Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11 – Teachers’ Day) là ngày lễ đặc biệt thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” của Việt Nam, và hôm nay Google đã tôn vinh trên trang chủ của mình. Chúc mừng ngày hiến chương nhà giáo.
Vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11 – Teachers’ Day) mà Google Doodle tôn vinh trên trang chủ, học sinh, sinh viên và mọi “học trò” có thể bày tỏ lòng kính trọng đối với những người thầy của mình. Có thể nói, đây là nét văn hoá quan trọng của người Việt, tôn vinh vai trò của thầy cô trong công cuộc “trồng người”, như câu “một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy”.
I. Lịch sử ngày Teachers’ Day
Vậy tại sao lại có ngày này? Hiến Chương Nhà giáo là gì? TechTimes sẽ điểm qua một số điểm quan trọng về lịch sử của ngày đặc biệt Teachers’ Day này.
- Vào tháng 1/1946, một tổ chức dành riêng cho giáo dục có tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignant) được thành lập tại Paris, Pháp.
- Năm 1949, tại hội nghị quốc tế Vacsava, tổ chức FISE chính thức công bố điều lệ liên quan đến giáo viên và nhân viên giáo dục bao gồm tổng cộng 15 chương. Nội dung của hiến chương chủ yếu xoay quanh cuộc chiến giữa các hệ thống giáo dục hiện đại chống lại chế độ tư sản và phong kiến; bảo vệ các quyền tinh thần và thực chất hợp pháp của mọi người tham gia vào lĩnh vực giáo dục.
Chúc mừng ngày Teachers’ Day tại Google Doodle
- Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1957, FISE có tổng số 57 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Cuối cùng, Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 11 hàng năm là Ngày Nhà giáo của mình.
- Ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm dành cho nghề giáo lần đầu tiên được tổ chức hoành tráng trên toàn quốc. Kể từ ngày đó, ngày 20/11 đặc biệt đã trở thành một trong những ngày truyền thống và quan trọng nhất của ngành giáo dục nước nhà, tôn vinh mỗi cá nhân đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành giáo dục và sự nghiệp “trồng người”.
Google Doodle chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Teachers’ Day
II. Ý nghĩa lịch sử của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo. Từ xa xưa, ông cha đã khuyên răn đời sau về đạo lý này: "Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy – Nửa chữ cũng là thầy), "Muốn sang thì bắc cầu Kiều - Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"….
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính thức được công nhận thêm một lần khẳng định về truyền thống đó.
III. Kết Bài
Từ đó, ngày 20/11 trở thành ngày lễ để các thế hệ học sinh bày tỏ lòng biết ơn của mình tới các thầy cô giáo. Cũng vào ngày này, toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Nguồn: Tổng hợp