Nhân viên kinh doanh là gì ? Tìm hiểu về khái niệm nhân viên kinh doanh với mô tả công việc hàng ngày, mức lương và một số kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh

I. Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh đàm phán cùng khách hàng

Nhân viên kinh doanh (tiếng Anh: Salesman hay Saleswomen) liên quan đến sự hiểu biết sâu sắc về mục tiêu và sản phẩm của khách hàng và khả năng chuyên nghiệp để đưa ra lời khuyên hiệu quả về việc tạo ra các hoạt động và chiến lược quảng bá thành công. Nhân viên kinh doanh trực tiếp làm việc với và cung cấp dịch vụ cho một hoặc nhiều đại biểu của công ty khách hàng. Mục đích cả hoạt động này nhằm nhanh chóng đẩy hàng đi, tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp.

Bạn có thể tìm hiểu các thông tin về nhân viên kinh doanh trong tiếng Anh với thuật ngữ Sales Executive hay Sales Supervisor. Ngoài ra, tiếng Anh còn phân chia rõ giới tính của người làm kinh doanh gồm Salesman hoặc Saleswoman.

Ví dụ khi bạn đến siêu thị điện máy để mua tủ lạnh thì bạn sẽ thấy có nhân viên kinh doanh về điện lạnh ra hỗ trợ, tư vấn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bạn. Cũng như khi bạn mua hàng qua Internet, sẽ có một người phụ trách check web để tư vấn cho bạn, đó là nhân viên kinh doanh online. Ở bất cứ doanh nghiệp, shop bán hàng nhỏ lẻ nào cũng đều có nhân viên kinh doanh.

II. Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh hàng ngày

1. Mô tả công việc chung

Công việc chính của Nhân viên kinh doanh là cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho từng khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo đó, một Nhân viên kinh doanh cần phải tập trung hướng về mục tiêu, chủ động tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.

2. Các công việc cụ thể

  • Duy trì những mối quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác.
  • Lập kế hoạch công tác tuần, tháng báo cáo Trưởng kênh bán hàng duyệt. Thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
  • Hiểu rõ và thuộc tính năng, bao bì, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  • Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mẫu của các quy trình này.
  • Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo cáo tiếp xúc khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc khách hàng trong ngày cho Trưởng nhóm kinh doanh.
  • Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho Trưởng nhóm bán hàng xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký kết hợp đồng, lưu bản copy hợp đồng, chuyển bản chính cho Trưởng nhóm giữ, một bản chính cho phòng kế toán giữ.
  • Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.
  • Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng….
  • Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.
  • Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng.
  • Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó.
  • Chăm sóc khách hàngbán hàng theo lịch trình đã định.

>> Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh, Việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội

III. Mức KPI của nhân viên kinh doanh

1. KPI là gì?

KPI, trong tiếng Anh gọi là "Key Performance Indicator" là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận trong một công ty hoặc sự vận hành của cả công ty. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có những chỉ số KPI khác nhau.

Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. Vậy xây dựng KPI như thế nào?

Nói 1 cách đơn giản, tương tự như khi đi vào một phòng khám đa khoa, người ta sẽ tham vấn cho mình một loạt những test (thử máu, huyết áp, nhịp tim, X quang, nước tiểu, mắt, mũi, chân tay, thần kinh…). Nếu ta khám hết, bác sĩ sẽ cho ta một loại kết quả thể hiện bằng những chỉ số định tính và định lượng. Tất cả những thông tin đó đều là KPI về tình trạng sức khỏe của chúng ta.

Chúng ta giám sát sức khỏe của mình, của doanh nghiệp, phòng ban và nhân viên… thông qua các KPIs. Từ đó biết được chúng ta đang có sức khỏe tốt hay xấu, doanh nghiệp đang thắng hay thua, nhân viên đang hoạt động ra sao… để rồi đưa ra các biện pháp giải quyết hiệu quả.

2. Mức KPI cho nhân viên kinh doanh

Dưới đây là 19 chỉ số KPIs hiệu quả được đội ngũ nhân viên kinh doanh hiện đại áp dụng. Một vài chỉ số trong đó có thể bị trùng lặp về mục đích nên bạn không cần sử dụng tất cả chúng. Việc tính toán độ hiệu quả của mỗi KPI và quyết định xem nên áp dụng chỉ số nào cần dựa trên mô hình kinh doanh và quy trình marketing - sales thực tiễn của doanh nghiệp bạn.
 

  • Tăng trưởng doanh thu hàng tháng (Monthly Sales Growth): Chỉ số này nhằm đo lường doanh số bán hàng tăng hoặc giảm bao nhiêu so với tháng trước.
  • Tỷ suất lợi nhuận trung bình (Average Profit Margin): KPI này giúp nhân viên kinh doanh đánh giá được tỷ suất lợi nhuận dựa trên chính xác loại sản phẩm và dịch vụ họ đang bán cho khách hàng.
  • Số lượng đơn hàng hàng tháng (Monthly Sales Bookings): Chỉ số này được xác định dựa trên số thoả thuận được chốt hoặc số hợp đồng đã được ký kết mỗi tháng, có thể được chia thành nhiều loại như số lượng đặt hàng theo khu vực và số lượng đặt hàng trên mỗi nhân viên kinh doanh.
  • Các cơ hội bán hàng (Sales Opportunities): Đây là KPI cho phép nhân viên kinh doanh theo sát mọi cơ hội bán hàng đang nằm trong danh sách chờ xử lý, cũng như xác định được những cơ hội nào đáng giá nhất để có thể ưu tiên thời gian và công sức nhiều hơn.
  •  Doanh thu mục tiêu (Sales Target): Chỉ số này đánh giá doanh số thu được trong một khoảng thời gian của cả bộ phận kinh doanh trong công ty và có thể giúp cải thiện hiệu suất làm việc của tất cả nhân viên trong đó.
  • Tỷ lệ chốt đơn hàng (Quote To Close Ratio): Đây là tỷ số giữa số đơn hàng nhân viên kinh doanh đã báo giá và số đơn hàng được thanh toán thành công. KPI này rất hữu ích trong việc xác định thời gian cần thiết để từng nhân viên kinh doanh hoặc toàn bộ phận theo đuổi một cơ hội bán hàng xác định.
  • Giá trị đơn hàng trung bình (Average Purchase Value): KPI này dùng để đo lường giá trị trung bình của mỗi đơn hàng, từ đó nhân viên kinh doanh có thể xác định giá trị định lượng cho mỗi cơ hội tiềm năng.
  •  Số cuộc gọi hoặc email hàng tháng trên một nhân viên (Monthly Calls (or emails) Per Sales Rep): Đối với nhân viên kinh doanh outbound, chỉ số này cho thấy một cái nhìn tổng quan về tổng số cuộc gọi hoặc email cần thiết để tiếp cận tới khách hàng tiềm năng.
  • Số lượng đơn hàng trên một nhân viên (Sales Per Rep): Chỉ số này cho phép bạn thống kê số lượng đơn hàng thành công trên một nhân viên kinh doanh.
  • Hiệu suất sản phẩm (Product Performance): Chỉ số này cho phép bạn và các nhân viên kinh doanh nhận ra xu hướng khi có sản phẩm hay một gói các dịch vụ nhất định nào đó đang bán chạy hơn các mặt hàng khác.
  • Doanh thu dựa theo phương thức liên lạc (Sales by Contact Method): Chỉ số này sẽ trả lời câu hỏi đó và có thể cho phép nhân viên kinh doanh tăng hiệu suất lên gấp đôi với những phương thức hiệu quả, đồng thời giúp bạn cân nhắc loại bỏ hoặc tự động hoá những cách thức liên lạc kém hiệu quả.
  • Độ lớn / Độ dài trung bình của một đơn hàng mới (Average New Deal Size/Length): Chỉ số KPI này đặt nhân viên kinh doanh vào phép tính cần bán bao nhiêu sản phẩm / dịch vụ để mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty.
  • Tỷ số đơn hàng thành công trên số khách hàng tiềm năng (Lead-to-Sale %): Được tính bằng tỷ số giữa những hợp đồng thành công và số lượng leads mà nhân viên của bạn có, chỉ số này cho phép toàn bộ phận kinh doanh rà soát lại toàn bộ quá trình làm việc: những leads nào có chất lượng, phương thức nào phù hợp nhất để chốt hợp đồng trong tương lai, và liệu những ưu đãi / thông điệp gửi tới khách hàng có ảnh hưởng hay không.
  • Chi phí trung bình cho một khách hàng tiềm năng (Average Cost Per Lead): Chỉ số cost per lead sẽ chính xác nhất khi được tính toán kết hợp với chi phí marketing (bao gồm cả lương nhân viên).
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng và Tỷ lệ huỷ đơn hàng (Retention and Churn Rates): Chỉ số này thực sự là cột mốc đánh dấu sự thay đổi trong đội ngũ nhân viên kinh doanh của bạn. Rất nhiều doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là các công ty mạnh về inbound marketing, sẽ giao cho nhân viên kinh doanh đảm nhận cả việc chốt hợp đồng và đảm bảo khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm / dịch vụ (đồng nghĩa với việc không huỷ đơn hàng).
  • Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value): Giá trị vòng đời = Tỷ suất lợi nhuận biên % x ( 1 / Tỉ lệ huỷ đơn hàng hàng tháng) x Doanh thu đăng ký trung bình hàng tháng trên một khách hàng.
  • Thời gian chuyển đổi trung bình (Average Conversion Time): Chỉ số này sẽ phản ánh năng suất phễu bán hàng của doanh nghiệp bạn.
  • Tỷ số MRR mới và MRR mở rộng (New and Expansion MRR):  

MRR, hay có thể hiểu là doanh thu định kỳ hàng tháng, được tính bằng số lượng khách hàng đã trả tiền nhân với lượng tiền trung bình của tất cả khách hàng. 

Chỉ số MRR mới là lượng MRR thêm vào được nhân viên kinh doanh đạt được trong tháng.

Với những doanh nghiệp kinh doanh mô hình SaaS, chỉ số MRR mở rộng là lượng MRR được bổ sung từ những khách hàng hiện tại đăng ký nâng cấp hoặc mở rộng thêm sản phẩm / dịch vụ mà họ có. Số cuộc gọi tiếp cận và demo hàng tháng (Number of Monthly Onboarding and Demo Calls): chỉ số này sẽ trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu cuộc gọi nội tuyến hoặc / và cuộc gọi demo cho khách hàng mà bộ phận kinh doanh đã hoàn thành trong tháng này?

Hầu hết những bộ phận kinh doanh chuyên nghiệp đều để hiển thị các chỉ số KPIs trên website điều hành của doanh nghiệp và sử dụng công cụ đo lường tự động là các phần mềm 4.0. Nó cho phép tất cả nhân viên kinh doanh thấy sự rõ ràng và minh bạch về các con số và có động lực để tăng năng suất bán hàng.Có thể mỗi doanh nghiệp, công ty sử dụng những mức KPIs khác nhau, có thể đủ 19 loại KPIs trên hoặc không, tùy vào quy mô và sự phù hợp giữa công ty và nhân sự. Mỗi KPI của nhân viên kinh doanh chính là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh thành công chung của doanh nghiệp hiện đại.

IV. Yêu cầu công việc của nhân viên kinh doanh

nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh cần có nhiều kỹ năng

  • Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc tương tự
  • Có kinh nghiệm làm Nhân viên kinh doanh hoặc các vị trí liên quan
  • Thành thạo các công cụ MS Office
  • Quen thuộc với các phần mềm CRM là một lợi thế
  • Có khả năng tự thúc đẩy, tự vạch định mục tiêu cụ thể và tập trung thực hiện mục tiêu
  • Thành thạo các kỹ năng bán hàng, giao tiếp và đàm phán tới nhiều loại đối tượng
  • Thành thạo các kỹ năng tổ chức công việc, quản lý thời gian
  • Thành thạo kỹ năng quản trị mối quan hệ
  • Cởi mở tiếp thu các góp ý phản hồi

V. Năng lực để hoàn thành công việc nhân viên kinh doanh xuất sắc

  • Knowledge - Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành tương tự
  • Knowledge - Công cụ tin học văn phòng, các phần mềm CRM
  • Knowledge - Hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh
  • Skill - Kỹ năng giao tiếp
  • Skill- Kỹ năng giải trình
  • Skill - Kỹ năng quản trị thay đổi
  • Skill - Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
  • Skill - Kỹ năng phân tích tình huống, xử lý tình huống và ra quyết định
  • Skill - Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
  • Skill - Kỹ năng quản trị các mối quan hệ
  • Skill -Kỹ năng tư duy tập trung vào kết quả
  • Attitude - Bảo mật kinh doanh
  • Attitude - Thái độ khách hàng là trung tâm

Nếu có thể trụ vững trong nghề, bạn có thể nhận lại rất nhiều điều bổ ích, cụ thể:

  • Nhân viên kinh doanh là nghề giao tiếp nhiều, điều này giúp bạn trở nên hoạt ngôn, linh động. Khi kỹ năng này được cải thiện, bạn dễ dàng biết gây thiện cảm với người khác, từ đó có thể nắm bắt nhiều thời cơ quý giá để thăng tiến trong sự nghiệp.
  • Mặt khác, nhân viên kinh doanh cần có nhiều kiến thức, đòi hỏi bạn phải thường xuyên trau dồi các thông tin về sản phẩm, lĩnh vực, thời cuộc để dễ dàng thuyết phục khách hàng cũng như tạo thiện cảm, uy tín với họ. Như vậy bạn có thể vượt qua được những giới hạn của bản thân đề ra, càng sớm hoàn thiện nhân cách, tính cách của mình hơn.
  • Khi là một nhân viên kinh doanh, bạn sẽ có thu nhập tốt, sớm trở nên giàu có. Bạn có đủ kinh tế để mua nhà, mua xe, hay làm bất cứ điều gì bạn thích. Ông bà ta có câu “Phi thương bất phú” nên lựa chọn kinh doanh là hướng đi sáng suốt để bạn có thể theo đuổi.

VI. Mẫu mô tả công việc nhân viên kinh doanh

1. Mẫu mô tả công việc nhân viên kinh doanh chung

MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KINH DOANH

I. Thông tin chung:
Vị trí: Nhân viên kinh doanh
Bộ phận: Kinh doanh
Người quản lý trực tiếp:…………......................................................
II. Mục tiêu công việc:
Trực tiếp thực hiện hoạt động bán hàng dự án trực tiếp của công ty.
III. Nhiệm vụ cụ thể:
1. Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác.
2. Lập kế hoạch công tác tuần, tháng trình Trưởng kênh bán hàng duyệt. Thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
3. Hiểu rõ và thuộc tính năng, bao bì, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
4. Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mẫu của các quy trình này.
5. Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo cáo tiếp xúc khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc khách hàng trong ngày cho Trưởng nhóm kinh doanh.
6. Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho Trưởng nhóm bán hàng xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký kết hợp đồng, lưu bản copy hợp đồng, chuyển bản chính cho Trưởng nhóm giữ, một bản chính cho phòng kế toán giữ.
7. Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.
8. Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng….
9. Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.
10. Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
11. Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng.
12. Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó.
13. Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.
IV. Tiêu chuẩn:
1. Trình độ Cao đẳng trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế thương mại, Marketing.
2. Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, các phần mềm liên quan đến công việc, làm việc độc lập.
3. Nhiệt tình, năng động, độc lập, nhạy bén.
4. Thúc đẩy kinh doanh, kỹ năng giao tiếp.
5. Kinh nghiệm kinh doanh ít nhất 1 năm trở lên.

2. Mẫu mô tả công việc nhân viên kinh doanh du lịch

MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KINH DOANH DU LỊCH
 
I/ Thông tin chung:

Vị tríThời gian làm việc
Bộ phận 
Quản lí trực tiếp 


II/ Mục đích công việc
Trực tiếp thực hiện hoạt động bán hàng dự án trực tiếp của công ty.

III/ Nhiệm vụ cụ thể:

  • Thực hiện công việc tư vấn và bán các tour du lịch trong và ngoài nước cho các khách hàng có nhu cầu
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Thiết kế tour theo yêu cầu của khách hàng.
  • Hỗ trợ Phòng Marketing trong việc định dạng thương hiệu và phát triển thương hiệu công ty.
  • Chi tiết công việc sẽ được bàn bạc rõ hơn khi phỏng vấn trực tiếp

IV/ Mức lương: Thỏa thuận (tùy theo năng lực và kinh nghiệm của mỗi ứng viên)

V/ Yêu cầu:

  • Nam, nữ tuổi 23 trở lên, tốt nghiệp Đại Học hoặc Cao Đẳng chuyên ngành Du lịch.
  • Ngoại hình khá
  • Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
  • Có mối quan hệ tốt, khéo léo trong giao tiếp.
  • Có kinh nghiệp về tuyến du lịch và tâm lý của khách hàng.
  • Ngoại ngữ giao tiếp tốt

VI/ Quyền lợi:

  • Hoa hồng hấp dẫn, tính trên doanh số hàng tháng.
  • Điện thoại, đồng phục công ty.
  • Được training về kỹ năng sales và thuyết phục khách hàng.
  • Có cơ hội được đi du lịch nước ngoài.
  • Các chính sách khác về BHXH, BHYT…

3. Mẫu mô tả công việc nhân viên kinh doanh bất động sản

MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

1. Mô tả công việc Nhân viên kinh doanh bất động sản.

  • Khai thác thị trường bất động sản.
  • Tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng có nhu cầu phù hợp với các sản phẩm và dịch vụ của Công Ty.
  • Tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu về bất động sản của khách hàng. 
  • Tư vấn và cung cấp thông tin về các sản phẩm bất động sản cho khách hàng.Đưa đón khách hàng đến tham quan dự án, đàm phán đi đến ký kết hợp đồng.
  • Dự thảo và hoàn thiện các văn bản pháp lý quan trọng (hợp đồng, thỏa thuận, vv)
  • Cung cấp thông tin sản phẩm, khuyến mãi, và giá cả qua cho khách hàng khách hàng; tư vấn cho khách hàng trong việc tìm địa điểm, ngân sách, chất lượng.
  • Đăng tin các bất động sản trên các trang web mua bán, mạng xã hội..
  • Đảm bảo hoàn thành doanh số do Công Ty đề ra.
  • Điều tra, nắm bắt và thu thập thông tin về tình hình thị trường,diễn biến thị trường, xu thế thị trường.
  • Phân tích, đánh giá về thị trường, đối thủ cạnh tranh để đề xuất chương trình bán hàng mới.
  • Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng; Giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
  • Am hiểu về thị trường bất động sản.

2. Yêu cầu công việc.

  • Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các vị trí tương đương.
  • Có kinh nghiệm làm Nhân viên kinh doanh bất động sản hoặc các vị trí liên quan.
  • Có kiến thức về kinh doanh bất động sản.
  • Thành thạo các công cụ MS Office.
  • Quen thuộc với các phần mềm CRM là một lợi thế
  • Thành thạo các kỹ năng bán hàng, giao tiếp và đàm phán tới nhiều loại đối tượng.
  • Thành thạo các kỹ năng tổ chức công việc, quản lí thời gian
  • Thành thạo kỹ năng quản trị mối quan hệ
  • Cầu toàn trong công việc, có tinh thần cầu tiến.

3. Kỹ năng.

  • Kỹ năng đặt mục tiêu.
  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng khám phá lãnh đạo bản thân
  • Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian
  • Kỹ năng ra quyết định
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
  • Kỹ năng đào tạo, phát triển nhân viên.
  • Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên.

4.  Phúc lợi.

  • Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động sáng tạo.
  • Được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách theo luật lao động
  • Được tham gia các khóa học về đào tạo nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp.
  • Được trang bị các phương tiện phục vụ cho công việc.
  • Mức lương trung bình: 6.900.000 VND/ tháng. (*)
  • Được tham gia các hoạt động ngoại khóa về kỹ năng.
  • Du lịch trong và ngoài nước hàng năm.

4. Mẫu mô tả công việc nhân viên kinh doanh ô tô

MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KINH DOANH Ô TÔ
 
1. NHÂN VIÊN KINH DOANH Ô TÔ ĐÃ QUA SỬ DỤNG:

  • Trực tiếp tư vấn, giới thiệu cho khách hàng mua, bán xe đã qua sử dụng.
  • Làm các thủ tục pháp lý liên quan cho khách hàng mua, bán xe đã qua sử dụng( thủ tục giải chấp ngân hàng, đánh giá chất lượng, thẩm định xe, định giá mua, bán, làm thủ tục sang tên đổi chủ và các thủ tục pháp lý khác...).
  • Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các hoạt động mua, bán xe: Doanh số, hiệu quả, công tác làm hài lòng khách hàng…
  • Hoàn thành các khóa đào tạo do Công ty và Toyota Việt Nam tổ chức.

 
2. NHÂN VIÊN KINH DOANH Ô TÔ XE MỚI:

  • Giới thiệu và tư vấn bán xe Toyota;
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng để giới thiệu xe Toyota;
  • Tư vấn và bán ô tô tại showroom của công ty;
  • Đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng;
  • Chủ động liên hệ và tạo lập mối quan hệ với khách hàng;
  • Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán.
  • Khai thác thị trường nhằm đạt doanh số cao nhất.
  • Tham gia các lớp huấn luyện để trau dồi kiến thức nghề nghiệp và sản phẩm.

Yêu cầu

  • Nam / Nữ tuổi từ 22 - 35 tuổi.
  • Tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng chính quy.
  • Có khả năng giao tiếp tốt, yêu thích công việc kinh doanh Ô tô.
  • Có khả năng làm việc độc lập, chịu được áp lực công việc.
  • Ưu tiên Ứng viên có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xe ô tô;
  • Thành thạo vi tính văn phòng.
  • Tiếng Anh giao tiếp tốt là một lợi thế.
  • Trung thực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.

Quyền lợi

  • Lương thưởng hấp dẫn ( Thu nhập không giới hạn theo năng lực). Mức lương trung bình tháng từ 15-20tr
  • Được đóng BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ phúc lợi khác theo luật định
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công việc, có nhiều cơ hội thăng tiến
  • Cơ hội được đào tạo bài bản do bộ phận Đào tạo Kinh doanh của Toyota Mỹ Đình và Toyota Việt Nam
  • Tham gia các hoạt động Team building thú vị cùng bộ phận Kinh doanh và Công ty

5. Mẫu mô tả công việc nhân viên kinh doanh Viettel

MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KINH DOANH VIETTEL

1. Mô tả công việc

  • Tiếp xúc các Shop, Công ty,... bán hàng online để thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển phát của Viettel post.
  • Quản lý khách hàng trên địa bàn được giao.
  • Xây dựng và tham gia các diễn đàn bán hàng Online. Tạo mối quan hệ thân thiết với các thành viên trong diễn đàn.

2. Quyền lợi được hưởng

  • Có cơ hội thăng tiến trở thành : Lãnh đạo Viettelpost.
  • Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, sáng tạo và thân thiện.
  • ** Chính sách:
  • Thu nhập = Lương cứng + % doanh số + thưởng (thu nhập trên 10.000.000đ/tháng).
  • Ngày làm việc: Làm giờ hành chính. Làm việc từ thứ 2 đến thứ 7.
  • Mỗi một Quý thưởng 1 tháng đến 2 tháng lương.
  • Tổng lương 1 năm là tối thiểu 20 tháng lương.

3. Yêu cầu công việc

  • Nam/Nữ: từ 20 – 30 tuổi 
  • Bằng cấp, trình độ: Tốt nghiệp Phổ thông Trung học trở lên.
  • Yêu thích và có định hướng theo nghề Kinh doanh.
  • Có khả năng giao tiếp với khách hàng.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, nhiệt tình, năng động, chịu được áp lực cao trong công việc.
  • Có kỹ năng làm việc độc lập.
  • Thái độ làm việc tốt, chủ động trong công việc và có tinh thần học hỏi.

Ưu tiên:

  • Những ứng viên đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng Online.
  • Những ứng viên nộp hồ sơ trước.

6. Mẫu mô tả công việc nhân viên kinh doanh online

MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KINH DOANH ONLINE

Nhiệm vụ:

  • Công việc chính là kinh doanh các sản phẩm của công ty và làm việc với khách hàng.
  • Nghiên cứu kỹ thông tin sản phẩm, thông số kỹ thuật, tính năng sản phẩm, chủ động cập nhật thông tin sản phẩm mới.
  • Tiếp nhận và xử lý các đơn hàng từ Website Online.
  • Khai thác tối đa nguồn khách hàng đến từ Internet Marketing.
  • Phân loại khách hàng để chăm sóc, duy trì quan hệ với khách hàng hiện có.
  • Báo cáo hoạt động kinh doanh của cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp cho quản lý theo yêu cầu.
  • Chi tiết công việc sẽ trao đổi cụ thể trong quá trình phỏng vấn.

Quyền lợi:

  • Được đào tạo về sản phẩm, về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng. Không yêu cầu kinh nghiệm.
  • Lương cứng 4-8 triệu + % doanh số + thưởng quý, năm, lương tháng thứ 13 theo quy định của công ty. Tổng thu nhập 5-12 triệu theo năng lực.
  • Phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, máy tính làm việc.
  • Nghỉ nửa ngày thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ theo quy định của pháp luật.
  • Thưởng các ngày lễ, tết theo quy định của công ty.
  • Được hưởng đầy đủ chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
  • Được tăng lương theo thâm niên công tác.
  • Môi trường làm việc thân thiện, thoải mái.
  • Kinh nghiệm/Kỹ năng chi tiết
  • Có trách nhiệm và đạo đức.
  • Có sức khỏe tốt.
  • Ham muốn kiếm tiền và yêu công việc kinh doanh.
  • Có khả năng làm việc nhóm hoặc độc lập, hòa đồng với tập thể.
  • Biết sử dụng phần mềm văn phòng: Excel, Word, Facebook...
  • Có khả năng giao tiếp là lợi thế.
  • Người đã từng đi làm, đi làm thêm là lợi thế (để có cái nhìn thực tế).
  • Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học trở lên (để cho biết khả năng tư duy nhanh).
  • Ưu tiên tuổi từ 21-30.

Mô tả

  • Ngành nghề việc làm: Bán hàng, Bán lẻ / Bán sỉ
  • Cấp bậc: Nhân viên
  • Nơi làm việc: 
  • Trình độ học vấn: Trung cấp
  • Mức kinh nghiệm: 0-1 năm kinh nghiệm
  • Loại công việc: Toàn thời gian cố định
  • Tuổi: 21-30
  • Giới tính: Nam/Nữ

VII. Kết luận

Trên đây là những thông tin mà 123job cung cấp cho các bạn về nhân viên kinh doanh là gì, kĩ năng để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp. 123job mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc bạn luôn thành công.

BTV - Ngọc Bích - 123job.vn

Xem thêm: Kỹ năng vàng của nhân viên kinh doanh cần có