Việc tra cứu giấy phép kinh doanh là rất cần thiết để các cơ sở kinh doanh có thể kịp thời điều chỉnh các thông tin cho chính xác theo quy định. Bài viết sau đây của 123job sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách tra cứu online cực kỳ đơn giản và nhanh chóng.

I. Một số thông tin khái quát về giấy phép kinh doanh 

tra cứu giấy phép kinh doanhMột số thông tin khái quát về giấy phép kinh doanh

Trước khi đi tìm hiểu về cách tra cứu giấy phép kinh doanh qua mạng thì trước hết mời bạn cùng chúng tôi điểm qua một vài thông tin cơ bản về giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Cùng với giấy phép kinh doanh thì các loại giấy tờ, hồ sơ quan trọng khác của doanh nghiệp còn bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận doanh nghiệp và một số giấy tờ khác. Do đó bạn đọc cần phân biệt rõ sự khác biệt và vai trò của những hồ sơ này để sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

Nếu như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được coi là “giấy khai sinh” công nhận sự tồn tại của các cơ sở kinh doanh thì giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp và hộ gia đình có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý của Nhà nước và sự điều chỉnh của Pháp luật. Theo đó, các doanh nghiệp và hộ gia đình muốn kinh doanh trong các ngành nghề nhất định phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện và thủ tục cụ thể theo quy định. 

Ngoài những nội dung cơ bản của doanh nghiệp như tên, mã số thuế, trụ sở chính, số vốn, người đại diện về mặt pháp luật, ngành nghề kinh doanh thì trên giấy phép kinh doanh còn có các thông tin liên quan tới chứng chỉ hành nghề và các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khác. 

2. Giấy phép kinh doanh để làm gì?

Giấy phép kinh doanh là một trong số các công cụ quản lý và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, từ đó đưa ra những chính sách và phương án phát triển phù hợp. Ngoài ra, chỉ khi các cơ sở kinh doanh đảm bảo đầy đủ các điều kiện và yêu cầu đối với ngành nghề mà mình đăng ký thì mới được cơ quan Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh. Do đó các khách hàng và đối tác có thể yên tâm hợp tác và làm việc với các cơ sở này dưới sự bảo đảm của pháp luật.

3. Thời hạn của giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh mang bản chất của cơ chế đề nghị - cấp và đồng thời cũng là quyền kinh doanh hợp pháp của công dân. Thời hạn của giấy phép kinh doanh ở mỗi ngành nghề khác nhau là hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào quy định của Nhà nước đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể và được ghi rõ bởi cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn tối đa nhất cho một giấy phép kinh doanh có thể lên tới 50 năm

4. Quyền hạn của Nhà nước đối với giấy phép kinh doanh 

Đối với giấy phép kinh doanh thì các cơ quan Nhà nước có quyền cấp phép, kiểm tra và thu hồi trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của Pháp luật. Bên cạnh đó, mặc dù một số cơ sở kinh doanh đã đáp ứng được đầy đủ điều kiện và hoàn tất thủ tục xin giấy phép kinh doanh theo yêu cầu nhưng cơ quan Nhà nước hoàn toàn có quyền từ chối cấp phép nếu ngành nghề đăng ký kinh doanh gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích chung của cộng đồng, bị hạn chế số lượng ngành nghề đăng ký hoặc nằm trong phạm vi không được cấp phép tại địa phương đó.

II. Hướng dẫn tra cứu giấy phép kinh doanh trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử 

Để tra cứu giấy phép kinh doanh doanh nghiệp cũng như tra cứu giấy phép kinh doanh hộ cá thể thì bạn thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Truy cập vào trang web tra cứu giấy phép kinh doanh trực tuyến tại Cổng Thông tin điện tử quốc gia để tiến hành tra cứu giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hộ gia đình.

tra cứu giấy phép kinh doanh

Cổng thông tin điện tử quốc gia

Bước 2: Tại ô tìm kiếm ở góc trên cùng bên tay trái của trang chủ, bạn hãy nhập mã số thuế, mã số doanh nghiệp hoặc tên doanh nghiệp rồi nhấn vào nút Tìm kiếm. 

Bước 3: Nếu bạn tra cứu giấy phép kinh doanh của công ty qua mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp thì kết quả sẽ được hiển thị chính xác các thông tin của doanh nghiệp mà bạn đang cần tìm, bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài; tên doanh nghiệp viết tắt.

  • Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

  • Mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế của hộ kinh doanh.

  • Loại hình pháp lý của cơ sở kinh doanh.

  • Ngày bắt đầu thành lập cơ sở kinh doanh.

  • Tên người đại diện theo pháp luật trên giấy đăng ký kinh doanh.

  • Địa chỉ trụ sở chính của cơ sở kinh doanh.

  • Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Nếu bạn tìm kiếm thông tin bằng Tên doanh nghiệp, tên cơ sở thì có thể hệ thống sẽ cho hiển thị rất nhiều kết quả trùng nhau và bạn cần phải tìm đúng cơ sở kinh doanh của mình bằng cách click vào tên doanh nghiệp được hiển thị để xem thông tin chi tiết. Như vậy là bạn đã thực hiện thành công thao tác tra cứu giấy phép kinh doanh TpHCM, Hà Nội hay các tỉnh thành khác trên cả nước. Để tra cứu giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh hay tra cứu giấy phép kinh doanh HCM thì bạn cũng thực hiện các thao tác tương tự như trên.

III. Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế

Bên cạnh việc tra cứu giấy phép kinh doanh công ty và hộ cá thể thì bạn cũng có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế tại Cổng Thông tin điện tử quốc gia theo các bước như sau:

Bước 1: Bạn hãy truy cập vào Cổng Thông tin điện tử quốc gia để tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế. 

Bước 2: Tại ô tìm kiếm ở góc trên bên phải màn hình trang chủ, bạn có thể nhập mã số thuế của công ty, mã số đăng ký doanh nghiệp hoặc Tên doanh nghiệp như thao tác tra cứu giấy phép kinh doanh công ty mà chúng tôi vừa trình bày ở trên. Để kết quả được hiển thị nhanh và chính xác nhất thì bạn nên điền mã số thuế của doanh nghiệp. Trong trường hợp không nhớ rõ mã số thuế hay mã số doanh nghiệp thì bạn có thể điền tên công ty và hệ thống sẽ cho hiển thị danh sách các doanh nghiệp có tên giống hoặc gần giống. Dựa vào phần mô tả thông tin của doanh nghiệp mà bạn có thể tìm chính xác tên công ty của mình. 

Bước 3: Sau khi hệ thống đã hiển thị chính xác các thông tin đã đăng ký, bạn có thể nhấn vào Xem thêm để rà soát tất cả các ngành nghề kinh doanh của công ty.

Như vậy là bạn đã hoàn tất các thao tác tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế cực kỳ đơn giản và dễ dàng thực hiện.

IV. Cách tra cứu thay đổi đăng ký kinh doanh 

tra cứu giấy phép kinh doanh

Cách tra cứu thay đổi đăng ký kinh doanh

Cùng với việc tra cứu giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, tra cứu giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh và tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế thì bạn cũng hoàn toàn có thể tra cứu các thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh chỉ với một vài thao tác đơn giản không kém. 

Bước 1: Truy cập vào website Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Bước 2: Gõ chính xác mã số thuế, mã số doanh nghiệp hoặc Tên doanh nghiệp vào ô tìm kiếm để hệ thống lọc và hiển thị kết quả.

Bước 3: Sau khi hệ thống đã cho hiển thị chính xác doanh nghiệp của bạn thì hãy click vào đường link tên doanh nghiệp ở bên dưới để xem các thông tin chi tiết.

Bước 4: Nhấn chuột vào mục Bố cáo điện tử và xem các thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh tại file PDF đính kèm.

Như vậy là bạn đã hoàn tất các thao tác tra cứu thay đổi đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Bạn có thể xem và tải về rồi in các thông tin này dựa trên file PDF được công bố trên hệ thống để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

V. Kiểm tra thông tin kinh doanh của doanh nghiệp đã được công bố hay chưa 

Bước 1: Truy cập vào trang web tra cứu giấy phép kinh doanh tại Cổng Thông tin điện tử quốc gia và chọn mục Bố cáo điện tử. 

Bước 2:  Trong mục Chức năng, bạn hãy click vào ô Tìm bố cáo điện tử.

Bước 3:  Bạn hãy điền các thông tin mà hệ thống yêu cầu để lọc tìm kiếm, bao gồm:

  • Ngày đăng: Bạn có thể ước lượng khoảng thời gian mà bạn đăng bố cáo.

  • Loại công bố: Lựa chọn loại hình công bố tùy theo loại bố cáo đã đăng (đăng ký mới đối với các cơ sở kinh doanh vừa thành lập, đăng ký thay đổi, giải thể, loại khác, mẫu dấu, thông báo thay đổi, vi phạm/thu hồi).

  • Tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính: Điền chính xác địa chỉ trụ sở doanh nghiệp.

  • Mã số doanh nghiệp: Bạn có thể điền mã số đăng ký doanh nghiệp hoặc bỏ qua nếu đã điền tên doanh nghiệp.

  • Tên doanh nghiệp: Điều tên đầy đủ của doanh nghiệp hoặc bỏ qua nếu đã điền mã số doanh nghiệp.

  • Các thông tin như tên tài khoản và mã số nội bộ hệ thống không nhất thiết phải điền.

Bước 4: Sau khi đã hoàn tất thông tin theo yêu cầu, nhấn nút Tìm kiếm.

Bước 5: Sau khi hệ thống hiển thị kết quả thì bạn có thể mở file PDF để rà soát lại nội dung đăng ký doanh nghiệp được bố cáo đã chính xác hay chưa.

Trên đây là toàn bộ các thông tin hướng dẫn tra cứu giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp và hộ gia đình trên Cổng thông tin điện tử quốc gia. Ngoài việc tra cứu giấy phép kinh doanh thì bạn cũng hoàn toàn có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh qua mã số thuế, tra cứu thay đổi đăng ký kinh doanh và kiểm tra thông tin của doanh nghiệp đã được bố cáo. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sắp tới.