Trong nhiều trường hợp bạn không thể tự mình thực hiện công việc mà phải ủy quyền cho người khác. Việc này chỉ có thể hoàn thanh suôn sẻ nếu có các mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc. Vậy bạn hiểu gì về loại văn bản này?
Trên thực tế việc xác lập các giấy ủy quyền sẽ giúp bạn hợp pháp hóa việc người khác thay bạn hoàn thành công việc. Tuy nhiên loại văn bản này mang tính pháp lý nên trong quá trình soạn thảo bạn cần hết sức lưu ý để tránh gặp phải các rắc rối không đáng có. Nhận biết rõ điều này sau đây 123job xin gửi đến bạn đọc các mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc mới nhất và được lưu hành rộng rãi nhất hiện nay.
I. Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền thực chất là một văn bản pháp lý được sử dụng trong trường hợp người ủy quyền không có mặt tại cơ quan, đơn vị để thực hiện giải quyết công việc và phải nhờ một người khác làm thay họ. Trong trường hợp này để chứng minh người người được ủy quyền có thể ký thay hoặc quyết định thay thì cần phải có các biên bản xác nhận. Bởi lẽ chỉ khi thực hiện điều này thì các công việc mới được hợp pháp hóa và được dùng làm căn cứ sau này nếu có bất cứ tranh chấp hay sự cố gì xảy ra. Bên cạnh đó nó cũng giúp cho người được ủy quyền có thể giải quyết công việc một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.
Ngoài ra trong cácmẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc cần phải ghi rõ quyền hạn và nghĩa vụ của người được ủy quyền. Sau hoàn thành người được ủy quyền cũng cần phải cung cấp lại các văn bản mang tính xác thực chẳng hạn như biên bản xác nhận góp vốn, biện bản xác nhận tài trợ hoặc biên bản xác nhận hoàn thành nhiệm vụ. Thêm vào đó nó cũng phải xác định rõ ràng các văn bản được phép ký thay cũng như có biên bản xác nhận khối lượng công việc. Tuy nhiên giấy ủy quyền này không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và bắt buộc tham gia thực hiện công việc này. Bởi vậy thông thường những việc sử dụng giấy ủy quyền thường có tính chất đơn giản. Hiện nay loại giấy này đang được thực hiện phổ biến tại các cơ quan đơn vị mà giám đốc doanh nghiệp là người thường xuyên ủy quyền có một số cá nhân trong trong cơ quan của mình.
Giấy ủy quyền là gì?
Biên bản xác nhận khối lượng công việc là gì?
Xem thêm: Cập nhật mẫu giấy ủy quyền công ty thông dụng nhất năm 2021
II. Ý nghĩa, giá trị pháp lý của Giấy ủy quyền
Có khá nhiều các quan hệ ủy quyền khác nhau tuy nhiên phổ biến nhất chính là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân. Theo như bộ luật dân sự 2015 ban hành thì hoạt động ủy quyền cá nhân nhằm:
- Quản lý tài sản của cá nhân vắng mặt, không sinh sống, hoặc đang không có mặt tại nơi cư trú được áp dụng theo đúng Quy định tại Điều 65, Bộ luật dân sự năm 2015.
- Ủy quyền trong nội bộ công ty/doanh nghiệp theo Điều 83, 85 Bộ luật dân sự năm 2015 về Cơ cấu tổ chức pháp nhân và đại diện của pháp nhân. Thông thường ở các trường hợp này người được ủy quyền cần có biên bản xác nhận khối lượng công việc. Ngoài ra họ cũng cần phải nộp lại cácbiên bản xác nhận khối lượng hoàn thànhđể thực hiện các đnahs giá và đo lường chất lượng công việc.
- Chủ thể là hộ gia đình, các tổ chức, đoàn thể... có thể ủy quyền cho một cá nhân để cá nhân này làm đại điện thực hiện những giao dịch dân sự cho mình được quy định rõ tại Theo Điều 101 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Trong cuộc sống có khá nhiều công việc hoặc các trường hợp đặc biệt khiến chúng ta không thể thực hiện được mà phải cần đến sự giúp đỡ của người khác. Chính bởi vậy sự xuất hiện của các giấy ủy là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó so với việc phải tự mình soạn thảo viết tay các giấy ủy quyền này thì bạn cũng có thể sử dụng các mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc, biên bản xác nhận khối lượng công việc có sẵn.
Xem thêm: Đào tạo kỹ năng giao việc, ủy quyền cho nội bộ doanh nghiệp
III. Các trường hợp liên quan đến ủy quyền
1. Một số trường hợp pháp lý đặc biệt về ủy quyền
Bên cạnh các các trường hợp sử dụngmẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc giữa các cá nhân hay tổ chức với nhau thì trên thực tế vẫn một số trường hợp pháp lý đặc biệt trong vấn đề này. Cụ thể như sau:
- Cha mẹ là người đại điện đối với con chưa thành niên (ở đây được hiểu dưới 15 tuổi) mà không cần giấy ủy quyền.
- Người từ 5 tuổi đến 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền (trừ trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự đó phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập và thực hiện) quy định tại khoản 3 Điều 138 tại bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền.
- Vợ chồng có thể lập các mẫu biên bản xác nhận giấy ủy quyền để định đoạt tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân theo khoản 3 Điều 213 của bộ luật dân sự 2015 về sở hữu chung vợ chồng.
2. Các trường hợp không được ủy quyền
Các mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc chỉ có hiệu lực nếu nó thuộc vào trong các trường hợp được phép. Để giúp bạn độc tránh khỏi các sai lầm lập giấy xác nhận ủy quyền trái với quy định sau đây chúng tôi xin đưa ra các trường hợp không được ủy quyền mà bạn cần đặc biệt lưu ý:
- Đăng ký kết hôn được quy định rõ tại theo Điều 8 Quyết định 3814 của Bộ Tư pháp.
- Ly hôn theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Công chứng di chúc tại khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng 2014.
- Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 được quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009.
- Trả lời chất vấn theo điểm b khoản 3 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015.
- Gửi tiền tiết kiệm được nêu tại Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160 của Ngân hàng nhà nước.
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con theo Điều 25 Luật Hộ tịch 2014.
- Người có quyền, lợi ích đối lập tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Xem thêm: Những mẫu giấy biên nhận tiền chuẩn chỉnh và thông dụng nhất 2021
IV. Những lưu ý khác về giấy ủy quyền
Mỗi một văn bản pháp lý đều sở hữu các đặc tính riêng biệt của nó. Chính bởi vậy người soạn thảo và xác lập nó cần đặc biệt lưu ý để tránh vướng phải các rắc rối sau này. Với mong muốn giúp bạn đọc hoàn thiện được các mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc hoàn hảo thì sau đâu là một vài lưu ý mà bạn cần đặc biệt quan tâm:
- Giấy ủy quyền cần có đầy đủ chữ ký và thông tin về nhân thân như: Họ và tên, năm sinh, CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (có thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp), địa chỉ hộ khẩu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại ...
- Trong Giấy ủy quyền có thể có căn cứ hoặc không. Tuy nhiên nếu có căn cứ thì nó cần liên quan đến nội dung công việc ủy quyền. Ví dụ nếu là ủy quyền thu hồi công nợ thì cần phải kèm theo các mẫu biên bản xác nhận công nợ,biên bản xác nhận nợ biên bản xác nhận thanh toán, biên bản xác nhận hàng hóa đã mua và một số văn bản kèm theo khác.
- Phạm vi ủy quyền cần thể hiện các công việc cụ thể cần thực hiện như: ủy quyền lấy bằng tốt nghiệp đại học, ủy quyền nộp thuế thu nhập cá nhân, ... Khi được ủy quyền thì người nhận ủy quyền sẽ ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan, nộp thuế cũng như chi phí đi kèm.
- Thời hạn ủy quyền nêu rõ thời gian ủy quyền là số ngày tháng cụ thể, có thể ghi đến khi hoàn thành xong công việc.
Xem thêm: Tổng hợp mẫu giấy nhận xét thực tập chuẩn nhất 2021
V. Các mẫu giấy ủy quyền mới nhất
1. Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc dùng cho mọi trường hợp
Mẫu giấy ủy quyền cho mọi trường hợp
2. Mẫu giấy ủy quyền tổ chức cho cá nhân
Mẫu 1:
Mẫu giấy ủy quyền tổ chức cho cá nhân mẫu 1
Mẫu 2:
Mẫu giấy ủy quyền tổ chức cho cá nhân mẫu 2
3. Mẫu giấy ủy quyền ký hợp đồng
Mẫu giấy ủy quyền ký hợp đồng
Xem thêm: Tổng hợp những mẫu giấy đề nghị thanh toán chuẩn nhất hiện nay
VI. Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc
1.Bố cục của giấy ủy quyền
Để đảm bảo tính phát lý cũng như thể hiện đầy đủ được nội dung công việc muốn ủy quyền thì các mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc cần phải có bố cục rõ ràng, logic. Hiện nay các giấy ủy quyền được ghi nhận gồm 4 phần chính cụ thể như sau:
- Bên ủy quyền: Tại đây cần nêu rõ thông tin cá nhân và địa chỉ liên hệ của người ủy quyền.
- Bên được ủy quyền: Ở đây cũng cần phải có đầy đủ các thông tin như đã nêu đối với bên uỷ quyền.
- Nội dung ủy quyền: Giấy ủy quyền cần ghi rõ công việc, nghĩa vụ, quyền hạn và thời gian mà bên ủy quyền được phép thực hiện công việc. Trong một số giao dịch không yêu cầu có sự xác nhận của nhà nước thì có thể nhờ bên thứ ba ký xác nhận làm chứng.
- Cam kết: Giấy phải có lời cam kết và chữ ký của 2 bên liên quan cũng như chịu trách nhiệm về nội dung cam kết. Nếu sau này có xảy ra tranh chấp thì tòa án sẽ dựa vào văn bản này để giải quyết.
2.Hướng dẫn viết giấy ủy quyền
Mặc dù hiện nay các mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc khá là phổ biến đặc biệt tại các tổ chức, doanh nghiệp và công ty. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người còn bỡ ngỡ và chưa biết cách viết văn bản này sao cho chuẩn. Chính bởi vậy sau đây chúng tôi xin đưa ra cách hướng dẫn bạn viết giấy ủy quyền đúng và khoa học nhất:
- Cần phải có đầy đủ quốc hiệu tiêu ngữ và tên của giấy ủy quyền.
- Tiếp theo bạn cần phải ghi đầy đủ các thông tin như họ và tên, địa chỉ liên hệ, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân kèm theo là ngày cấp và nơi cấp của các bên tham gia. Các thông tin này là hết sức quan trọng vì nó thể hiện được tư cách pháp lý của bên ủy quyền cũng như bên được ủy quyền.
- Nội dung được ủy quyền cần ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người được ủy quyền. Trong dó cần nêu rõ nội dung văn bản giấy tờ được ký, những công việc mà người được ủy quyền có thể thay mặt người ủy quyền giải quyết và xử lý. Ví dụ đối với việc ủy quyền kiểm tra tiến độ công trình người được ủy quyền có thể thực hiện các biên bản xác nhận khối lượng xây dựng, biên bản xác nhận sự cố, biên bản xác nhận thiệt hại, biên bản xác nhận tình trạng thiết bị phục vụ công trình.
- Cần ghi các nội dung cam kết giữa hai bên khi có tranh chấp phát sinh. Ngoài ra để tránh trường hợp lạm dụng chức năng ủy quyền, người ủy quyền cần ghi rõ thời gian thực hiện ủy quyền.
- Hai bên ký và ghi rõ họ tên vào giấy ủy quyền giải quyết công việc. Đồng thời chữ ký phải được chứng thực theo quy định pháp luật. Người soạn thảo cần lưu ý bởi đây chính và căn cứ để văn bản có hiệu lực trước pháp luật
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu giấy phép kinh doanh online cực đơn giản
VII. Kết luận
Giấy ủy quyền giải quyết công việc là văn bản mang tính pháp lý được quy định rõ trong bộ luật dân sự Việt Nam. Bởi vậy khi soạn thảo văn bản này chúng ta cần hết sức lưu ý để tránh khiến công việc bị chậm chễ. Trên đây là các thông tin được chúng tôi tổng hợp và chắt lọc hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo tại 123Job.