Việc sử dụng đòn bẩy tài chính thường đem lại nhiều hiệu quả cao và giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ở các nước phát triển thì đòn bẩy tài chính được sử dụng rất nhiều trong những giao dịch thương mại và đóng một vai trò quan trọng.

Đòn bẩy tài chính là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh, việc sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính một cách khôn ngoan sẽ giúp mang lại nguồn lợi rất lớn. Tuy nhiên không phải khi nào dùng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp cũng mang lại hiệu quả tốt cả. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp được ví là một con dao 2 lưỡi, nếu nhà quản trị kinh doanh vận dụng tốt thì mang lại được những hiệu quả lớn nhưng không vận dụng tốt sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cùng theo dõi tiếp bài viết để được 123job bật mí khái niệm đòn bẩy tài chính là gì nhé!

I.  Khái niệm đòn bẩy tài chính là gì?

Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái niệm đòn bẩy tài chính là gì? Đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp thể hiện được mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng thu nhập trên một cổ phần thường (EPS) hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Khái niệm đòn bẩy tài chính là gì?

Khái niệm đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính vừa là công cụ hiệu quả giúp thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, bên cạnh đó vừa là một công cụ để kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tùy thuộc vào sự khôn ngoan/khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng được lợi nhuận cao là điều mong ước của đại đa số các chủ sở hữu, trong đó hệ số đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý tin tưởng và ưa dùng.

II. Lý do khiến doanh nghiệp lựa chọn sử dụng đòn bẩy tài chính

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty, doanh nghiệp thường sử dụng nợ vay, một mặt là vì muốn nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, một mặt là hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập trên một cổ phần (EPS) hoặc vốn chủ sở hữu (ROE). 

Chưa kể, khoản tiền tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận, đây được xem như là một “Lá chắn thuế”.

Tuy nhiên, việc sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng mang lại những kết quả tích cực cho chủ sở hữu công ty, doanh nghiệp (cổ đông). Nó có thể gây ra những tác động tiêu cực cho công ty, doanh nghiệp nếu như không được sử dụng 1 cách hiệu quả, hợp lý. 

III. Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính trong kinh doanh

1. Hệ số Nợ/Tổng tài sản

Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của công ty, doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản đó. Điều này có nghĩa trong tổng số tài sản hiện tại của công ty, doanh nghiệp được tài trợ có khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.

Hệ số này nếu cao sẽ thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá thấp cũng có hàm ý cho thấy công ty, doanh nghiệp chưa tận dụng hết những kênh huy động vốn bằng nợ, tức chưa khai thác tốt hệ số đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp.

2. Hệ số Nợ/Vốn

Hệ số nợ trên vốn (D/C) đo lường quy mô tài chính của một công ty, doanh nghiệp cho biết trong tổng nguồn vốn của nó thì tổng số nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.

D/C cung cấp cho nhà phân tích và nhà đầu tư tài chính một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính của công ty, doanh nghiệp, cũng như cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào để doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động của nó.

Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính trong kinh doanh

Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính trong kinh doanh

3. Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của công ty, doanh nghiệp. Thông qua hệ số D/E, ta biết được tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà công ty, doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính phổ biến và thông dụng nhất.

4. Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Hệ số đòn bẩy tài chính sử dụng các chỉ tiêu bình quân vì số liệu tổng số tài sản và vốn chủ sở hữu tại một thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh đúng tính chất những thay đổi cũng như tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp trong cả một thời kỳ.

5. Hệ số chi trả lãi vay

Hệ số chi trả lãi vay cho biết được mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.

Hệ số này thể hiện mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng so với lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này càng cao sẽ thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt.  Nếu tỷ số trên lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ lãi vay của mình. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ công ty, doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc có thể doanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay thu được không đủ trả lãi vay.

IV. Công thức tính đòn bẩy tài chính

DFL= (% thay đổi trong EPS) / (% thay đổi trong EBIT)

Ý nghĩa của công thức tính đòn bẩy tài chính: DFL là tỷ số đòn bẩy cho thấy được ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập ở trên mỗi cổ phần của công ty, doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính liên quan trực tiếp đến việc sử dụng chi phí cố định để tài trợ cho công ty và bao gồm những chi phí tăng thêm trước thuế và cả lãi vay. Trong điều kiện những yếu tố khác không đổi, một mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn cũng đồng nghĩa là sự dao động trong EPS cũng tăng tương ứng.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Công thức tính đòn bẩy tài chính

V. Sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh bất động sản

1. Đòn bẩy tài chính được sử dụng để kinh doanh bất động sản sinh lời

Trong thời buổi các công ty tài chính, các ngân hàng có chính sách cho vay, hỗ trợ tài chính tốt như hiện nay, các nhà đầu tư lại càng vay để đầu tư khi công ty, doanh nghiệp có ít vốn. Và thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẩy tài chính để kinh doanh bất động sản rất thành công và thu về một khoản lợi nhuận khủng.

2. Tiềm năng của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh bất động sản

  • Đòn bẩy tài chính mang lại nhiều lợi nhuận cao.
  • Giúp chủ đầu tư tối ưu được nguồn vốn.
  • Đòn bẩy tài chính giúp chủ đầu tư linh động và đa dạng nguồn vốn.
  • Đòn bẩy tài chính giúp làm giảm rủi ro thanh khoản. 

3. Thách thức

Sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh bất động sản

Sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh bất động sản

  • Thứ nhất: Chủ đầu tư thiếu định hướng sẽ rất dễ dẫn đến khủng hoảng. 
  • Thứ hai: Thách thức trong việc lựa chọn nguồn vốn.
  • Thứ ba: Hiện nay, các ngân hàng đều đưa ra các mức lãi suất dành cho mua bán nhà đất rất cao (7 – 11%), cao hơn nhiều so với vay vốn thông thường. 
  • Thứ tư:Đòn bẩy tài chính gặp thách thức lớn khi thị trường bất động sản nhiều biến động. Việc biến động thị trường làm giá cả của nhà đất lên xuống thất thường sẽ tác động rất lớn đến đòn bẩy tài chính khi vay tiền mua nhà, mua đất. Nếu giá cả nhà đất đóng băng hoặc bị tụt dốc thì hệ số đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp sẽ phản tác dụng.

VI. Một số lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Sử dụng đòn bẩy tài chính mang đến nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng vẫn tiềm ẩn một số rủi ro lớn. Chính vì vậy doanh nghiệp phải lưu ý một số vấn đề sau:

Khi chủ đầu tư thiếu định hướng rất dễ đưa tới tình trạng khủng hoảng hoặc nếu chủ đầu tư tính toán sai khiến việc mua bán khó khăn dẫn đến thực trạng ngưng đọng vốn, thậm chí nếu không kịp xoay sở có thể dẫn tới tình trạng trắng tay.

Việc lựa chọn nguồn vốn cũng phải hết sức thận trọng bởi nếu vay vốn với lãi suất cao thì lợi nhuận sẽ giảm, đồng thời nếu chẳng may gặp rủi ro thì việc lãi suất cao sẽ khiến cho nhà đầu tư điêu đứng. Hãy lựa chọn các ngân hàng đang có chương trình vay vốn ưu đãi như: Vietcombank, BIDV, Sacombank….

Hiện nay các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính như một “liều thuốc kích thích” với kỳ vọng rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ, có thể đem lại lợi nhuận rất cao cũng có thể đem lại rủi ro. Chính vì thế các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư sinh lời.

VII. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm đòn bẩy tài chính là gì, công thức tính đòn bẩy tài chính nhanh chóng, chính xác và cách sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh bất động sản mang lại nhiều hiệu quả cao mà 123job muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết trên giúp bạn đọc nắm được công thức tính đòn bẩy tài chính để có thể mang lại được lợi nhuận cao nhất. 123job cảm ơn vì bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!