Business Analyst là gì? Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều người khi chưa biết đến công việc này, đặc biệt là những người không làm việc trong ngành kinh tế. Vậy BA là gì, công việc của họ ra sao… Tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Business Analyst thường được gọi tắt là BA, nếu dịch sang tiếng Việt cụm từ này có thể được dịch là phân tích hoạt động kinh doanh, trơn tru hơn chính là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Đây là một nghề khá mới ở Việt Nam song tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Đặc biệt, mức lương hấp dẫn cùng điều kiện làm việc “sang chảnh” là yếu tố thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên.
I. Business Analyst là gì?
Bạn đã hiểu Business Analyst là gì? Đó chính là việc làm chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Vậy công việc này có ý nghĩa như thế nào? Cùng dữ liệu data analyst là gì? Đây đều là những khái niệm và thuật ngữ quan trọng. Bạn không chỉ cần biết mà còn phải hiểu chi tiết để từ đó có thể làm việc chuyên nghiệp và thành công với dự định nghề nghiệp của mình.
Business Analyst là cầu nối, mắt xích quan trọng giữa khách hàng với người làm kinh doanh, buôn bán. Hiện nay, Data analyst được chia thành 3 mảng chính như sau:
1. Management Analyst (Quản lý phân tích nghiệp vụ)
Họ là những người chịu trách nhiệm phân tích quản lý ở mức độ cấp cao. Vì vậy, còn được gọi là chuyên gia tư vấn giải pháp quản lý. Công việc của họ thực hiện các hoạt động để đề xuất và đem đến giải pháp cải thiện hiệu suất công việc của một tổ chức, doanh nghiệp hay phòng ban.
Mục tiêu chính là nhằm đưa ra giải pháp hiệu quả để cắt giảm chi phí và tăng doanh thu & lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Business Analyst là gì? Tầm quan trọng của Data Analyst là gì?
2. Systems Analyst (quản lý hệ thống)
Chuyên viên phân tích quản lý hệ thống có 2 nhiệm vụ chính là phân tích dữ liệu để đem đến giải pháp vận hành hiệu quả doanh nghiệp và thiết kế kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề kinh doanh ứng dụng công nghệ thông tin và internet.
Với vị trí này, bạn cần tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để xác định các nhân tố ảnh hưởng. Từ đó, tìm ra chính xác các điều cần cải thiện, hoàn thiện hệ thống vận hành.
3. Data Analyst (quản lý dữ liệu)
Quản lý dữ liệu là vị trí việc làm khó. Bạn cần có nhiều kỹ năng cứng và kỹ năng mềm khác nhau. Trong đó, khả năng phân tích, đọc hiểu số liệu là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Từ các số liệu trên, data analyst sẽ xác định các xu hướng để dự đoán sự dịch chuyển và những điều sẽ xảy đến trong thời gian tiếp theo.
Business Analyst là gì, data analyst là gì?
II. Các kỹ năng cần có để thành công của một Business Analyst là gì?
Các kỹ năng để thành công trong việc làm Business Analyst là gì? Cùng tìm hiểu ngay 8 chìa khóa vàng sau đây nhé!
1. Tư duy phân tích
Kỹ năng phân tích là yếu tố quan trọng hàng đầu và quyết định trình độ, năng lực của bạn với công việc. Khi khả năng phân tích tốt, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục khách hàng, đàm phán và thương lượng thành công hơn.
Ngoài ra, bạn cần trau dồi các tư duy phân tích quan trọng như dưới đây:
- Khả năng phân tích, đọc hiểu số liệu.
- Khả năng tóm tắt và trình độ số liệu khảo sát dưới dạng biểu đồ, bảng biểu sáng tạo.
- Phân tích quy trình làm việc để phát hiện lỗi.
2. Sáng tạo và đột phá
Một số người tỏ ra khó hiểu khi không biết tầm quan trọng của việc sáng tạo trong Business Analyst là gì?
Thực ra, cũng như các vị trí công việc khác, thu ngân, nhân viên Marketing… khi ứng dụng sự sáng tạo trong quy trình làm việc, bạn dễ dàng đạt được nhiều thành công hơn. Chúng ta có thể rút ngắn thời gian làm những công việc thường làm bằng cách tối ưu nhất có thể.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Là vị trí cầu nối ở giữa, đôi lúc Business Analyst sẽ cảm thấy khó xử, thậm chí không biết nên giải quyết các mâu thuẫn, mối quan hệ ra sao cho thỏa đáng cả đôi bên.
Lúc này, khả năng giải quyết vấn đề sẽ phát huy tác dụng đối với Business Analyst. Hãy thật bình tĩnh, nhẹ nhàng và từ tốn làm từng công việc một. Khi đó bạn dễ dàng kiểm soát và cân bằng công việc và cuộc sống hơn.
Data analyst là gì cùng tầm quan trọng của data analyst
4. Kỹ năng giao tiếp
Trong tiếng anh, communication skills là kỹ năng số 1 trong số các kỹ năng mềm bạn cần rèn luyện. Đặc biệt với đặc thù công việc cần giao tiếp với nhiều người, chắc hẳn kỹ năng này sẽ giúp bạn sớm đơm hoa kết trái trong vị trí BA hơn.
5. Kỹ năng công nghệ
Công việc chính của BA là phân tích và nghiên cứu vấn đề. Do đó việc thành thạo các công nghệ là yếu tố giúp bạn tìm hiểu đầy đủ và có nhiều căn cứ để đánh giá cũng như đưa ra lời khuyên cho khách hàng của mình.
Để cập nhật kiến thức công nghệ, bạn cần đọc nhiều kiến thức liên quan như báo, tạp chí, sách vở hoặc tài liệu về công nghệ và lập trình. Ngoài ra, việc tham gia các khóa học là điều hữu ích học viên nên chú ý. Đây là cách cập nhật kiến thức một cách nhanh nhất.
6. Kỹ năng ra quyết định
Với vị trí của một người tư vấn quản lý và vai trò của người cố vấn, business analyst cần có chính kiến riêng của bản thân. Từ đó đưa ra quyết định chính xác, đặc biệt khả năng giải quyết vấn đề. Ngoài ra, bạn cần có khả năng giải quyết các vấn đề khác trong công việc. Nhờ đó, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, nhanh chóng có các biện pháp để gây ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh.
7. Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý của Business Analyst là gì? Một BA cần phải có khả năng lập kế hoạch, phân việc cho các thành viên trong công ty, đặc biệt khả năng giám sát mọi người hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao.
8. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Business Analyst là vị trí được xem là cầu nối giữa nhiều thành viên và khách hàng với doanh nghiệp. Do đó, kỹ năng đàm phán và thuyết phục là yếu tố giúp bạn sớm thành công trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, để gây dựng thương hiệu cá nhân và duy trì sự hợp tác lâu dài, bạn cần giỏi thuyết phục và nắm bắt tốt tâm lý khách hàng.
III. Cần làm gì để trở thành Business Analyst
Business Analyst là một vị trí công việc thách thức ứng viên. Tuy nhiên, ngược lại vị trí này có thể đem lại nhiều cơ hội và trải nghiệm để giúp chúng ta thành công và trưởng thành hơn.
Để trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp, bạn cần chú ý bổ sung các yếu tố sau:
- Cập nhật các kiến thức về công nghệ thông tin và lập trình (khi bạn làm việc về nghề Developer hoặc Tester…)
- Cập nhật kiến thức tổng quan về ngành Kinh tế, dịch vụ hoặc du lịch trong điều kiện làm công việc có liên quan.
- Nếu bạn muốn làm việc về quản trị hệ thống hoặc quản lý thông tin, hãy bổ sung cả kiến thức về IT và Kinh tế, tập trung khai thác dữ liệu data analyst.
Ngoài ra, các kỹ năng mềm là điều không thể thiếu với một Business Analyst. Do đó, hãy rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống cùng khả năng giao tiếp điêu luyện.
Như đã phân tích ở phần trước, Business Analyst có 3 nhóm vị trí công việc chính. Bạn cần tìm hiểu chi tiết bản mô tả công việc và nhiệm vụ để từ đó bổ sung thêm kiến thức và có định hướng phát triển cho mình.
IV. Kết luận
Công việc có nhiều thách thức thường yêu cầu ứng viên phải có nhiều nỗ lực và cố gắng nhiều hơn. Và vị trí Business Analyst chính là như vậy. Bạn cần liên tục cập nhật các kiến thức và rèn luyện để nâng cao kỹ năng mềm cho mình. Nhờ đó, công việc trở nên thành công và thuận lợi hơn. Hy vọng bài viết này đã giải thích chi tiết Business Analyst là gì, data analyst là gì cùng kinh nghiệm trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp.