Một số người thường có xu hướng đánh giá quá cao năng lực của bản thân trong một hoặc các lĩnh vực nào đó. Họ có thể thể hiện sự tự tin tối đa trong những lĩnh vực mà họ không có kiến ​​thức. Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng Dunning Kruger.

Hiệu ứng Dunning Kruger lần đầu tiên được mô tả trong một bài báo vào năm 1999 bởi David Dunning và Justin Kruger. Và ngay sau đó khái niệm về Dunning Kruger là gì? Ý nghĩa của hiệu ứng Dunning Kruger là gì được rất nhiều người tìm kiếm. Vậy thực chất hiệu ứng Dunning Kruger là gì? Ai có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý Dunning Kruger? Ảnh hưởng của hiệu ứng Dunning Kruger như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí những kiến thức có liên quan tới hiệu ứng Dunning Kruger nhé!

I. Hiệu ứng Dunning Kruger là gì?

Hiệu ứng Dunning Kruger là một dạng thiên vị nhận thức, trong đó mọi người tin rằng họ thông minh hơn và có một khả năng hơn thực tế. Về cơ bản thì những người có năng lực thấp không có những kỹ năng cần thiết để nhận ra sự kém cỏi của chính họ. Sự kết hợp giữa ý thức bản thân kém và khả năng nhận thức thấp khiến họ đánh giá quá cao năng lực của bản thân mình.

Hiệu ứng Dunning Kruger là gì?

Hiệu ứng Dunning Kruger là gì?

Hiệu ứng này được đặt theo tên của các nhà nghiên cứu là David Dunning và Justin Kruger. Trong nghiên cứu ban đầu về hiện tượng tâm lý này cả 2 nhà tâm lý học này đã thực hiện một loạt bốn cuộc điều tra. Và kết quả là những người trong nhóm có mức điểm số thấp nhất lại đánh giá về năng lực cũng như trình độ của mình rất cao.

Xem thêm: Ikigai - Bí quyết giúp bạn cân bằng công việc và cuộc sống

II. Các giai đoạn của hiệu ứng Dunning Kruger

1. Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 được gọi là giai đoạn bạn “Không biết gì” (Know-nothing). Ở giai đoạn này, con người sẽ nhận thức được sự yếu kém, thiếu sót của bản thân trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Và nó trở thành một sự băn khoăn, trăn trở khôn nguôi của họ. Từ đó thúc đẩy họ phải tự đi học, đi tìm hiểu, trau dồi kiến thức về vấn đề ấy.

2. Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 được gọi là giai đoạn bạn đạt “Đỉnh cao của sự ngu ngốc” (Peak of Mount Stupid). Đây là lúc sự tự tin của bạn tăng dần cùng lượng kiến thức họ có và lúc này họ lại trở nên tự phụ quá đà với những thông tin mới sở hữu này.

3. Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 được gọi là giai đoạn mà chúng ta rơi vào “Thung lũng tuyệt vọng” (Valley of Despairs). Sau khi nhận ra khả năng thật sự của bản thân thì bạn rơi vào sự buồn bã và chuỗi ngày thất vọng vì chính mình.

4. Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn bạn bắt đầu leo lên “Sườn dốc giác ngộ” (Slope of Enlightenment). Ở giai đoạn này bạn sẽ từng bước từng bước học hỏi, tìm hiểu và trau dồi kiến thức của bản thân. Lúc này đây con người sẽ không còn tự cao như ngày trước mà sẽ chỉ có khao khát được trau dồi kiến thức, phát triển bản thân nhiều hơn nữa.

Các giai đoạn của hiệu ứng Dunning Kruger

Các giai đoạn của hiệu ứng Dunning Kruger

5. Giai đoạn 5

Giai đoạn 5 là giai đoạn mà bạn trở thành một chuyên gia và ở trên “Cao nguyên của sự bền vững” (Plateau of sustainability). Đây là giai đoạn mà chúng ta đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này, thấu hiểu về những vấn đề cốt lõi.

Xem thêm: OCD là gì? Những thông tin hữu ích bạn cần biết về căn bệnh tâm lý này

II. Những nguyên nhân của hiệu ứng Dunning Kruger

Như trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Dunning Kruger là gì, các giai đoạn của hiệu ứng Dunning Kruger. Vậy nguyên nhân của hiệu ứng tâm lý này là gì? Dunning và Kruger cho rằng hiệu ứng tâm lý này bắt nguồn từ cái mà họ gọi là "gánh nặng kép". Con người không chỉ bất tài mà sự kém cỏi của họ còn cướp đi khả năng tinh thần của họ để nhận ra họ kém cỏi đến mức nào. Những người không đủ năng lực thường có xu hướng là:

  • Đánh giá quá cao mức độ cũng như khả năng của bản thân.
  • Không công nhận năng lực và chuyên môn thực sự của người khác
  • Không nhận ra sai lầm của bản thân và thiếu đi những kỹ năng quan trọng.

1. Không có khả năng nhận biết các sai lầm và sự thiếu kỹ năng

Dunning gợi ý rằng sự thiếu hụt về kỹ năng và chuyên môn tạo ra một vấn đề gồm có hai hướng khác nhau. Thứ nhất là sự thiếu hụt này khiến cho mọi người hoạt động kém hiệu quả trong lĩnh vực mà họ không đủ năng lực. Thứ hai những kiến ​​thức sai lầm, thiếu sót khiến họ không thể nhận ra được lỗi lầm, cũng như những khuyết điểm của mình.

2. Thiếu sự Siêu nhận thức

Hiệu ứng Dunning Kruger cũng mang đến cho chúng ta những khó khăn với siêu nhận thức hoặc những kỹ năng, khả năng của bản thân từ bên ngoài. Mọi người thường chỉ có thể đánh giá về năng lực, kỹ năng của bản thân theo quan điểm hạn chế và chủ quan của riêng họ. Từ góc độ hạn chế này thì trông họ có vẻ có kỹ năng cao, hiểu biết và vượt trội hơn so với những người khác. Chính vì điều này mà đôi khi mọi người phải đấu tranh để có một cái nhìn thực tế hơn về khả năng của chính bản thân mình.

3. Một chút kiến thức có thể dẫn đến sự tự tin thái quá

Một yếu tố góp phần khác đến hiệu ứng Dunning Kruger là đôi khi một chút kiến ​​thức nhỏ về một chủ đề nào đó có thể khiến mọi người lầm tưởng rằng họ biết tất cả những gì về chủ đề đó. Như người ta thường nói, chỉ biết một chút kiến ​​thức có thể là một điều nguy hiểm. Một người có thể có nhận thức về một chủ đề kém nhất, nhưng nhờ vào hiệu ứng Dunning Kruger mà họ tin rằng mình một chuyên gia.

Những nguyên nhân của hiệu ứng Dunning Kruger

Những nguyên nhân của hiệu ứng Dunning Kruger

IV. Ai có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Dunning Kruger?

Thực tế là tất cả mọi người đều dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Dunning Kruger. Và trên thực tế thì hầu hết chúng ta đều đã từng trải nghiệm hiệu ứng Dunning Kruger với tần suất đều đặn đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên thì hiệu ứng Dunning Kruger không đồng nghĩa với việc bạn có một chỉ số IQ thấp. Chính vì vậy bạn đừng nhầm tưởng và cho rằng 2 khái niệm này là hoàn toàn giống nhau.

Xem thêm: Trí tuệ cảm xúc: ý nghĩa của trí tuệ cảm xúc trong công việc và đời sống

V. Ảnh hưởng của hiệu ứng Dunning Kruger

  • Niềm tin: Dunning và Justin Kruger đã phát hiện nữ giới thực hiện các bài kiểm tra về kiến thức khoa học tốt ngang so với nam giới. Tuy nhiên, họ tin rằng tư duy khoa học của mình kém hơn nam giới nên thường có xu hướng từ chối tham gia vào một cuộc thi khoa học.
  • Quyết định và hành động: Càng hiểu rõ về một lĩnh vực thì chúng ta càng dễ đưa ra quyết định chính xác. Lúc này, khả năng thực tế và khả năng tự đánh giá cân bằng với nhau, nên chúng ta mới có thể phán đoán đúng và nắm bắt cơ hội.
  • Khó cải thiện được khả năng: Sự thiếu hiểu biết của bản thân cũng là một rào cản rất lớn làm chúng ta không thể nhận ra được những khuyết điểm, lỗi lầm của bản thân. Do đó chúng ta khó có thể cải thiện được những kỹ năng, khả năng của bản thân.

VI. Làm sao để có thể hạn chế hiệu ứng Dunning Kruger?

Mặc dù tất cả chúng ta đều có xu hướng trải qua hiệu ứng Dunning Kruger tuy nhiên thì bạn cũng đừng quá lo lắng bởi hiệu ứng này có thể hạn chế được. Có rất nhiều cách khác nhau để có thể hạn chế được hiệu ứng Dunning Kruger. Dưới đây là 3 cách phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất giúp bạn có thể hiệu ứng Dunning Kruger mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

1. Lắng nghe đóng góp từ người khác

Khi bạn không thể nhận ra được bản thân đã mắc phải hiệu ứng Dunning Kruger thì việc lắng nghe những đóng góp của người khác là điều vô cùng quan trọng. Mặc dù đôi khi những đóng góp của người khác hơi khó nghe và dễ làm bản thân cảm thấy buồn nhưng những phản hồi như vậy sẽ là một liều thuốc rất hữu ích giúp bạn có thể hạn chế được hiệu ứng Dunning Kruger.

Hạn chế hiệu ứng Dunning Kruger

 Lắng nghe đóng góp từ người khác là một cách hiệu quả giúp hạn chế hiệu ứng Dunning Kruger

2. Không ngừng học hỏi

Thay vì cho rằng mình đã biết tất cả mọi thứ về một chủ đề nào đó thì hãy tiếp tục đào sâu hơn, tìm hiểu cũng như trau dồi kiến thức của bản thân. Một khi bạn có được kiến ​​thức sâu hơn về một chủ đề nào đó thì bạn càng có nhiều khả năng nhận ra còn bao nhiêu điều cần học. Việc không ngừng học hỏi, tìm hiểu, trau dồi kiến thức có thể giúp bạn chống lại xu hướng cho rằng bạn là một chuyên gia, ngay cả khi bạn không phải.

3. Rèn luyện tư duy phản biện

Dù đã tìm hiểu thông tin và lắng nghe những nhận xét từ người khác nhưng bạn vẫn có thể rơi vào bẫy tâm lý như thiên kiến xác nhận. Vì vậy, hãy luôn đặt ra những câu hỏi về những gì bạn đã biết để thử thách suy nghĩ, niềm tin và kỳ vọng của bản thân.

Xem thêm: Critical thinking là gì? Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

VII. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiệu ứng Dunning Kruger, những nguyên nhân của hiệu ứng Dunning Kruger và cách để hạn chế hiệu ứng Dunning Kruger mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về hiệu ứng Dunning Kruger. Chúc bạn có thể phát hiện ra những khuynh hướng này ở bản thân và tìm ra cách khắc phục chúng tốt hơn!