Hôm nay trên trang chủ Google xuất hiện biểu tượng Hành tinh đôi Đông chí. Hình ảnh được trang tìm kiếm này đưa ra nhằm "kỷ niệm mùa Đông 2020 cùng hành tinh đôi". Vậy Hành tinh đôi Đông chí là hiện tượng gì, ngày Đông chí là ngày gì?
Sau ngày tưởng nhớ sự ra đi của tê giác sudan - Tê giác trắng đực cuối cùng mà Google doodle giới thiệu hôm qua (20/12) thì biểu tượng Google doodle hôm nay 21/12 đã thay đổi biểu trưng thành Hành tinh đôi Đông chí để chúc mừng cho sự kiện thiên nhiên kì thú này. Chưa dừng lại ở đó, ngày 21/12/2020 lại cũng chính là ngày Đông chí cuối cùng của năm 2020.
Google doodle ngày hôm nay
I. Hiện tượng Hành tinh đôi Đông chí là gì?
Hiện tượng hành tình đôi ngày Đông chí là hiện tượng thiên văn "đại trùng tu" mà ở đó hai sao Mộc và sao Thổ có thể ở gần nhau nhất cùng với đó là sự kết hợp của sự kiện ngày Đông chí. Theo Space.com, đây sẽ là lần các hành tinh này ở gần nhau nhất kể từ năm 1623. Theo các nhà khoa học đây là cơ hội hiếm hoi một lần trong đời để quan sát cùng lúc cả trong góc nhìn của kính viễn vọng.
Vào ngày Đông chí 21/12, Bắc bán cầu của Trái đất thu hẹp lại trong mùa đông và đêm dài nhất trong năm. Dựa trên quỹ đạo của sao Mộc và sao Thổ, từ vị trí thuận lợi của chúng ta trên Trái đất, sao Mộc và sao Thổ sẽ giao nhau trong phạm vi 0,1 độ, một phần nhỏ chiều rộng của mặt trăng tròn. Thời khắc gặp gỡ này được tái hiện trên trang chủ Google Doodle. Nhưng đó chỉ là tương đối, khi các hành tinh khổng lồ sẽ thực sự vẫn là một khoảng cách mênh mông khoảng 450 triệu dặm.
Ngày Đông chí được xác định là ngày đầu tiên bắt đầu mùa Đông ở Bắc bán cầu
Khi nhìn từ Trái đất, sao Mộc luôn như một vì sao sáng và thường là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Nhưng trong những tháng này, nó còn nổi bật hơn nữa bởi sự xuất hiện của sao Thổ gần kề, đang trên đường tới vị trí “đại trùng tụ“. Sao Thổ có độ sáng kém sao Mộc khoảng 12 lần. Hai hành tinh này rất hiếm khi “gặp nhau“, nên hiện tượng trùng tụ (hai hành tinh ở rất gần nhau trên bầu trời) giữa chúng thường được nhắc đến bằng cụm “đại trùng tụ”.
Sở dĩ thời gian quan sát tương đối ngắn là vì cặp đôi hành tinh có vị trí biểu kiến khá gần Mặt trời. Điều đó có nghĩa là sau hoàng hôn, ánh sáng Mặt trời giảm đi ta mới có thể thấy được chúng, nhưng chúng cũng sẽ sớm “lặn” dưới đường chân trời. Đêm 21/12/2021 cũng diễn ra sự kiện ngày Đông chí – thời điểm có đêm dài nhất năm và ngày dài nhất năm tại Bắc bán cầu.
Ngay cả trong một kính thiên văn nhỏ, bạn sẽ nhìn thấy các hành tinh cùng một lúc trong cùng một tầm và thời điểm quan sát, điều này thực sự rất hiếm có. Tuy nhiên, nếu dùng một kính viễn vọng với độ phóng đại lớn, ta có thể thể cùng lúc quan sát được sao Thổ với vành đai nổi tiếng của nó và sao Mộc với những dải vân đặc trưng cộng với các vệ tinh Galileo của nó.
II. Ngày Đông chí 2020
Ngày Đông chí năm nay diễn ra vào ngày 21/12. Đây là lúc Mặt trời xuất hiện ở vị trí thấp nhất trên bầu trời Bắc bán cầu và ở điểm xa nhất về phía nam so với Trái đất ở ngay trên chí tuyến. Đối với những người sống ở vĩ độ 23,5 độ Nam, ngày này không chỉ đánh dấu ngày hạ chí của họ, mà họ còn nhìn thấy Mặt trời trực tiếp trên họ vào buổi trưa theo giờ địa phương. Sau đó, Mặt trời sẽ bắt đầu quay trở lại phía bắc.
Hiện tượng thiên văn đặc biệt này trùng với ngày Đông chí
Trong ngày này, đường đi của Mặt trời theo quỹ đạo qua bầu trời vào các thời điểm khác nhau trong năm. Bạn có thể thấy Mặt trời lên cao nhất trên bầu trời Bắc bán cầu vào tháng 6, thấp nhất vào tháng 12 và ở giữa các vị trí này như thế nào vào tháng 3 và tháng 9 trong điểm phân. Ngày này không trùng với lúc mặt trời mọc muộn nhất hoặc hoàng hôn sớm nhất. Những điều đó thực sự xảy ra khoảng hai tuần trước và hai tuần sau ngày Đông chí. Điều này là do chúng ta đang thay đổi khoảng cách với mặt trời do quỹ đạo hình elip, không phải hình tròn, làm thay đổi tốc độ chúng ta quay quanh quỹ đạo.
Nếu bạn nhìn vào vị trí Mặt trời ở cùng một thời điểm trong ngày qua các ngày khác nhau trong năm, bạn sẽ thấy rằng nó không phải lúc nào cũng ở cùng một vị trí. Khi đó, mặt trời cao hơn vào mùa hè và thấp hơn vào mùa đông, nhưng nó cũng di chuyển từ bên này sang bên kia của vị trí thời gian ngủ trưa trung bình, cũng đóng một vai trò trong thời điểm Mặt trời mọc và lặn.
Cũng nên nhớ rằng các mùa là do độ nghiêng trục của Trái đất, không phải do khoảng cách của chúng ta với Mặt trời, chúng ta đang ở gần Mặt trời nhất vào tháng Giêng. Vào ngày Đông chí 21/12, Bắc bán cầu của Trái đất thu hẹp lại trong mùa đông và đêm dài nhất trong năm. Dựa trên quỹ đạo của sao Mộc và sao Thổ, từ vị trí thuận lợi của chúng ta trên Trái đất, sao Mộc và sao Thổ sẽ giao nhau trong phạm vi 0,1 độ, một phần nhỏ chiều rộng của mặt trăng tròn. Thời khắc gặp gỡ này được tái hiện trên trang chủ Google Doodle. Nhưng đó chỉ là tương đối, khi các hành tinh khổng lồ sẽ thực sự vẫn là một khoảng cách mênh mông khoảng 450 triệu dặm.
Sự kiện này đánh dấu thời điểm người dân khu vực phía Bắc bán cầu bước vào mùa đông cũng là lúc mà thế giới chào đón sự kiện đặc biệt kỳ thú của thiên nhiên các hành tinh đôi ngày Đông chí chỉ diễn ra theo chu kỳ 60 năm một lần.
III. Google doodle hôm nay: Hành tinh đôi Đông chí
Hình ảnh Google Doodle lần này là hai chữ O được thay thế bằng hình ảnh hai hành tinh sao Mộc và sao Thổ chào nhau cùng với đó là những băng tuyết thân thuộc thể hiện ngày Đông chí.
Google thay đổi biểu trưng lần này vì đây là sự kiện thiên nhiên vô cùng hiếm gặp vào ngày Đông chí, đây là lần thứ hai xảy ra hiện tượng hai hành tinh sao Mộc và sao Thổ có thể ở gần nhau nhất (lần đầu năm 1623). Và hiện tượng này còn được đặt một cái tên vô cùng mỹ miều - Đại trùng tu.
Để quan sát hiện tượng thiên văn này, mọi người không cần bất kỳ thiết bị thiên văn đặc biệt nào, chỉ cần một bộ ống nhòm nhỏ. Nếu không có các dụng cụ trên, bạn chỉ cần hướng mắt về phía tây nam, khoảng 18 giờ 30. Bầu trời mùa đông sẽ xuất hiện cả trăng cùng thời điểm hai ngôi sao gần như chập làm một. Nếu bỏ lỡ khung cảnh này, bạn sẽ phải chờ tới năm 2080 để quan sát được.
IV. Thời tiết thay đổi sau ngày Đông Chí
Trong thời điểm sau ngày Đông Chí, các loại động vật, thực vật và con người đều ở trạng thái co cụm, thu hẹp hết mức. Nhiều loài hoạt động ở dạng tiềm ẩn đợi chờ cơ hội về sau.
- Gió Mậu Dịch hay còn gọi là gió tín phong thuộc khối không khí đại cương, hoạt đọng từ hai chí tuyến thổi về cùng xích đạo hoạt động làm cho không khí nửa bức cầu có thời tiết dễ chịu hơn.
- Bản chất của thời tiết ngày Đông Chí là nguồn khối khí đại cương nên chúng mang theo một lượng hơi nước, tuy không gây ảnh hưởng lớn như mưa nhiều nhưng kéo dài độ ẩm, gây hiện tượng mưa ẩm và nồm.
Thời tiết ngày Đông chí chuyển lạnh hơn
V. Việt Nam đóm mưa sao băng đặc biệt sau 800 năm
Đêm 21/12 là dịp đặc biệt vì đây sẽ là lần hiếm hoi 3 hành tinh Trái Đất, Sao Mộc và Sao Thổ, cùng với Mặt Trời, xếp trên một đường thẳng. Lần cuối sự kiện này diễn ra là vào thời Trung Cổ, đã 800 năm trước. Tại điểm thẳng hàng, Sao Mộc và Sao Thổ sẽ gần với Trái Đất nhất nên chúng trông rất to và rõ dù nhìn bằng mắt thường. Nếu như trong những ngày trước, Sao Mộc và Sao Thổ trông như một cặp đôi kỳ dị đang đứng cạnh nhau, rất gần thì trong đêm 21, nó sẽ gần như chập lại thành 1 hành tinh khổng lồ duy nhất.
Ngoài ra, chúng ta còn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Ursids - trận mưa sao băng cuối cùng trong năm. Nó đã bắt đầu rơi từ ngày 17/12 và đến đêm nay 21/12 đã đủ đi vào giai đoạn "nặng hạt", với khoảng 10 sao băng mỗi giờ, sau đó vào đêm 22, rạng sáng ngày 23 theo giờ Việt Nam sẽ rơi đạt cực đỉnh.
Theo các chuyên gia, mọi người hãy cố giữ cho đôi mắt mình quen với bóng tối 15-20 phút trước khi quan sát để trông thấy mưu sao băng và các hành tinh rõ ràng hơn. Đây là một đêm chiêm ngưỡng khá thuận lợi bởi các vật thể không bị lấn át bởi mặt trăng.
VI. Kết luận
Sớm nhất là vào tháng 3/2080 và thậm chí có thể là sau năm 2400, người yêu thiên văn mới có thể chứng kiến hiện tượng sao Mộc, sao Thổ “hợp nhất” như năm nay. Vậy thì ta lại càng không thể bỏ qua được hiện tượng thiên văn đặc biệt này. Theo trang In-The-Sky.org, người dân ở Việt Nam có thể quan sát hiện tượng thiên văn hiếm Hành tinh đôi Đông chí ngày trong khoảng thời gian 17h30 - 19h30 ngày 21-12-2020 (trùng ngày Đông chí 2020).
Nguồn: Tổng hợp