Khoai môn - Một loại thực phẩm có lẽ không còn quá xa lạ với mỗi gia đình Việt. Không quá sang trọng, đắt đỏ nhưng với hương vị đặc trưng của mình, những món ăn ngon được làm từ khoai môn vẫn nhanh chóng chinh phục được trái tim người thưởng thức.

Thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của các gia đình Việt, món canh khoai môn có lẽ là một trong những món ăn phổ biến và được ưa chuộng nhất. Bên cạnh là một thực phẩm ngon, có hương vị đặc biệt, củ khoai môn còn rất tốt cho sức khỏe. Vậy công dụng khoai môn là gì? Có những món ăn nào ngon được làm từ củ khoai môn. Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về khoai môn nhé!

I. Nguồn gốc và đặc điểm

1. Nguồn gốc

Cây khoai môn hay còn được gọi là khoai sọ có tên khoa học là Colocasia esculenta có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Người ta cho rằng cây khoai môn đã được trồng rất lâu ở vùng Đông Nam Châu Á để lấy củ làm lương thực trong khoảng hơn 10.000 năm trước đây. Trước khi có cây lúa thì củ khoai môn là cây lương thực chính của vùng này. Từ Đông Nam Á, củ khoai môn phát tán ra khắp vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới khắp thế giới. Và cho tới hiện nay đang đang là loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng, đặc biệt là tại Châu Á.

Nguồn gốc và đặc điểm của khoai mônNguồn gốc và đặc điểm của khoai môn

2. Đặc điểm

  • Thân: Cây khoai môn có thân ngầm phát triển thành củ, thân giả mọc ở phía trên nơi các bẹ lá xếp với nhau. Chiều cao của cây chủ yếu là bẹ lá cao khoảng từ 0,5-1 m.
  • Củ: Phần thân ngầm phát triển thành củ, mỗi bụi có từ 1 đến nhiều củ với nhiều kích thước khác nhau. Vỏ củ có màu xám, tím…tùy thuộc vào giống.
  • Lá: Lá đơn rộng, mọc so le, phiến lá có hình tam giác, gốc lỏm. Bẹ lá họp thành thân giả hoặc tách rời, phát triển từ thân ngầm ở dưới mặt đất.
  • Hoa: Được mọc thành chùm vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây.
  • Loại cây này sinh sản vô tính bằng chồi non phát triển từ củ.
  • Củ khoai sọ không thích hợp để dùng tươi, dùng trực tiếp.

Xem thêm: Rau mồng tơi là rau gì? Công dụng là gì? Lưu ý khi dùng rau mồng tơi là gì?

II. Công dụng khoai môn có thể bạn chưa biết

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Chất xơ và tinh bột kháng có trong củ khoai sọ có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này là do chất xơ có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và hemoglobin A1C. Bên cạnh đó, tinh bột kháng có trong loại củ này có thể cải thiện được độ nhạy của cơ thể đối với insulin, hormone được sử dụng để vận chuyển lượng đường từ máu đến các tế bào. Tăng độ nhạy insulin có thể giúp thúc đẩy việc kiểm soát lượng đường trong máu.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Khoai sọ có hàm lượng kali đáng kể không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển chất lỏng giữa các màng và các mô trong cơ thể mà bên cạnh đó còn giúp giảm căng thẳng, áp lực lên các mạch máu, động mạch. Từ đó tốt cho hệ tim mạch cũng như não bộ.

3. Chống ung thư

Trong khoai sọ có hàm lượng vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa phenol khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và bên cạnh đó còn giúp loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm ra khỏi cơ thể. Các gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm được sinh ra từ quá trình tế bào trao đổi chất và có thể “biến” các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào ung thư, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do này, củ khoai sọ gần như giúp chúng ta chống ung thư hiệu quả.

4. Giúp giảm cân

Khoai môn có tương đối ít calo và chứa nhiều chất cellulose, không chỉ giúp tăng cường cảm giác no mà còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, đẩy nhanh quá trình đốt cháy chất béo. Vì thế mà loại củ này rất thích hợp cho những người muốn giảm cân.

Công dụng khoai môn có thể bạn chưa biếtCông dụng khoai môn có thể bạn chưa biết

5. Tốt cho hệ tiêu hóa

Một trong những lợi ích to lớn nhất của khoai môn là giúp kích thích hoạt động tiêu hóa trong cơ thể hiệu quả. Trong một bài nghiên cứu, khoai sọ có chứa khoảng 27% lượng chất xơ bạn cần hấp thụ mỗi ngày. Chính vì vậy, loại thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa.

6. giàu chất chống Oxy hóa

Lá và củ khoai môn đều là những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa vô cùng tuyệt vời. Đặc biệt trong loại củ này còn có quercetin - một chất polyphenol có đặc tính chống viêm, chống virus và chống ung thư.

7. Hỗ trợ hệ miễn dịch

Một trong những công dụng khoai môn quan trọng không thể không kể đến là hỗ trợ hệ miễn dịch. Protein chất nhầy có trong loại củ này khi đi vào cơ thể có thể sản xuất globulin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

8. Tốt cho làn da

Vitamin A, vitamin E và chất chống Oxy hóa có trong củ khoai môn giúp cho làn da của bạn trở nên đẹp, giảm nếp nhăn.

Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rau cải xoong đối với sức khỏe?

III. Các món ăn từ khoai môn

1. Khoai môn bọc tôm và bọc trứng cút chiên giòn

Khoai môn bọc tôm và bọc trứng cút chiên đang là món ăn vặt cực hấp dẫn của giới trẻ. Với lớp khoai môn giòn tan bên ngoài, phần trứng cút lộn ngọt bùi chấm, tôm tươi mang đậm tinh túy của vị biển kết hợp với nước mắm chua ngọt, thêm tí rau răm thơm thơm, đây hứa hẹn sẽ là món ăn lý tưởng cho những bữa tụ họp bạn bè.

2. Canh khoai môn

Canh khoai môn là món ăn phổ biến của nhiều gia đình Việt Nam. Món canh khoai sọ thường được nấu cùng với xương hoặc sườn. Với nước dùng có vị ngọt thanh, béo ngậy kết hợp với khoai môn, tất cả đã làm nên một món canh vô cùng hấp dẫn và được nhiều gia đình yêu thích. Và đặc biệt trong những ngày quan trọng như giỗ, lễ… thì đây là món canh không thể thiếu trong mâm cơm tiếp đón khách của người Việt.

Canh khoai sọ - Món ăn quen thuộc trong mâm cơm gia đình ViệtCanh khoai sọ - Món ăn quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt

3. Lẩu bò khoai môn

Vào những ngày mưa hay ngày đông giá rét, còn điều gì ấm cúng hơn khi được cùng gia đình quây quần bên nồi lẩu bò khoai môn. Lẩu bò khoai môn là tinh tuý của thịt bò cùng với các nguyên liệu như khoai môn bùi và béo, nước dùng lại ngọt thanh, đậm đà.

4. Chè khoai môn

Bên cạnh các món chè phổ biến như chè bưởi, chè đậu xanh, chè bắp, chè thập cẩm.... thì món chè khoai môn cũng mang đến một sức hấp dẫn đặc biệt. Khi ăn chè khoai môn, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi của khoai môn, dẻo dẻo thơm thơm của nếp và đậu xanh, hương thơm quyến rũ của nước cốt dừa khiến bạn không thể chối từ.

5. Kem chanh dây khoai môn

Vào những ngày thời tiết nóng nực, còn điều gì tuyệt hơn khi được thưởng thức những món kem nói chung và kem chanh dây khoai môn nói riêng. Với vị hơi chua chua của chanh dây, kết hợp cùng vị ngọt của sữa, vị hơi béo của khoai môn… tất cả đã tạo nên một hương vị mùa hè tuyệt vời khiến ai cũng muốn được thưởng thức.

Bên cạnh những món ăn đó thì một món từ khoai môn cũng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay là trà sữa khoai môn. Với màu sắc bắt mắt, hương vị đậm đà, béo ngậy, thơm ngon, một ly trà sữa khoai môn đã nhanh chóng chinh phục được trái tim của rất nhiều bạn trẻ.

Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng của quả bơ là gì? Ăn bơ như thế nào là đúng cách?

IV. Hướng dẫn cách làm chè khoai môn nước cốt dừa

Một bát chè khoai môn cho những ngày hè nóng nực là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Vậy bạn đã biết cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa chưa? Nếu chưa thì cùng đừng lo, dưới đây 123job sẽ bật mí tới bạn cách nấu chè khoai môn. Lấy số ra Note lại để vào một ngày cuối tuần nào đó nấu cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!

a. Nguyên liệu

  • 400g khoai môn
  • 200g đường phèn
  • 1 muỗng canh bột năng
  • 400ml nước cốt dừa
  • 2 muỗng canh đường
  • 100g dừa nạo.

b. Cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa

Bước 1: Nấu khoai

Khoai môn sau khi mua về thì gọt vỏ, cắt thành những miếng vuông nhỏ. Tiếp theo đó là cho vào nồi cùng với 1.2 lít nước nấu trong khoảng 20 phút cho đến khi khoai mềm. Lưu ý là trong quá trình nấu, nếu thấy bọt nổi lên thì bạn vớt ra nhé!

Bước 2: Thêm đường phèn

Khi khoai đã nấu trong vòng 20 phút thì lúc này bạn cho 200g đường phèn vào nồi rồi nấu thêm 15 phút nữa. Nếu không có đường phèn bạn có thể dùng đường cát trắng tuy nhiên đường phèn sẽ cho ra một chén chè có vị ngọt thanh, nhẹ nhàng hơn.

Cách nấu chè khoai môn nước cốt dừaCách nấu chè khoai môn nước cốt dừa đơn giản

Bước 3: Cho bột năng vào

Pha bột năng cùng với nước, khuấy đều cho tới khi hòa tan. Sau đó đổ bột năng từ từ vào nồi cho tới khi nào hỗn hợp trong nồi sánh lại tính có thể tắt bếp.

Bước 4: Cho nước cốt dừa vào

Cho thêm 400ml nước cốt dừa vào nồi. Nêm nếm thử vị của món chè xem đã đủ độ ngọt hay chưa, nếu chưa thì cho thêm đường vào,

Bước 5: Hoàn thành

Múc chè ra chén và chan thật nhiều nước cốt dừa lên, có thể kèm theo đó là một chút dừa tươi thái sợi mỏng là có thể thưởng thức.

V. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về củ khoai môn như công dụng khoai môn, các món ăn ngon từ khoai môn, cách nấu chè khoai môn mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về củ khoai môn ở bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích. 123job chúc bạn có những bữa ăn ngon miệng bên những món ăn ngon được làm từ củ khoai môn nhé!