Digital Marketing được ví như làn gió mới của ngành Marketing và Truyền thông. Chúng đóng vai trò không thể thay thế trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vậy Digital Marketing là gì? Công việc của một nhân viên Digital Marketing ra sao?

I. Digital marketing là gì?

Không giống như Marketing truyền thống, Digital Marketing ngày nay đang là xu thế mới của ngành Marketing. Bạn có thể thấy với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau từ IT Phần mềm, Ngân hàng, Tài chính, bảo hiểm… việc truyền thông trên nền tảng Digital Marketing đều cần thực hiện. Vậy Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là gì? 

Digital Marketing là gì? 

Digital Marketing chính là Marketing trên nền tảng số. Giống như Marketing cơ bản, hoạt động Digital Marketing nhằm mục đích thực hiện truyền thông, quảng bá sản phẩm đến khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Digital Marketing là tổ hợp của nhiều công cụ Marketing khác nhau từ Website, mạng xã hội, SEO, PR online, Google Adwords… 

Chính vì tổ hợp đa dạng các công cụ nên việc làm Digital Marketing hiện nay đem đến nhiều cơ hội cho ứng viên. Bạn có thể trở thành Content Writer nếu bạn là người thích sáng tạo nội dung và có khả năng truyền tải thông điệp thông qua ngôn từ, hình ảnh hoặc là một Designer chuyên thiết kế các ấn phẩm truyền thông… 

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Digital Marketing chưa hề có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Bạn hoàn toàn có thể thấy các thông tin tuyển dụng đăng tải trên nhiều phương tiện tuyển dụng nhân sự từ website việc làm đến groups trên mạng xã hội. Bạn nên căn cứ vào định hướng nghề nghiệp cùng mục tiêu công việc và sở thích cá nhân nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn. 

II. Mô tả công việc của nhân viên digital marketing

Được ví như công việc đáng mơ ước với cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, việc làm Marketing online với Digital Marketing thu hút sự tham gia đông đảo của ứng viên. Vậy công việc cụ thể của nhân viên Digital Marketing hiện nay ra sao?

Công việc của Digital Marketing cũng cần thực hiện các hoạt động Marketing cơ bản như lập kế hoạch Marketing, tiến trình tổ chức các hoạt động Marketing và truyền thông cũng như đo lường và đánh giá các hoạt động đã triển khai với thời gian cụ thể. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động này cần được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. 

Bản mô tả công việc Digital Marketing thông qua ví dụ về chân dung của một quản lý digital Marketing hay Digital Marketing Manager. 

  • Về tầm nhìn: Có khả năng nắm bắt và dự đoán các xu hướng Digital Marketing trong tương lai; tận dụng được nhiều cơ hội trong thị trường truyền thông số hiện nay.
  • Về kỹ năng lập kế hoạch: Digital Manager có tầm nhìn bao quát để thực hiện lập kế hoạch với quy trình tổ chức rõ ràng, cụ thể. Từ đó đạt được mục tiêu về kinh doanh, mục tiêu marketing như tăng độ nhận diện thương hiệu và tiếp xúc sản phẩm gần hơn đến khách hàng mục tiêu.
  • Về tư duy, khả năng sáng tạo: Bạn cần là người có khả năng nắm bắt các xu hướng Marketing trên thị trường; có khả năng giải quyết vấn đề phát sinh bằng sự sáng tạo và tư duy nhạy bén.
  • Về khả năng xây dựng thương hiệu cá nhân: Một Digital Marketing Manager hoàn toàn có khả năng làm việc freelancer và tiến hành triển khai nhiều dự án khác nhau. Do đó, bạn cần giỏi xây dựng thương hiệu cá nhân nhằm tạo lòng tin và chứng minh năng lực cá nhân.

III. Ưu điểm nổi bật của digital marketing 

Được ví như vũ khí hiệu quả cho bất kỳ chiến dịch Marketing nào, Digital Marketing liên tục đem lại nhiều hiệu quả cho các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số. Cùng điểm danh 4 ưu điểm nổi bật của Digital Marketing hiện nay nhé! 

1. Tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất

Bạn biết đó, chỉ 60s quảng cáo trên truyền hình vào khung giờ vàng hoàn toàn có thể lên đến con số trăm triệu thậm chí hơn tỷ Việt Nam đồng. Hay các biển quảng cáo ngoài trời truyền thống (OOH) cũng có chi phí thiết kế, thi công, lắp đặt lên đến hàng chục triệu. 

Trong khi đó, chi phí cho dịch vụ Digital Marketing thấp hơn khá nhiều, thậm chí bạn hoàn toàn có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng mục tiêu mà không phải trả phí. Ngoài ra, Digital phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh online không mất nhiều chi phí thuê địa điểm bán hàng… 

Digital Marketing giúp tiết kiệm chi phí Digital Marketing giúp tiết kiệm chi phí 

2. Dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng

Khả năng thần kỳ mà Digital Marketing đem lại là sự dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp bán hàng trên nền tảng mạng xã hội, họ hoàn toàn có khả năng tiếp cận hàng trăm, hàng triệu người có tài khoản trên mạng xã hội. Do đó, sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận và được quảng bá đến khách hàng dưới nhiều hình thức và nhiều thời điểm khác nhau. 

3. Dễ dàng đánh giá mức độ hiệu quả

Nếu như quảng cáo truyền thống như tivi, biển quảng cáo ngoài trời, tờ rơi… bạn khó để đo lường chính xác mỗi hình thức quảng cáo đã tiếp cận được bao nhiêu khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi của mỗi công cụ là bao nhiêu. Với Digital Marketing điều này trở nên đơn giản hơn nhiều. Bạn có thể tiến hành đo lường hiệu quả Marketing online thông qua nhiều chỉ tiêu về mặt định lượng và định tính. 

Chẳng hạn với website bán hàng, bạn sẽ biết được nguồn khách hàng biết đến thương hiệu của bạn, số lượt traffics, tỷ lệ chuyển đổi, số đơn hàng… Bên cạnh đó, khách hàng cũng dễ dàng đưa ra những thắc mắc và phản hồi hay Feedback đối với dịch vụ của công ty bạn. 

Digital Marketing dễ dàng đánh giá mức độ hiệu quảDigital Marketing dễ dàng đánh giá mức độ hiệu quả

4. Linh hoạt, năng động, đổi mới

Độ linh hoạt của các chiến dịch Digital Marketing được hiểu là khả năng tiếp cận khách hàng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Email, website, facebook, Video Viral… bạn đều có thể lựa chọn để sử dụng truyền thông sao cho phù hợp với thị hiếu của từng nhóm khách hàng khác nhau. Nhờ vậy, khả năng tiếp cận nhanh hơn và hiệu quả cao hơn. 

IV. Bật mí cách triển khai chiến lược digital marketing hiệu quả

Bản chất xây dựng kế hoạch Digital Marketing là lập kế hoạch Marketing, do đó chúng ta cũng cần tuân thủ theo một quy trình kế hoạch chiến lược tổng thể với 5 bước như dưới đây: 

1. Xác định rõ mục tiêu

Trong bước này, bạn là CEO hoặc giám đốc Marketing sẽ cần xác định rõ ràng các mục tiêu Marketing bám sát vào tình hình kinh doanh hiện tại của công ty. Đó có thể là gia tăng độ nhận diện thương hiệu, truyền thông cho một sản phẩm mới hoặc thu thập danh sách khách hàng mới. Tùy thuộc vào từng chiến dịch và thời điểm cụ thể mà mục tiêu Marketing có sự thay đổi. 

2. Định vị khách hàng mục tiêu

Việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu cụ thể là cách ngắn nhất để bạn có cơ sở xây dựng hệ thống công cụ và phương tiện có “điểm chạm” đến khách hàng tốt nhất. Thông thường, chúng ta cần dựa vào đặc điểm sản phẩm, giá trị cam kết để lựa chọn khách hàng mục tiêu cho phù hợp. Nhờ vậy các kế hoạch truyền thông có sự trọng tâm và phục vụ nhu cầu của nhóm đối tượng này một cách tốt nhất. 

Đối với xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, bạn cần trả lời được các câu hỏi:

  • Khách hàng của bạn là khách hàng cá nhân hay tổ chức?
  • Họ có đặc điểm chung gì, nhu cầu, mong muốn gì cần được thỏa mãn.
  • Đặc điểm về nhân khẩu học ra sao?
  • Văn hóa sử dụng Internet nói chung và mạng xã hội ra sao? 

3. Nắm rõ về thương hiệu 

Chúng ta muốn quảng bá hình ảnh thương hiệu chỉ khi bạn hiểu rõ về thương hiệu đó. Đó là việc xác lập các vấn đề liên quan đến thương hiệu như điểm khác biệt của thương hiệu là gì? Lý do khách hàng tìm đến thương hiệu A mà không phải thương hiệu B? Thông điệp bạn mong muốn khách hàng đón nhận theo cách nào… Khi thông thuộc các vấn đề này, chiến lược Marketing sẽ có trọng tâm và đạt được hiệu quả cao hơn. 

4. Tìm hiểu kỹ càng đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là việc quan trọng để marketing Plan có được những định hướng đúng đắn, đặc biệt đối với hoạt động Digital Marketing. Hiện nay có nhiều cách phân chia khác nhau về đối thủ cạnh tranh, trong đó cách phân chia rõ ràng nhất là:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Họ là những doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh cùng sản phẩm với công ty của bạn. Chẳng hạn, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Apple là Samsung. 
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Các tổ chức cung cấp sản phẩm khác công ty của bạn nhưng họ có tiềm lực để giải quyết các vấn đề giống thương hiệu bạn. 

5. Xác định cụ thể những chỉ số đo lường

Thông thường, bộ chỉ số đo lường là cách để nhà quản trị Marketing hoạch định được hiệu quả của từng chiến dịch và đánh giá tiềm năng phát triển trong tương lai. Các chỉ số đo lường bao gồm chỉ số về mặt định lượng và mặt định tính, cụ thể:

  • Về mặt định lượng: Số lượng tương tác (yêu thích, bình luận, chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội); tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng..
  • Về mặt định tính: Cảm xúc của khách hàng, khách hàng đang bàn tán và chú ý về điều gì, cảm xúc của họ ra sao… 

V. Kết luận  

Ở bài viết này, 123job.vn đã cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin hữu ích về việc làm Digital Marketing cũng như tổng quan về ngành này. Mỗi chúng ta cần có kiến thức nền tảng để hiểu biết và vận dụng những thế mạnh của hình thức Marketing này. Cho dù bạn là chủ của một doanh nghiệp Startup, giám đốc Marketing của một doanh nghiệp lớn, Digital Marketing vẫn luôn là phương tiện Marketing và truyền thông hiệu quả!