Bắp ngô với nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người nên thường được đưa vào thực đơn hàng ngày. Bạn đã biết về những công dụng của ngô và những đối tượng nên tránh món ăn màu sắc này?
Bắp ngô là một trong những món ăn thường ngày quen thuộc của người Việt Nam, không những là món ăn thanh mát mà còn kết hợp được với nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có biết công dụng của ngô chưa hay những đối tượng nên kiêng ăn món ăn này. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mà mỗi người chỉ nên ăn vừa đủ để lấy được hết những tác dụng của bắp ngô.
I. Bắp ngô là gì? Thành phần dinh dưỡng của bắp ngô
Ngô hay còn được gọi là bắp là một trong những ngũ cốc phổ biến nhất hiện nay, nó là giống cây thuộc họ cỏ, có nguồn gốc chính từ Trung Mỹ nhưng hiện được trồng ở nhiều đất nước trên toàn thế giới. Hiện nay, trên thế giới có nhiều giống ngô khác nhau nhưng có một số loại hạt chính như ngô ngọt, ngô nếp, ngô đồng, ngô nổ dùng làm bỏng ngô hay ngô đá. Ngô cũng có nhiều cách chế biến như hấp, luộc, chiên, trộn salad, làm bỏng ngô và sử dụng làm thành nhiều sản phẩm khác như bột ngô, syrup,... Một số loại khác thì được dùng làm thức ăn cho gia cầm, gia súc.
Món ngon với bắp ngô
Vì có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất nên công dụng của ngô với sức khỏe con người là không thể chối cãi. Ngô cũng có nhiều màu sắc khác nhau tùy vào giống, ví dụ màu vàng, đỏ tím, xanh, đen hay màu trắng ngà.
Để biết đến tác dụng của bắp ngô, thì cần tìm hiểu về thông tin dinh dưỡng trong 100g ngô:
- 96 Calo
- 73% nước
- 3.4g carb
- 4.5g đường
- 2.4g chất xơ
- 1.5g chất béo
Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng của nấm hương là gì? 7 tác dụng của nấm hương với sức khỏe
II. Công dụng của bắp ngô đối với sức khỏe
1. Tốt cho người bị tiểu đường
Lượng đường trong máu người tăng cao là lý do dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp, từ đó các gốc tự do sẽ tác động làm cho tình trạng thiếu oxy trở nên trầm trọng hơn. Những anthocyanin và flavonoid có trong bắp ngô lại là những chất chống lại gốc tự do mạnh nên công dụng của ngô là loại bỏ các gốc tự do, cải thiện lưu lượng máu, tăng tiết insulin, bảo vệ tế bào tuyến tụy và ngăn ngừa suy thận.
Tác dụng của bắp ngô với người bị tiểu đường
2. Tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa
Bắp ngô được biết đến như một thực phẩm giàu chất xơ ăn kiến, chứa cả những sợi hòa tan và không hòa tan, tuy nhiên, hàm lượng chất xơ không hòa tan cao nên tác dụng của bắp ngô là giúp ngăn ngừa táo bón và những vấn đề đường ruột khác bằng cách thúc đẩy phân mêm qua ruột. Điều này giúp cơ thể có thể tránh hội chứng ruột kích thích và tiêu chảy.
Sự di chuyển dễ dàng của phân cũng giúp tránh được nhiều vấn đề về tiêu hóa như táo bón hay ung thư ruột kết. Chất xơ hòa tan trong ngô cũng giúp ngăn sự hấp thụ cholesterol bằng cách biến nó thành một dạng gel.
3. Cải thiện não bộ
Nếu bạn trong tình trạng thiếu vitamin B1 thì cơ thể và đầu óc luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu tập trung, đồng thời giảm khả năng ghi nhớ. Với vitamin B1, công dụng của ngô là cung cấp acetylcholine giúp cải thiện chức năng của não bộ, đồng thời cải thiện trí nhớ.
Xem thêm: Nguồn gốc và đặc điểm cây khoai môn? Tác dụng của khoai môn là gì?
Tác dụng của bắp ngô trong cải thiện não bộ
4. Chống ung thư
Trong hạt bắp ngô có chứa nhiều chất beta-cryptoxanthin - một trong những loại carotenoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả. Có một nghiên cứu được thí nghiệm trên 63.000 người trường thành tại Trung Quốc cho thấy những người có chế độ ăn nhiều beta-cryptoxanthin có thể giảm được 27% nguy cơ ung thư phổi. Một nghiên cứu khác, ở 35.000 người tham gia cho kết quả, những người ăn nhiều thực phẩm nguyên hạt như bắp ngô giảm được nguy cơ ung thư vú. Lý do chính là trong bắp ngô có chứa hàm lượng cao chất xơ cũng như những dưỡng chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị ung thư.
5. Ngăn ngừa thiếu máu
Vấn đề thiếu máu là do thiếu vitamin B12, chất sắt cũng như axit folic. Công dụng của ngô là giúp bạn ngừa thiếu máu vì có chứa nhiều những hợp chất trên khá quan trọng cho quá trình hình thành hồng cầu. Có một sự khác biệt giữa hương vị và giá trị dinh dưỡng của từng loại bắp ngô. Protein, hàm lượng vitamin và chất béo của ngô ngọt cao hơn gấp 2 lần, lượng selen cap gấp 8-10 lần so với bắp ngô khác.
6. Bảo vệ đôi mắt
Công dụng của ngô với sự góp mặt của Lutein và zeaxanthin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thị lực. Sự thiếu hụt những carotenoit gây ra vấn đề đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng hay những rối loạn nhãn khoa do vấn đề tuổi tác. Bên cạnh đó, vitamin A cũng rất cần thiết cho một đôi mắt khỏe, sáng đẹp. Màu sắc của ngô cũng thể hiện những lợi ích sức khỏe khác nhau, lý do là vì chúng chứa sắc tố không giống nhau. So với ngô trắng thì bắp ngô vàng lại có chứa beta-carotene và zeaxanthin tốt cho việc duy trì sức khỏe đôi mắt.
7. Làm đẹp da
Tác dụng của bắp ngô cũng góp phần mang lại một làn da khỏe mạnh và tươi sáng cho chị em phụ nữ. Lượng vitamin E có trong bắp ngô có khả năng thúc đẩy sự phân chia tế bào, ngăn ngừa nếp nhăn nên mang lại cho bạn một làn da đẹp.
Xem thêm: Sữa hạt là gì? Có nên dùng sữa hạt thay thế sữa bò hay không?
8. Bảo vệ tim mạch
Bắp ngô là một loại thực phẩm có chứa cả chất xơ không hòa tan và hòa tan. Những chất xơ hòa tan giúp liên kết với cholesterol trong mật, đã được bài tiết từ gan, sau đó truyền đi khắp nơi trong cơ thể và hấp thụ tiếp những cholesterol có hại. Bên cạnh đó, tác dụng của bắp ngô với sự có mặt của vitamin B góp phần làm giảm homocysteine. Nếu bạn không biết thì khi homocysteine tăng cao thì có thể phá hủy các mao mạch, từ đó là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tác dụng của bắp ngô trong bảo vệ tim mạch
9. Tốt cho phụ nữ mang thai
Đối với những phụ nữ mang thai luôn được bác sĩ khuyên tăng cường chất folate khi bị thiếu vì nó là chất giúp giảm nguy cơ sảy thai và khuyết tật ở thai nhi. Trong khi đó, ngô lại là thực phẩm chứa nhiều folate, nên nếu bạn thường xuyên ăn bắp ngô thì không cần bổ sung thêm những viên folate vì nó giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.
10. Rất giàu khoáng chất
Như những thông tin ở trên về công dụng của bắp ngô thì nó có chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Bắp ngô có lưỡng folate cao và vitamin B1, cùng với những giá trị dinh dưỡng khác như vitamin C, magie, kali, phốt pho. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua số lượng ít nhưng vẫn có những vitamin A, E, B -6, đồng, sắt.
III. Bao nhiêu calo trong 1 trái bắp luộc?
Từ nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, hàm lượng calo trong 1 trái bắp luộc rơi vào khoảng 177 Kcal/100g hạt ngô. Theo đó thì cali và tinh bột không thua kém so với 1 bát cơm trắng. Vậy tính ra thì hàm lượng calo khá lớn nên nhiều người dù rất thích ăn ngô nhưng sợ tăng cân. Tuy nhiên, được biết hàm lượng chất béo trong bắp ngô chủ yếu là omega 3 và omega 6 có lợi cho sức khỏe, không gây tăng cân nếu bạn nạp thực phẩm một cách hợp lý.
Xem thêm: 11 lợi ích bất ngờ của nấm đùi gà? Các món ngon từ nấm đùi gà dễ chế biến
IV. Ăn bắp có giảm cân không?
Như đã đề cập ở trên về tác dụng của bắp ngô thì bắp ngô có chứa một lượng chất xơ cực kỳ dồi dào và chứa tới 114g nước. Bên cạnh đó, chất béo trong bắp ngô là loại rất có lợi cho sức khỏe con người. Chất xơ giúp tăng tác dụng của bắp ngô trong việc giảm cân vì tạo cảm giác no lâu, giảm cơn đói và cơn thèm ăn vặt. Nếu bạn ăn bắp luộc thường xuyên thì bạn cũng nhận ra một số công dụng của ngô, ngô luộc thanh đạm lại bảo quản được chất dinh dưỡng và lượng vitamin.
Ăn bắp có giảm cân không?
Nếu bạn ăn ngô với một lượng vừa phải thì không cần lo ngại về vấn đề tăng cân, bên cạnh đó, nếu tính toán về calo thì trong 100g ngô nhưng đó là tính cả phần lõi ngô, còn nếu tính trên 1 cái ngô thì sẽ có khoảng 30g bắp ngô với 50-70 calo. Vậy nên, theo phân tích về hàm lượng chất dinh dưỡng thì công dụng của ngô có hỗ trợ giảm cân. Bạn hoàn toàn có thể thêm ngô luộc vào bữa sáng thay cho những cơm hay xôi.
V. Ăn ngô đúng cách như thế nào?
Từ thông tin về calo của bắp ngô, thì bạn có biết mình nên ăn bao nhiêu thì hợp lý chưa? Không thể phủ nhật công dụng của ngô mang lại cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn chỉ cần bổ sung 1-2 bắp/ngày và mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 3-4 ngày và không nên ăn liên tiếp các ngày trong tuần. Với đối tượng là trẻ nhỏ và người cao tuổi thì cũng không nên ăn quá nhiều bắp ngô, một tuần không quá 2 lần và chỉ nên ăn 1 bắp 1 lần. Bởi nếu bổ sung nhiều bắp ngô mà hoạt động ít thì sẽ dẫn đến dư thừa calo, dễ tích mỡ và là nguyên do gây ra bệnh béo phì ở trẻ nhỏ và bệnh tiểu đường ở người già.
Bên cạnh đó, bắp ngô nên được ăn vào buổi sáng vừa có thể cung cấp năng lượng cho hoạt động trong ngày, hạn chế dư thừa calo lại tốt cho bộ máy tiêu hóa, từ đó tác dụng của bắp ngô cũng được hỗ trợ giảm mỡ hiệu quả. Bạn cũng nên tránh ăn bắp ngô trước khi ngủ bởi lượng đường, calo, chất béo sau một đêm không tiêu hao được cũng sẽ gây tích tụ mỡ thừa và gây tích mỡ ở bụng, bắp tay.
Ngoài ra, cách chế biến của bắp ngô cũng ảnh hưởng đến lượng calo nên để phát huy tác dụng của bắp ngô trong kế hoạch giảm mỡ thì tránh chiên, xào vì có thể khiến cân nặng của bạn tăng. Để thực đơn phong phú và đa dạng hơn, ngoài hấp và luộc, bạn có thể chế biến thành súp ngô với ức gà, salad rau củ, không những ít calo lại tốt cho việc giảm cân.
Xem thêm: Sữa chua Hy Lạp là gì? Lợi ích của sữa chua hy lạp so với sữa chua thường
VI. Những đối tượng không nên ăn bắp ngô
Dù không thể phủ nhận được công dụng của ngô với sức khỏe nhưng với một số đối tượng thì bắp ngô không phải món ăn dinh dưỡng. Đối tượng thứ nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa, đối tượng này khi ăn lượng chất xơ quá nhiều sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày mà bắp ngô lại chứa nhiều chất xơ, do đó cần kiếng. Những người có vấn đề về xơ gan, viêm loét dạ dày thì khi ăn bắp ngô có thể bị giãn tĩnh mạch hay chảy máu dạ dày. Nguyên nhân là vì bắp ngô là lương thực khô nên khá nhạy cảm với những người bị bệnh liên quan đến tiêu hóa.
Những đối tượng không nên ăn bắp ngô
Bắp ngô được coi là thực phẩm khó tiêu hóa có thể gây tổn thương hay ảnh hưởng đến vết loét đại trang. Ngoài ra, ngô cũng có nhiều cellulose khiến những người bị viêm đại tràng ăn vào sẽ khiến thành ruột bị cọ xát. Vì vậy, những bệnh nhân viêm đại tràng không nên dùng loại thực phẩm này trong quá trình điều trị và phục hồi.
Với những bệnh nhân bị tiểu đường, lượng carb cao trong bắp ngô có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu nên cũng có ảnh hưởng không tốt. Tuy nhiên, nếu nạp ở một mức độ vừa phải thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và bạn nên kết hợp với những thực phẩm chứa chất béo hay protein.
Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng của quả bơ là gì? Ăn bơ như thế nào là đúng cách?
VII. Top 12 món phổ biến với bắp ngô
1. Sữa ngô
Nguyên liệu:
- Ngô ngọt: 4 trái
- Sữa tươi: 500ml
- Đường: 30g
- Dụng cụ: máy xay, rây lọc, nồi đun và tô
Cách chế biến sữa ngô đơn giản
Để chế biến sữa ngô, trước tiên, bạn cần sơ chế nguyên liệu, bỏ vỏ râu và giữ lại phần lá non bên trong, rửa sạch.
- Cho ngô và vỏ ngô đã được rửa sách vào nồi nước và luộc đến khi ngô chính vàng, nước ngọt. Không nên luộc quá lâu vì ngô sẽ bị mềm và khó tách hạt.
- Vợt ngô ra, giữ lại phần nước luộc có vị ngọt, sau đó tách ngô và cho hạt đã tách vào máy xay sinh tố cùng với 1.5l nước luộc ngô và xay nhuyễn
- Đem hỗn hợp vừa xay được lọc qua rây để bỏ bã.
- Tiếp theo, đem hỗn hợp trên đổ vào nồi cùng sữa tươi, đun sôi và liên tục khuấy đều để sữa ngô không bị cháy.
- Khi đã thấy sữa ngô xôi thì cho đường vào cho vừa khẩu vị. Khuấy thêm vào phút để đường tan, sữa mịn thì tắt bếp chờ nguội.
Sau khi sữa ngô đã nguội thì bạn có thể thưởng thức nóng hay lạnh tùy sở thích. Để giữ được lâu, sữa ngô nên được bảo quản trong chai thủy tinh và đóng nắp để ngăn mát tủ lạnh.
Xem thêm: Bật mí 9 tác dụng của nha đam đối với sức khỏe và làm đẹp
2. Cách nấu chè ngô khoai lang
Nguyên liệu:sữa ngô
- Ngô nếp: 2 trái
- Khoai lang vàng: 2 củ
- Bột sắn dây: 3 thìa
- Đường
Cách nấu chè ngô khoai lang
Cách nấu chè ngô vô cùng đơn giản, dễ nấu:
- Bóc vỏ ngô nếp, tách lấy hạt và cho vào máy xay
- Gọt vỏ khoai, xắt miếng vuông, ngâm nước muối để không bị thâm
- Đổ chung hỗn hợp ngô đã xay vào nước rồi đun sôi
- Cho khoai, đường vào đun sôi lại đến khi khoai lang mềm
- Hòa bột sắn dây với ít nước rồi cho vào nồi
- Khi chè sôi lại và đặc sánh thì tắt bếp.
Với cách nấu chè ngô đơn giản này, bạn hoàn toàn có thể chế biến và ăn nóng hay lạnh tùy vào thời tiết và sở thích.
Xem thêm: Đường thốt nốt là gì? Những lợi ích lưu ý khi sử dụng đường thốt nốt là gì?
3. Súp ngô gà
Nguyên liệu:
- Ức gà: 100g
- Ngô ngọt: 100g
- Lòng trắng trứng: 2
- Nước luộc gà: 1l
- Hành tây: 1 củ
- Tỏi: 3 nhánh
- Gừng: 1 mẩu nhỏ
- Hành lá
Chỉ cần vài bước đơn giản, bạn sẽ có ngay một 1 tô súp gà bắp ngô đậm vị:
- Thái hành tây nhỏ, đảo đều trong chảo đến khi chín mềm và trong suốt
- Cho nước luộc gà, ức gà, tỏi và gừng vào nồi đung trong 30 phút
- Đun sôi nước luộc với ngô ngọt và nêm tất cả gia vị tùy theo khẩu bị
- Cho lòng trắng trứng vào nồi súp và khuấy nhẹ
- Xé thịt gà ra và thả vào nổi với hành lá
- Hòa bột ngô với chút nước rồi cho nồi súp, khuấy nhanh để không bị vón cục
- Tắt bếp khi nồi súp sôi và thưởng thức.
4. Ngô chiên bơ
Nguyên liệu:
- Ngô ngọt: 2 cái
- Bột năng, bột sư tử, bột chiên giòn
- Lòng trắng trứng: 1
- Bơ
Ngô chiên bơ
Cách làm:
- Tách hạt ngô và chần trong 3 phút
- Trộn ngô với tất cả loại bột, trứng vào trộn đều
- Dùng muôi thủng hay rổ mắt để sàng bớt bột ngô thừa trước khi chiên
- Chiên ngô trong chảo ngập dầu cùng với bơ
- Ngô chín vàng thì bỏ ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu
- Thưởng thức ngay khi nóng để đảm bảo độ giòn
Xem thêm: Tìm hiểu các loại xoài phổ biến tại việt nam và bí quyết chọn mua quả xoài ngon
5. Ngô phết mật ong nướng
Nguyên liệu:
- Bắp ngô: 4 trái
- Bơ, nước cốt chanh, ớt khô, mật ong, muối và đường
Cách làm:
- Bỏ lá ngô, rửa sạch và ngâm trong nước đường khoảng 15-20 phút
- Nước quả ớt khô rồi nghiền nát
- Trộn với bơ, muối, ớt, mật ong và nước chanh
- Vớt ngô ra nướng đến khi gần chín thì phết hỗn hợp trên lên rồi tiếp tục nướng đến khi chín hẳn.
6. Ngô xào thịt heo
Nguyên liệu:
Bắp ngô ngọt: 2 trái
Thịt heo xay: 200g
Bơ, hạt nêm, hành, tỏi, ớt bột
Cách làm:
Bỏ lá ngô, râu ngô, tách hạt
Băm nhỏ hành, tỏi
Phi thơm hành tỏi bằng chảo
Cho thịt vào xào đến khi săn, nêm vừa gia vị và đổ ra chén
Cho ngô vào xào trong chảo bơ đến gần chín thì cho thịt đã xào vào, xào tất cả đến khi chín đều và nêm thêm gia vị cho vừa miệng.
7. Canh thịt ngô ngọt
Nguyên liệu:
Thịt heo xay: 200g
Ngô ngọt: 1 trái
Hạt nêm, tiêu, hành lá
Cách làm:
Phi thơm hành trong nồi và cho thịt heo vào xào đến khi săn, nêm đầy đủ gia vị vừa ăn
Cho nước vào nồi đun đến khi sôi, cho ngô ngọt đã cắt thành khúc vào và nêm lại gia vị
Đun canh đến khi ngô chín mềm
Rắc thêm hành lá thái nhỏ và tiêu để tăng thêm hương vị và tắt bếp
Xem thêm: Miến dong là gì? Thương hiệu miến dong phổ biến tại Việt Nam
8. Ram bắp
Nguyên liệu:
Bắp đã bào: 1kg
Hành tím, tỏi băm, hạt nêm, đường, bột ngọt, tiêu xay, sả băm
Cách làm ram bắp
Cách làm:
Tách vỏ bắp và tách hạt bắp
Bào mỏng hành tím đã lột vỏ
Băm tỏi nhỏ và cắt bánh tráng thành hình tam giác
Ướp bắp với tỏi, sả băm, hành tím
Nêm với đường, tiêu xay, hạt nêm, bột ngọt
Trộn đều tất cả nguyên liệu và để nghỉ trong 2 phút cho bắp thấm gia vị
Cuốn ram trong bánh tráng, cuốn vừa phải, không quá chặt
Đổ dầu vào chảo, đợi dầu sôi thì cho vào chảo chiên ngay để tránh ngân bắp sẽ thấm ướt vỏ bánh.
Thường xuyên đảo đều cuốn ram đến khi vàng đều thì vớt ra để ráo.
9. Bắp nếp xào trứng gà hành phi
Nguyên liệu:
Cách làm:
Phi thơm tỏi và hành lá rồi cho bắp vào xào sơ
Nêm thêm gia vị rồi đập trứng gà vào cào đều tay
Chơ bơ vào rồi tắt bếp, trộn đều
Cho ruốc khô vào, đảo đều rồi múc ra đĩa, rắc thêm hành phi
Xem thêm: Dưa gang là quả gì? Tác dụng của dưa gang và Bà bầu có nên ăn dưa gang không?
10. Xôi ngô
Nguyên liệu:
Gạo nếp: 600g
Bắp ngô ngọt: 200g
Dừa nạo: 100g
Nước cốt dừa và muối
Cách làm:
Ngâm gạo nếp qua đêm cho mềm rồi vo lại để ráo nước
Tách hạt bắp ngô ngọt, rửa sạch rồi luộc chín
Cho gạo vào chõ hấp, thêm chút muối rồi xóc cho đều. Hấp trong vòng 20 phút, mở vung cho thêm ngô đã luộc chín và dừa nạo lên trên, đun sôi thêm 1 phút
Xới đều xôi và rưới thêm nước cốt dừa cho thơm rồi tắt bếp
Cho xôi ra đĩa và để nguội trước khi thưởng thức.
11. Bánh ngô chiên
Nguyên liệu:
Ngô ngọt: 1 trái
Bột mì: 100g
Nước: 150ml
Đường
Bánh ngô chiên
Cách làm:
Dùng dao bào dọc theo thân ngô hay bóc bằng tay
Cho đường, bột và nước vào bát hạt ngô rồi trộn đều
Đun dầu trong chảo, cho ngô vào và chiên chín đều 2 mặt
12. Salad ngô
Nguyên liệu:
Bắp ngô ngọt: 2 trái
Đậu quả: 100g
Cà chua bi
Táo đỏ
Nước cốt chanh
Sốt mayonnaise
Cách làm:
Tách hạt ngô ngọt rồi rửa sạch, rửa sạch cả đậu quả và bỏ hai đầu
Đun sôi nước rồi cho bắp ngô, đậu quả vào luộc chín, vớt ra để ráo rồi thái đậu nhỏ
Rửa sạch cà chua bi rồi đun sôi, cho ngô ngọt, đậu và cà chua bi vào bát trộn đều rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc lại.
Táo rửa sạch rồi, bỏ vỏ và cắt thành từng miếng vuông. Cắt xong thì ngâm vào nước muối loãng
Lấy tô rau củ cho vào tủ lạnh rồi cho táo vào trộn đều. Thêm khoảng 1-2 thìa canh nước cốt chanh rồi cho mayonnaise lên trên cùng.
Xem thêm: Thành phần dinh dưỡng nấm kim châm? Các tác dụng nấm kim châm chữa bệnh cần biết
VIII. Kết luận
Từ những thông tin về thành phần dinh dưỡng có trong bắp ngô thì chúng ta thấy được công dụng của ngô với sức khỏe con người. Tuy nhiên, với một số đối tượng đặc biệt thì bắp ngô không phải món ăn dinh dưỡng nên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, mỗi người cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ với những nhóm thực phẩm cần chú ý. Còn lại, chỉ cần ăn bắp ngô ở mức độ vừa phải thì bạn sẽ có được một sức khỏe tốt.