Giám đốc nhân sự (CHRO) là một công việc khá đặc biệt, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kiến thức lẫn kỹ năng. Để tìm hiểu rõ hơn về công việc này, hãy cùng đến với bài viết sau đây nhé!
Giám đốc nhân sự (CHRO) đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, tạo một môi trường làm việc thuận lợi và có lợi cho tất cả mọi người từ phòng nhân sự, trưởng phòng nhân sự tới các hoạt động tuyển dụng nhân sự. Họ phát triển các mối quan hệ bền vững, có tính tin tưởng và trung thực cao bên trong doanh nghiệp. Từ đó, người lao động đặt niềm tin vào Giám đốc nhân sự (CHRO)và phản hồi lại cho họ những vấn đề trong công việc. Họ kết nối nhân sự trong cả doanh nghiệp, khiến cho tất cả nhân viên tạo thành một tập thể đoàn kết.
Tất nhiên, Giám đốc nhân sự (CHRO) là người hiểu rõ nhất hoạt động nhân sự là gì và tác động của nó tới toàn thể bộ máy doanh nghiệp. Trong quá trình vận hành bộ máy nhân sự, họ đảm bảo một môi trường làm việc tốt cho nhân viên. Trong đó, Giám đốc nhân sự (CHRO) không chỉ quan tâm đến niềm vui của nhân viên, mà còn quan tâm đến công bằng, đạo đức và niềm tin.
Để có thể tạo được sự vui vẻ trong công việc, Giám đốc nhân sự (CHRO)cần hiểu được ý nghĩ và tình cảm củanhân sự là gì, biết được mong muốn và nhu cầu của các cấp nhân sự. Sự vui vẻ trong công việc là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó giúp thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên từ vị trí thấp nhất trong doanh nghiệp tới phòng nhân sự, trưởng phòng nhân sự, sự hài lòng trong công việc và cam kết về mặt tình cảm đối với doanh nghiệp.
Giám đốc nhân sự (CHRO) là người luôn biết rõ nỗi khổ, niềm vui của nhân sự là gì, những gì mà doanh nghiệp cần hướng tới để đem lại lợi ích chung cho toàn thể nguồn nhân lực. Từ đó, họ góp phần trực tiếp nâng cao năng suất cho toàn bộ công việc và hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Tới đây, có lẽ bạn đang thắc mắc về mô tả chi tiết hoạt động của một Giám đốc nhân sự (CHRO), cách họ điều phối và quản lý nhân sự là gì, làm thế nào để thông qua phòng nhân sự, trưởng phòng nhân sự mà Giám đốc nhân sự (CHRO)có thể thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự. Điều này sẽ được giải đáp ngay lập tức trong bài viết dưới đây...
I. Giám đốc nhân sự - CHRO là gì?
Giám đốc nhân sự (CHRO) là ai?
Giám đốc nhân sự (CHRO) là giám đốc quản lý cấp cao, có trách nhiệm chủ yếu là phụ trách về nhân viên và tuyển dụng của một doanh nghiệp. Đồng thời,Giám đốc nhân sự (CHRO) cũng chịu trách nhiệm điều hành quản lý nguồn nhân lực, các hoạt động nhân sự của một doanh nghiệp cũng như các hệ thống quản lý nhân sự khác.
II. Mẫu 1 mô tả công việc của Giám đốc nhân sự
Giám đốc nhân sự (CHRO) làm gì
1. Mô tả công việc
Giám đốc nhân sự (CHRO) là người chịu trách nhiệm việc thiết kế, xúc tiến và triển khai kế hoạch nhân sự tổng thể và bao quát của cả doanh nghiệp, kiểm soát các số liệu, báo cáo liên quan tới việc tuyển dụng nhân sự, đào tạo - phát triển, chính sách đãi ngộ công bằng, thưởng phạt cho các hoạt động của nhân sự, quy chế cho nhân viên của công ty.
2. Trách nhiệm
- Giám đốc nhân sự (CHRO) là người chịu trách nhiệm đưa ra kế hoạch/ chiến lược mục tiêu về vấn đề nhân sự tổng thể cho doanh nghiệp (cả ngắn hạn và dài hạn), trình bày kế hoạch với ban quản trị doanh nghiệp và toàn thể đội ngũ nhân sự.
- Điều hành, quản lý các đội nhóm trong doanh nghiệp, các phòng ban nhỏ trong bộ phận Nhân sự của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện để tối ưu hóa các lợi ích chung và phát triển tiềm năng con người. Đồng thời Giám đốc nhân sự (CHRO)cũng cần đảm bảo quyền lợi nhân sự các phòng ban khác nhau, đảm bảo các vị trí trong doanh nghiệp là đủ về số lượng lẫn chất lượng để cả bộ máy vận hành tốt.
- Giám đốc nhân sự (CHRO) là người trực tiếp phân tích và sắp xếp các số liệu cụ thể liên quan đến nhân sự, triển khai các nghiên cứu bao gồm các số đo về KPIs, đánh giá năng lực nhân sự, số liệu về tỷ lệ nghỉ việc, tuyển dụng nhân sự, các chỉ tiêu quan trọng trong chính sách nhân sự của doanh nghiệp tương ứng với các chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tìm ra các kẽ hở và lỗ hổng cần khắc phục về vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp (thiếu nhân sự, nhân sự thiếu sót trong năng lực, kiến thức hay thái độ làm việc), phát hiện các vấn đề về sự thỏa mãn của nhân sự khi làm việc tại doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm và tìm ra cách giải quyết các vấn đề này.
- Giám đốc nhân sự (CHRO) cũng cần liên tục hợp tác với các chuyên viên Nhân sự trong bộ phận để thực hiện tốt các nhiệm vụ tìm hiểu, phân tích và đánh giá. CHRO là người trực tiếp thực hiện việc tổng hợp và bao quát nhưng khi cần thiết vẫn cần theo dõi sát sao để biết được công việc của chuyên viên.
- Hiểu rõ ngành nghề của doanh nghiệp, mô hình phù hợp cho nhân sự là gì, đưa ra đề xuất tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự cho các phòng ban mới phù hợp và bắt kịp với xu thế kinh doanh hiện đại, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ về nhân sự khác, vận hành linh hoạt đội ngũ nhân sự mà ban quản trị ủy nhiệm.
3. Quyền hạn
- Vị trí là Giám đốc nhân sự (CHRO) trong một doanh nghiệp có các quyền hạn sau:
- Lập kế hoạch, xúc tiến các chiến lược nhân sự trong tổng thể doanh nghiệp, trình bày kế hoạch đó với ban quản trị, chủ sở hữu của công ty về các phương hướng mới.
- Có quyền điều hành, quản lý và theo dõi hoạt động các phòng ban trong bộ phận nhân sự của doanh nghiệp, quản lý đội nhóm có liên quan đến bộ phận nhân sự dưới quyền điều hành đó.
- Sắp xếp, phân tích các số liệu công việc liên quan đến nhân sự.
- Đánh giá năng lực cốt lõi của nhân sự, tỷ lệ phục vụ của nhân sự đối với hoạt động thường nhật của công ty.
- Có quyền thực hiện tuyển dụng nhân sự mới, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính của doanh nghiệp. Giám đốc nhân sự (CHRO) cũng luôn phải tìm kiếm nguồn nhân sự phù hợp với nhu cầu của công ty.
- Hợp tác với các chuyên viên chức năng trong bộ phận liên quan, trưởng phòng nhân sự để tiến hành tốt các nhiệm vụ phân tích, kiểm tra, đánh giá các vấn đề chuyên môn liên quan.
- Đề xuất việc hợp tác, xúc tiến, lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự, bổ nhiệm nhân sự, thành lập phòng ban, phòng nhân sự với ban quản trị, chủ sở hữu công ty để phù hợp với xu thế kinh doanh.
- Các quyền hạn khác thể theo quy định đã được liệt kê trong Điều lệ và theo quy định của pháp luật.
4. Báo cáo uỷ quyền
Giám đốc nhân sự (CHRO) cần báo cáo mọi tình hình công việc quản lý nhân sự cho bộ máy lãnh đạo, các cấp lãnh đạo cao hơn có liên quan, các vấn đề liên quan khác chỉ báo cáo với các cấp trên trực tiếp điều hành, Ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc các bộ phận khác khi có lệnh của Ban Quản trị doanh nghiệp. Trừ khi có yêu cầu của Tổng Giám đốc doanh nghiệp, Giám đốc nhân sự (CHRO) không được uỷ quyền cho người nào khác thực hiện công việc của mình.
5. Tiêu chuẩn ứng tuyển
- Tốt nghiệp các ngành liên quan tới các lĩnh vực như Nhân lực, Quản trị và các ngành liên quan khác.
- Giám đốc nhân sự (CHRO) cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản trị Nhân sự với các vị trí tương đương trong ban lãnh đạo như Giám đốc Nhân sự, Trưởng phòng Tuyển dụng nhân sự, Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển nhân sự hay Trưởng phòng chế độ - chính sách tại doanh nghiệp.
- Khả năng lãnh đạo phòng nhân sự, dẫn dắt đội nhóm.
- Có kinh nghiệm triển khai các chiến lược, kế hoạch Nhân sự (chiến lược Nhân sự, kế hoạch Đào tạo, Chính sách - Quy chế trong doanh nghiệp) ngắn và dài hạn. Thấu hiểu vấn đề của nhân sự là gì
- Khả năng thuyết trình và tư duy phản biện tốt.
- Kinh nghiệm dày dạn trong giải quyết các vấn đề nội bộ, khả năng làm việc trực tiếp tốt.
- Thấu hiểu các nhân sự và duy trì văn hóa doanh nghiệp.
- Nhạy bén trong nắm bắt xu thế kinh doanh để thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự, bổ nhiệm các nhân sự mới, phù hợp với điểm khiếm khuyết và thiếu sót của doanh nghiệp.
6. Bộ câu hỏi phỏng vấn Giám đốc nhân sự (CHRO)
- Dựa trên những tìm hiểu, phân tích và hiểu biết về doanh nghiệp chúng tôi, bạn có thể đưa ra một bản kế hoạch sơ bộ của Giám đốc nhân sự (CHRO) về chiến lược nhân sự trong 1 năm tới cho công ty. Từ đó hãy giải thích một số điểm liên quan tới chính sách tuyển dụng, đào tạo và chính sách quyền lợi cốt lõi cho nhân sự trong doanh nghiệp.
- Bạn hãy giới thiệu một vài công cụ bạn sử dụng để phân tích, quản lý các chỉ số về Nhân sự như KPIs, năng lực chính yếu của nhân sự, hồ sơ nhân sự, các bản đánh giá…
- Nêu rõ cách bạn phân tích và quản lý các số liệu nhân sự, cho ví dụ cụ thể.
- Bạn có thể vẽ một cấu trúc phòng ban, nhân sự hợp lý cho doanh nghiệp của chúng tôi được không? Theo bạn, các vị trí và sơ đồ nhân sự hiện tại như vậy có vấn đề gì không? Hãy nêu đề xuất của bạn dưới cương vị Giám đốc nhân sự (CHRO)
7. Download bản mô tả công việc Giám đốc nhân sự (CHRO)
Download bản mô tả công việc Giám đốc nhân sự (CHRO) tại đây
III. Mẫu 2 mô tả công việc của Giám đốc nhân sự
Mô tả công việc giám đốc nhân sự (CHRO)
1. Mô tả công việc
Giám đốc nhân sự (CHRO) là người chịu trách nhiệm việc thiết kế, xúc tiến và triển khai kế hoạch nhân sự tổng thể và bao quát của cả doanh nghiệp, kiểm soát các số liệu, báo cáo liên quan tới việc tuyển dụng nhân sự, đào tạo - phát triển, chính sách đãi ngộ công bằng, thưởng phạt cho nhân sự, quy chế cho nhân viên của công ty.
2. Các công việc chính
- Giám đốc nhân sự (CHRO) là người chịu trách nhiệm đưa ra kế hoạch/ chiến lược mục tiêu về vấn đề nhân sự tổng thể cho doanh nghiệp (trong cả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn), trình bày kế hoạch với ban quản trị và toàn thể công ty.
- Điều hành, quản lý các đội nhóm trong doanh nghiệp, các phòng ban nhỏ trong bộ phận Nhân sự của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện để tối ưu hóa các lợi ích chung và phát triển tiềm năng con người. Đồng thời Giám đốc nhân sự (CHRO) cũng cần đảm bảo quyền lợi nhân sự các phòng ban khác nhau, đảm bảo các vị trí trong doanh nghiệp là đủ về số lượng lẫn chất lượng để cả bộ máy vận hành tốt.
- Giám đốc nhân sự (CHRO) là người trực tiếp phân tích và sắp xếp các số liệu cụ thể liên quan đến nhân sự, triển khai các nghiên cứu bao gồm các số đo về KPIs, đánh giá năng lực nhân sự, số liệu về tỷ lệ nghỉ việc, tuyển dụng nhân sự, các chỉ tiêu quan trọng trong chính sách nhân sự của doanh nghiệp tương ứng với các chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tìm ra các kẽ hở và lỗ hổng cần khắc phục về vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp (thiếu nhân sự, nhân sự thiếu năng lực, kiến thức hay thái độ làm việc), phát hiện các vấn đề về sự thỏa mãn của nhân sự khi làm việc tại doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm và tìm ra cách giải quyết các vấn đề này.
- Giám đốc nhân sự (CHRO) cũng cần liên tục hợp tác với các chuyên viên Nhân sự trong bộ phận để thực hiện tốt các nhiệm vụ tìm hiểu, phân tích và đánh giá. CHRO là người trực tiếp thực hiện việc tổng hợp và bao quát nhưng khi cần thiết vẫn cần theo dõi sát sao để biết được công việc của chuyên viên.
- Hiểu rõ ngành nghề của doanh nghiệp, mô hình phù hợp cho nhân sự là gì, đưa ra đề xuất tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự cho các phòng ban mới phù hợp và bắt kịp với xu thế kinh doanh hiện đại, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ về nhân sự khác, vận hành linh hoạt đội ngũ nhân sự mà ban quản trị ủy nhiệm.
3. KPI công việc
- Tổng số CV / đợt tuyển dụng
- Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu
- Chỉ số hiệu quả quảng cáo tuyển dụng
- Thời gian để tuyển nhân viên
- % ứng viên/phí tuyển dụng
- Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng
- Mức thu nhập giờ công trung bình
- Tỷ lệ chi phí lương
- Tỷ lệ báo cáo an toàn lao động
- Tỷ lệ nhân viên đào tạo
- Tỷ lệ vòng quay nhân viên
- Tỷ lệ vòng đời nhân viên
- Tuổi trung bình của lực lượng lao động
4. Quyền hạn
- Vị trí là Giám đốc nhân sự (CHRO) trong một doanh nghiệp có các quyền hạn sau:
- Lập kế hoạch, xúc tiến các chiến lược nhân sự trong tổng thể doanh nghiệp, trình bày kế hoạch đó với ban quản trị, chủ sở hữu của công ty về các phương hướng mới.
- Có quyền điều hành, quản lý và theo dõi hoạt động các phòng ban trong bộ phận nhân sự của doanh nghiệp, quản lý đội nhóm có liên quan đến bộ phận nhân sự dưới quyền điều hành đó.
- Sắp xếp, phân tích các số liệu công việc liên quan đến nhân sự.
- Đánh giá năng lực cốt lõi của nhân sự, tỷ lệ phục vụ của nhân sự đối với hoạt động thường nhật của công ty.
- Có quyền thực hiện tuyển dụng nhân sự mới, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính của doanh nghiệp. Giám đốc nhân sự (CHRO) cũng luôn phải tìm kiếm nguồn nhân sự phù hợp với nhu cầu của công ty.
- Hợp tác với các chuyên viên chức năng trong bộ phận liên quan, trưởng phòng nhân sự để tiến hành tốt các nhiệm vụ phân tích, kiểm tra, đánh giá các vấn đề chuyên môn liên quan.
- Đề xuất việc hợp tác, xúc tiến, lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự, bổ nhiệm nhân sự, thành lập phòng ban, phòng nhân sự với ban quản trị, chủ sở hữu công ty để phù hợp với xu thế kinh doanh.
- Các quyền hạn khác thể theo quy định đã được liệt kê trong Điều lệ và theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp các ngành liên quan tới các lĩnh vực như Nhân lực, Quản trị và các ngành liên quan khác.
- Giám đốc nhân sự (CHRO) cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản trị Nhân sự với các vị trí tương đương trong ban điều hành như Giám đốc Nhân sự, Trưởng phòng Tuyển dụng nhân sự, Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển nhân sự hay Trưởng phòng chế độ - chính sách tại doanh nghiệp.
- Khả năng lãnh đạo phòng nhân sự, dẫn dắt đội nhóm.
- Có kinh nghiệm sâu trong việc triển khai các chiến lược, kế hoạch Nhân sự (chiến lược Nhân sự, kế hoạch Đào tạo, Chính sách - Quy chế trong doanh nghiệp) trong thời gian ngắn và dài hạn. Thấu hiểu vấn đề của nhân sự là gì
- Khả năng thuyết trình và tư duy phản biện tốt.
- Kinh nghiệm dày dạn trong giải quyết các vấn đề nội bộ, khả năng làm việc trực tiếp tốt.
- Thấu hiểu các nhân sự và duy trì văn hóa doanh nghiệp.
- Nhạy bén trong nắm bắt xu thế kinh doanh để thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự, bổ nhiệm các nhân sự mới, phù hợp với điểm khiếm khuyết và thiếu sót của doanh nghiệp.
6. Những năng lực liên quan
Công việc Giám đốc nhân sự (CHRO) là một vị trí đặc biệt. Hay có thể nói, nó góp phần trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến KPI dành cho vị trí Giám đốc nhân sự (CHRO) cũng không giống như những vị trí bình thường khác. Thể hiện như sau:
- Knowledge - Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh, Trình độ ngôn ngữ, Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Skill - Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng đàm phán, thuyết phục, Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định nhanh chóng, Kỹ năng xây dựng mối quan hệ, Kỹ năng quản trị thay đổi, Kỹ năng quản trị xung đột, Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm, Kỹ năng đào tạo, Kỹ năng tạo ảnh hưởng, Kỹ năng quản trị rủi ro
- Attitude - Nhạy bén, Bảo mật kinh doanh
7. Bộ câu hỏi phỏng vấn Giám đốc nhân sự (CHRO)
- Bạn có đề xuất gì mới cho chính sách nhân sự chủ yếu của chúng tôi không? Nêu rõ đề xuất của bạn nếu là Giám đốc nhân sự (CHRO).
- Bạn sẽ thường đánh giá năng lực nhân viên và phòng ban theo phương pháp chủ yếu nào? Dưới các tiêu chí như thế nào? Hãy nêu cách phân tích, quản lý và đánh giá năng lực.
- Theo bạn, truyền thông nội bộ hiện nay có quan trọng không? Tại sao? Nếu quan trọng, Giám đốc nhân sự (CHRO) nên có cách thức nào để cải thiện việc truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp?
- Bạn hãy cho biết một số cách truyền thông để phục vụ tuyển dụng hiệu quả khi doanh nghiệp cần tuyển cho một số vị trí như:… Quy trình tuyển dụng phù hợp nhất là gì? Cách giám sát quy trình tuyển dụng và xúc tiến công việc như thế nào? Làm sao để đạt hiệu quả tối ưu và tối đa trong khâu tuyển dụng?
- Bạn có thể nêu ra tiêu chí đào tạo của bạn với các nhân viên cấp dưới được không? Là một Giám đốc nhân sự (CHRO), nếu cần 1 chương trình đào tạo và huấn luyện cho 1 vị trí chủ chốt của công ty (ví dụ như …) thì chuỗi chương trình tốt nhất mà bạn duyệt để trình ban quản trị sẽ như thế nào?
8. Download bản mô tả công việc Giám đốc nhân sự (CHRO)
Download bản mô tả công việc Giám đốc nhân sự (CHRO) tại đây
IV. Kết luận
Trên đây là bản mô tả công việcGiám đốc nhân sự (CHRO) đầy đủ và chi tiết. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có cho mình cái nhìn bao quát và toàn diện về vị trí đặc biệt này. Hãy đến với 123job ở những nội dung sau để khám phá những công việc thú vị khác nhé!