Việc lập kế hoạch marketing luôn cần thiết đối với những người khởi nghiệp. Vậy cần làm những gì để chuẩn bị hoàn chỉnh cho một Marketing plan, những bước để lập kế hoạch, những rủi ro tiềm ẩn mà những nhà khởi nghiệp cần tránh? Cùng nhau tìm hiểu
Đối với những nhà khởi nghiệp trong ngành kinh doanh, khi thực hiện một dự án bán hàng, họ cần lên kế hoạch marketing. Việt lập kế hoạch marketing được xem như một quá trình bắt buộc đối với các nhà đầu tư mạo hiểm trước việc ra mắt dịch vụ của họ. Bài viết mà chúng tôi muốn chia sẻ sau đây sẽ hướng dẫn các bạn lập kế hoạch marketing, những quá trình cần có cho marketing plan. Còn chần chờ gì nữa, chúng ta bắt đầu thôi
I. Tìm hiểu chung về kế hoạch marketing.
1. Kế hoạch marketing là gì?
Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, bộ phận marketing được củng cố hàng đầu. Nhiều mục tiêu khác nhau khiến cho đội ngũ nhân lực luôn phải thay đổi việc lên kế hoạch marketing thường xuyên sao cho phù hợp với xu hướng hiện tại
Wikipedia cũng đề cập về Marketing plan: “ A marketing plan is a comprehensive document or blueprint that outlines a business advertising and marketing efforts for the coming year” miêu tả việc lập kế hoạch marketing là một dạng văn bản hoàn chỉnh thể hiện những chính sách quảng cáo và những thành tựu của một bộ phận cho dự án trong năm sau. Có thể thấy, việc lập kế hoạch marketing có thể so sánh doanh thu theo hằng năm nhằm phát triển.
2. Tại sao cần lập kế hoạch marketing?
Đối với những dự án kinh doanh cần có những con số chính xác và thành lập mục tiêu, lên kế hoạch hằng năm là điều vô cùng cần thiết, ngoài ra việc này còn giúp bạn củng cố nếu thực hiện marketing plan nhiều lần và có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, tránh được nhiều sai lầm xảy ra hơn.
Lên kế hoạch marketing có thể giúp bạn:
+ Tất cả các bộ có thể tập trung vào một mục tiêu mà không bị phân tâm
+ Kế hoạch marketing chỉ rõ cụ thể những gì cần làm, không gây phí thời gian mà bạn đưa ra
+ Quản lý được thời gian thực hiện công việc
+ Tính toán trước được trong việc chi tiêu, tránh được những sai lầm đầu tư
+ Giúp cho các bộ phận kiểm tra được quá trình lẫn nhau mà không gây ra hiểu lầm
3. Một số vấn đề lớn của việc lập kế hoạch
Việc lên kế hoạch marketing luôn luôn không tránh khỏi những sai lầm không đáng có, những nhà đầu tư luôn tìm ra những giải pháp để tạo ra một hướng đi khác cho họ trong Marketing plan. Sau đây là top những sai lầm trong việc lập kế hoạch marketing:
+ Cấp quản lý không có tiếng nói chung: Trong marketing plan, có nhiều mảng công việc hoạt động đóng góp lẫn nhau, tuy nhiên, sự sai khác chuyên ngành có thể khiến cho các cấp quản lý dễ tạo ra những buổi thảo luận không đáng có, thậm chỉ là tranh cãi do không có cùng ý tưởng
+ Đâu là chiến lược, đầu là chiến thuật: Nhiều nhân viên hiểu sai về hai thuật ngữ này, điều này dễ dẫn đến sự sai lệch về thời gian vì chiến thuật có kỳ hạn ngắn hơn và không mang tính khái quát so với chiến lược
+ Sự thiếu hụt nguồn lực: Nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch marketing, đôi khi sự thiếu hụt có thể dẫn đến những sai sót công việc họ phải chịu trách nhiệm cùng một lúc nhiều công việc khác nhau
+ Sự thiếu hụt dự đoán về xu hướng khách hàng: trong marketing plan, cập nhập những trend mới nhất là điều cần thiết, bộ phận lên kế hoạch marketing nếu lạc hậu trong công việc này rất dễ không bắt kịp với thị hiếu thị trường, lợi nhuận công ty kiếm được cũng giảm dần
+ Dự đoán sai kết quả doanh thu: trong việc lập kế hoạch marketing, tất cả những bộ phận đều dự đoán về mục đích kết quả doanh thu. Tuy nhiên, những tác động ngoại cảnh có thể ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình và kỳ vọng không đúng như mong muốn
II. Quá trình lập Kế hoạch Marketing
Có rất nhiều cách để lập kế hoạch Marketing, tuy nhiên, luôn có những tiêu chuẩn nhất định trong những quá trình để tạo ra một Marketing plan hoàn chỉnh. 5 giai đoạn quan trọng được trường Đại học Oxford đơn giản hóa bằng những câu hỏi khác nhau:
Những câu hỏi được đưa ra trước khi lập nên Marketing plan
+ Chúng ta đang ở vị trí nào? Câu hỏi nhằm xác định tình hình chung hiện tại của công ty
+ Chúng ta muốn ở vị trí nào? Xây dựng kế hoạch
+ Làm sao để đạt được vị trí đó? Các phương thức kế hoạch trong thời gian dài
+ Phương thức nào hiệu quả cao nhất? Brainstorm để tìm ra, củng cố, chỉ định hiệu quả
+ Con đường khác cho kế hoạch? So sánh, tìm rủi ro, và đưa ra những biện pháp củng cố
Ngoài ra, điều cần thiết để lập nên một kế hoạch marketing hoàn chỉnh, chúng ta cần hiểu rõ cộng sự của mình như thế nào, về cách tiếp cận, về tính cách và khả năng, để hoàn thành công việc một cách mượt mà nhất có thể
1. Giai đoạn thứ nhất: Phân tích tình hình
Việc phân tích tình hình có thể thể hiện rõ khái quát hệ thống của doanh nghiệp, những xu hướng mà doanh nghiệp hướng tới về nhiều mặc trong kế hoạch marketing
Tuy có nhiều mảng khác nhau trong kinh doanh, dựa vào bảng phân tích tình trạng có thể sắp xếp thứ tự làm việc và giúp đỡ cho việc những cấp quản lý hỗ trợ nhịp nhàng lẫn nhau
1.1 Thông tin về thị trường (Market summary)
- Thông tin thị trường chính là những kiến thức chuyên về mảng mà công ty đang hoạt động. Thông thường các doanh nghiệp thường có một bản tóm tắt thị trường bao gồm: sự phát triển, thị hiếu, thuộc tính thị trường, xu hướng hiện tại
- Thị trường và các thuộc tính của nó:
+ Nhân khẩu học: thông tin cá nhân, lối sống, thuộc tầng lớp nào, sức khỏe
+ Địa lý học: Nông thôn hay đô thị, đông dân hay ít người, văn hóa nơi đây
+ Quy mô và sự phát triển của thị trường: tiềm năng phát triển, đối thủ cạnh tranh
+ Nhu cầu thị hiếu: phù hợp với đời sống của khách hàng, những thứ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày
+ Xu hướng: các sản phẩm được đánh giá cao và được nhiều người sử dụng hơn so với binh thường
1.2 Phân tích về cạnh tranh (Competition)
Cần có một bộ phận tìm hiểu đối thủ và dự đoán kế hoạch của bên thứ ba:
+ Họ là ai?
+ Họ sản xuất hàng hóa gì cho doanh nghiệp?
+ Những hoạt động và tốc độ phát triển của họ
Việc cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp luôn là điều cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhờ vào nó có thể giúp các doanh nghiệp thúc đẩy sự sáng tạo và không ngừng lập kế hoạch marketing để bắt kịp xu hướng và tạo tính đa dạng cho một ngành công nghiệp
1.3 Phân tích về sản phẩm ( Product offering )
Việc phân tích tính chất của sản phẩm có đáp ứng được những chỉ tiêu của doanh nghiệp hay không là vô cùng cần thiết, thúc đẩy củng cố sự sản xuất hàng hóa. Không chỉ là tính chất cơ bản, các nhà doanh nghiệp cần mang tới cho xã hội những sản phẩm bao gồm nhiều tính năng giúp cải thiện, tuy nhiên, tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi. Những nhà doanh nghiệp cần hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại mang tính lâu dài
Quảng bá tính năng cũng có thể giúp khách hàng hiểu được giá trị của sản phẩm đó, chế độ dịch vụ tư vấn khách hàng sẽ tạo ra các mối quan hệ, đây cũng là một trong những kế hoạch marketing của nhiều công ty truyền thống
1.4 Phân tích SWOT
Để xác định điểm mạnh yếu của vấn đề đó, việc lập SWOT có thể giúp đơn giản hóa việc phân tích thông tin để đẩy mạnh tiến độ sản xuất
Một số câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn xác định những thế mạnh và điểm yếu tiềm ẩn như
+ Điểm mạnh: Sản phẩm của bạn vượt trội gì trong thị yếu khách hàng, điểm mạnh cạnh tranh của bạn là gì, trong tương lai bạn sẽ phát triển tính năng sản phẩm như thế nào
+ Điểm yếu: Những điều cần củng cố cho sản phẩm của bạn, những thiếu sót mà doanh nghiệp của bạn phải đối mặt, những hạn chế trong sản phẩm của các bạn
+ Cơ hội: Bạn đã đủ khai thác thị trường của mình? Bạn đã lên kế hoạch marketing mới mẻ gì trong tương lai? Nếu sản phẩm của bạn gây ấn tượng với khách hàng, bạn sẽ phát triển ở mảng sản phẩm khác không?
+ Mối đe dọa: Những thiếu sót, yếu tố khiến cho sản phẩm bị hạn chế
1.5 Chìa khóa thành công và các vấn đề nghiêm trọng
Chìa khóa thành công như một phép ẩn dụ cho con đường thành công của bạn. Tìm ra được yếu tố sáng tạo có thể giúp bạn thu hút sản phẩm trong ánh mắt của khách hàng. Tùy thuộc vào sự phân tích kế hoạch kinh doanh marketing mà bạn có thể đưa ra những ý tưởng hay. Tuy nhiên, để tránh những sai sót không cần thiết mà gây nên sự thất bại của kế hoạch, hãy tìm ra không chỉ một ý tưởng, việc cân nhắc cho những ý tưởng khác có thể bù đắp cho những rủi ro
2. Giai đoạn thứ hai: Xây dựng chiến lược
Khi đã có một nền tảng vững chắc cho sự hiểu biết phân tích từ môi trường marketing, thông tin doanh nghiệp, xu hướng thị trường hiện nay. Hãy bắt tay vào để lập kế hoạch marketing nhằm xác định mục tiêu, định vị được hướng đi của mình để đi tới kết quả cuối cùng
Kế hoạch Marketing luôn cần những mục tiêu
2.1 Mục tiêu Marketing ( Goal)
Những kết quả từ quá trình từ lên kế hoạch marketing đến bán sản phẩm tới khách hàng sao cho đạt yêu cầu tới doanh nghiệp chính là mục tiêu marketing. Có nhiều cách khác nhau để xây dựng lên chiến lược marketing, nhưng tất cả đều hướng về mục tiêu
Nguyên tắc SMART đề cập tới 5 tố chất cần thiết cho việc thiết lập một mục tiêu
2.2 Thị trường mục tiêu
Dựa vào những tính chất của khách hàng và thị trường , từ đó xác định mục tiêu và phân khúc khách hàng để lập ra nhiều nhóm người có cùng tính chất giống nhau, tùy vào thị hiếu mà giới thiệu sản phẩm cần thiết cho nhóm đó. Việc lựa chọn mục tiêu tỉ lệ thuận với doanh thu bán hàng
Ví dụ, những quán ăn bán đồ ăn nhanh luôn được đặt ở vị trí gần những nơi có cơ quan thuộc chuyên ngành giáo dục như trường học, trung tâm dạy học.
2.3 Định vị
Định vị giúp xây dựng nên một hình tượng về sản phẩm đối với một nhóm khách hàng, người tiêu dùng. Một số câu hỏi có thể giúp bạn xác định vị trí của bạn ở đâu trong tâm thức của họ:
+ Giá cả về sản phẩm của công ty bạn và những đối thủ như thế nào?
+ Chất lượng công ty bạn và công ty cạnh tranh như thế nào?
+ Chất lượng dịch vụ/ sản phẩm công ty bạn như thế nào?
Có nhiều cách để định vị cho thương hiệu của bạn, không chỉ là chất lượng dịch vụ mà còn là quảng bá thương hiệu. Từ đó tạo ra nền tảng vững chắc để tạo nên những chiến lược kinh doanh
3. Giai đoạn thứ ba: Phát triển chiến thuật
3.1 Mô hình Kim Tự Tháp
Được đề xuất bởi Tim Berry, dựa vào cấp bậc thể hiện tầm quan trọng của và ngân sách có để chi ra những phần cần thiết.
3.2 Marketing Mix
Được sử dụng khá nhiều trong chiến thuật kinh doanh, việc kết hợp nhiều chiến lược có thể giúp giảm thiểu số lượng dự án, đổi lại chi phí cũng tiết kiệm
Mô hình 4P có thể phát triển tất cả các mảng trong doanh nghiệp, ngoài ra khi có một mảng phát triển với tốc độ nhanh hơn, doanh nghiệp có thể phát triển nhiều hơn ở mảng đó
3.3 Thông tin về tài chính
Việc liệt kê ra thông tin tài sản có thể giúp bạn chi tiêu phù hợp mà không lo dư hoặc thiếu tiền, ngoài ra thông tin về tài chính có thể giúp bạn:
+ Tìm điểm được thời gian chưa sinh ra lợi nhuận: xác định được thời điểm hòa vốn có thể giúp doanh nghiệp chuẩn bị đủ doanh thu để duy trì hoạt động
+ Doanh thu trong tương lai gần: dựa vào việc lên kế hoạch marketing để dự đoán doanh thu trong những kỳ tới bài bản và có căn cứ
+ Các chi phí cần thiết và ngoài lề: Nhằm thống kê tổng chi phí thực hiện dự đoán, những doanh thu bên lề cũng cần được lên danh sách vì tổng số tiền để chi cũng không hẳn là con số nhỏ
4. Giai đoạn thứ tư: Đo lường
Bảng kế toán giúp thể hiện củ thể những thông tin cần thiết
Để tổng kết những quá trình trên, giai đoạn cuối cùng sẽ lập danh sách những việc cần làm theo thứ tự và chi phí cho mỗi hoạt động cùng việc phân công nhân lực. Ngoài ra ghi chép những dự đoán kinh doanh và những chiến thuật phụ có thời điểm nhất định , dễ dàng cho việc kiểm tra và thay đổi
Dựa vào giai đoạn này để so sánh những chỉ số KPI sau khi có doanh thu và đánh giá tốc độ tăng trưởng của công ty, ngoài ra còn đánh giá những nỗ lực trong những mảng kinh doanh. Từ đó có thể xem xét tăng lương hoặc thăng chức của cá nhân hoặc một bộ phận chuyên ngành
V. Kết luận
Dựa vào bài đọc này chúng ta đã hiểu rõ hơn về cách lập kế hoạch marketing, thế nào là marketing plan và những bước để có được một kế hoạch marketing hoàn chỉnh dành cho ai đang và sẽ trở thành nhà kinh doanh trong tương lai. Chúc bạn thành công trong tương lai.