Với những hoạt động mua bán trao đổi hợp pháp, thì không thể không được hạch toán. Trong kinh doanh thì hóa đơn trực tiếp là một thủ tục không thể bỏ qua. Vậy hóa đơn trực tiếp là gì và dùng cho đối tượng nào sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Hóa đơn trực tiếp là gì? Hóa đơn trực tiếp dành cho những đối tượng nào? Đây là một câu hỏi mà những ứng viên tìm việc làm kế toán thắc mắc. Bạn giải đáp các thắc mắc từ hóa đơn trực tiếp là gì, một số câu hỏi thường gặp về hóa đơn trực tiếp,.. Bài viết dưới đây của
123Job sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên chính xác nhất!
I. Tìm hiểu về hóa đơn trực tiếp
Với bất kỳ ai làm kinh tế đặc biệt là trong ngành kế toán thì việc hiểu được hóa đơn trực tiếp là gì, bản chất của từng loại hóa đơn là vô cùng quan trọng. Khi hiểu được bản chất của hóa đơn thì sẽ tránh được trường hợp như viết hóa đơn sai. Do đó trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về những điều cơ bản nhất của hóa đơn trực tiếp.
1. Hóa đơn trực tiếp là gì
Hóa đơn trực tiếp là gì? Hóa đơn trực tiếp còn có một tên gọi khác là hóa đơn bán hàng, hóa đơn này thông thường sẽ do cục Thuế công nhận và cấp cho các cửa hàng, cho các hộ kinh doanh tư nhân (bao gồm kinh doanh đơn lẻ và kinh doanh không thường xuyên). Một lưu ý quan trọng đó là, chỉ những hóa đơn được cục Thuế cấp thì mới là hóa đơn đúng với quy định và được sử dụng hợp pháp mà thôi.
2. Vai trò của hóa đơn trực tiếp
- Hóa đơn trực tiếp chính là loại chứng từ gốc trong kế toán, là căn cứ để thực hiện việc hạch toán kế toán.
- Khi bán hàng ra nước ngoài thì hóa đơn này chính là một chứng từ giao dịch quốc tế, thể hiện quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ một cách rõ ràng và khách quan nhất.
- Loại hóa đơn này còn có vai trò quan trọng trong việc quản lý thuế, giúp cho quá trình hạch toán, kê khai thuế trở nên dễ dàng hơn.
3. Hóa đơn trực tiếp dùng cho đối tượng nào?
Có rất nhiều loại hóa đơn, mỗi loại sẽ phù hợp với một hoặc vài đối tượng nhất định, còn với hóa đơn trực tiếp sẽ được sử dụng bởi một số đối tượng cụ thể. Hóa đơn dùng cho các doanh nghiệp có kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Theo điều 11 thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính thì các đối tượng sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế bao gồm:
- Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- DN nộp thuế GTGT theo phương thức trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu;
- DN đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
- DN đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lí vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Hình ảnh thật của hóa đơn trực tiếp
II. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hóa đơn trực tiếp
Có không ít những câu hỏi của độc giả đã gửi đến cho 123job, chúng tôi đã tổng hợp lại ba câu hỏi được hỏi nhiều nhất để giải đáp cho độc giả trong bài viết này: Hóa đơn trực tiếp có được khấu trừ thuế không? Hóa đơn trực tiếp kê khai như thế nào? Hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu có phải chuyển khoản không?
1. Hóa đơn trực tiếp có được khấu trừ thuế không?
Như chúng tôi đã giải đáp ở trên, hóa đơn trực tiếp là một loại hóa đơn bán hàng thông thường là loại hóa đơn do chi cục Thuế cấp cho người kinh doanh đã nộp thuế kê khai. Do đó, khi bạn sử dụng hóa đơn trực tiếp thì sẽ không được khấu trừ thuế, vì người kinh doanh trong trường hợp này thuộc loại thuế khoán (Tức là mỗi tháng bạn vẫn cần phải đóng thuế theo đúng quy định hiện hành của nhà nước).
Vậy trường hợp nào thì hóa đơn trực tiếp được khấu trừ thuế? Theo quy định của nhà nước với một số trường hợp như hóa đơn đặc thù như vé, lệ phí… có ghi dòng thuế suất % những giá thanh toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thì sẽ được khấu trừ thuế.
2. Hóa đơn trực tiếp kê khai như thế nào?
Có một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc đó là hóa đơn trực tiếp có phải kê khai thuế không và kê khai như thế nào? Hóa đơn trực tiếp có kê khai thuế và đã được quy định rõ theo điều 3 thông tư 39/2014/TT - BTC. Theo điều luật này thì các doanh nghiệp khi kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì phải dùng hóa đơn bán hàng trực tiếp.
3. Hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu có phải chuyển khoản không?
Với những hóa đơn có giá trị lớn, nhất là hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu chi cục Thuế sẽ có những quy định riêng trong việc chi trả. Ví dụ công ty của bạn mua hàng của các sở sở kinh doanh bán hàng với hóa đơn bán hàng trực tiếp trên 20 triệu trở lên, cho dù là hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn giá trị gia tăng , thì công ty buộc phải thực hiện thanh toán thông qua chuyển khoản ngân hàng, từ đó mới được xét là chi phí phù hợp để khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ theo:
- Khoản 1, Điều 9, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008; Khoản 1, Điều 9, Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ; và Khoản 1, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định khoản chi đủ điều kiện được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Khoản 3, Điều 15, Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính quy định về Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
- Khoản 1, Điều 8, Luật Thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 quy định về quản lý thuế và hoàn thuế Thu nhập cá nhân và Điều 9, Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc Thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế.
III. Thủ tục mua hóa đơn trực tiếp tại cơ quan thuế
Sau khi cung cấp những thông tin cơ bản nhất về hóa đơn trực tiếp thì 123job sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về việc mua hóa đơn trực tiếp ở đâu, các bước để làm thủ tục mua hóa đơn trực tiếp và cách để mua hóa đơn trực tiếp tại cơ quan thuế. Chỉ có những doanh nghiệp không đủ điều kiện để được đặt in hoặc tự in hóa đơn mới phải lên cơ quan thuế để mua hóa đơn. Về thủ tục mua hóa đơn trực tiếp tại cơ quan thuế thì sẽ có sự khác biệt giữa lần đầu đi mua và những lần sau đó.
Đối với lần đầu đi mua hóa đơn trực tiếp tại cơ quan thuế thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… đều phải có đầy đủ hồ sơ, và những thủ tục cần thiết bên trong bao gồm:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn (ban hành kèm theo tt 39) - 02 bản
- Ban cam kết mẫu số ck01/ac (ban hành kèm theo tt 39) – 02 bản
- Giấy phép đăng ký doanh nghiệp (sao y bản chính) – 02 bản
- Giấy ủy quyền và chứng minh thư của người đi mua (nếu ủy quyền) – 02 bản.
- Văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc cũng có thể thay bằng giấy phép đầu tư.
Còn từ lần thứ hai trở đi, khi đi mua hóa đơn trực tiếp thì bạn chỉ cần làm đơn đề nghị mua bán hóa đơn mà thôi. Một số lưu ý của chúng tôi muốn gửi đến cho các bạn khi mua hóa đơn trực tiếp:
- Khi mua hóa đơn bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp phải ghi hoặc đóng dấu vuông tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi hóa đơn.
- Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào để nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, để giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày.
- Khi đi mua cầm theo sổ mua hóa đơn để cơ quan thuế có thể kiểm tra các lần mua và sử dụng trước.
Mua hóa đơn trực tiếp tại cơ quan thuế
IV. Sự khác nhau giữa hóa đơn trực tiếp và hóa đơn giá trị gia tăng
Có rất nhiều loại hóa đơn, tuy nhiên hóa đơn trực tiếp và hóa đơn giá trị gia tăng là hai loại được sử dụng nhiều nhất và cũng dễ bị mọi người nhầm lẫn nhất. Đôi khi chính người trong ngành kế toán, chuyên tiếp xúc với các loại hóa đơn hàng ngày hàng giờ, còn bị bối rối trong việc phân biệt hai loại hóa đơn này. Hãy cùng 123job khám phá sự khác biệt của hai loại hóa đơn này.
Theo quy định điều 3 thông tư 153/2010/TT-BTC thì hóa đơn trực tiếp và hóa đơn giá trị gia tăng là hai loại hóa đơn hoàn toàn khác nhau, tách biệt nhau. Mặc dù đều là chứng từ do người bán lập ra để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cả hai loại hóa đơn này lại được sử dụng trong những trường hợp cụ thể và sử dụng với mục đích khác nhau.
Hóa đơn bán hàng trực tiếp hay còn gọi là hóa đơn trực tiếp là hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Hóa đơn giá trị gia tăng là hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này)
Như vậy dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ nhất của hai loại hóa đơn này đó là hóa đơn trực tiếp thì nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp còn hóa đơn giá trị gia tăng lại nộp theo phương pháp khấu trừ.
V. Mẫu hóa đơn trực tiếp
VI. Kết luận
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về hóa đơn trực tiếp, cũng như những câu hỏi liên quan đến
hóa đơn trực tiếp mà
123job cung cấp tới cho các bạn. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp được cho bạn những thông tin thực sự bổ ích. Bất cứ câu hỏi nào về ngành nghề và việc làm mà bạn còn đang thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp đầy đủ nhất.