì, chính sách về đầu tư là gì, các quy định góp vốn đầu tư là gì, có những hình thức đầu tư là gì hay lý do phải đầu tư là gì? Giúp bạn có cái nhìn tổng quan về đầu tư là gì theo nhiều khía cạnh. Nếu bạn có đóng góp hay thắc mắc gì về đầu tư là gì, thì hãy để dưới phần bình luận nhé!