Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những bí quyết thành công trong giao tiếp. Vậy đặt câu hỏi như thế nào là đúng, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé.
Chúng ta thường sử dụng nhiều câu khác nhau để hỏi người khác mà đa số chúng ta cũng không ý thức được câu hỏi của mình có tác dụng gì. Thực tế, có nhiều loại câu hỏi với những chức năng khác nhau được bộc lộ qua cách trả lời của người được hỏi. Sau đây là một số phương pháp khá phổ biến khi đặt câu hỏi, khi nào nên (không nên) sử dụng chúng. Hãy cùng 123Job tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé!
I. Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Các bước chuẩn bị cho việc đặt câu hỏi thành công
1. Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?
Kỹ năng đặt câu hỏi được hiểu là cách bạn dẫn dắt một cuộc đối thoại bằng những câu hỏi mang lại không khí tích cực giúp duy trì cuộc nói chuyện và đảm bảo mạch câu chuyện theo dự kiến.
Kỹ năng đặt câu hỏi giúp bạn duy trì cuộc đối thoại lâu hơn và có ý nghĩa hơn
2. Các bước chuẩn bị cho việc đặt câu hỏi thành công
- Lên kế hoạch: Trước bất kỳ một câu hỏi nào, bạn cũng cần có kế hoạch cụ thể xem mình hỏi với mục đích gì và hỏi thông tin chính là gì để tránh câu hỏi đi lạc đề khiến người nghe khó hiểu.
- Đặt câu hỏi: Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp khác với kỹ năng đặt câu hỏi trong phỏng vấn nhưng dù là trong trường hợp nào thì bạn cũng cần đưa ra những vấn đề mới, có tính sáng tạo và đúng theo mạch câu chuyện. Bạn cần tránh lặp lại những thông tin đã nói ở trên và tránh đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc khiến người nghe bị rối.
- Lắng nghe và chia sẻ: Việc lắng nghe và chia sẻ những thông tin của mọi người giúp bạn làm chủ được tình huống và tạo thuận lợi cho việc đưa ra các câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh của câu chuyện đang tiếp diễn.
Xem thêm: Thành công trong công việc: Kỹ sư xây dựng cần những kỹ năng nào?
II. Những kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp hiệu quả
1. Câu hỏi mở - Câu hỏi đóng
Câu hỏi mở luôn dẫn dắt người nghe đến những câu trả lời chứa đa dạng kiến thức và nhiều hàm ý khác nhau. Bạn có thể sử dụng một số cụm từ đặt ở đầu câu hỏi để gợi ra những câu chuyện mới như “Bạn có suy nghĩ gì về …” hay “Quan điểm của bạn về vấn đề…”.
Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi ngắn gọn, thường kết thúc bằng từ “không” và thu về câu trả lời là “Có” hoặc “Không”. Trong một vài trường hợp đặc biệt, câu hỏi đóng sẽ hỏi về một sự vật, sự việc cụ thể như tên địa danh, người hoặc mốc thời gian nào đó. Bạn nên dùng dạng câu hỏi này để thăm dò vốn kiến thức của người đối diện hoặc để kết thúc một cuộc trò chuyện và lấy ý kiến biểu quyết của mọi người.
2. Câu hỏi “hình nón”
Một trong những kỹ năng giao tiếp hiệu quả là sử dụng câu hỏi hình nón để khai thác thông tin bằng những câu hỏi từ chung nhất đến chi tiết nhất như “Gia đình có mấy người, có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ, kể tên từng người?” Dạng câu hỏi này thường được sử dụng với mục đích điều tra thêm nhiều thông tin chưa tiết lộ hoặc để thu hút người đối diện đi sâu vào cuộc trò chuyện của đôi bên.
3. Câu hỏi thăm dò
Dạng câu hỏi thăm dò thường được áp dụng nhiều vào kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp để tìm kiếm thông tin của người nghe và những nhu cầu mà họ đang mong muốn. Câu hỏi thăm dò sẽ giúp người hỏi khai thác thêm những câu chuyện mà người đối diện đang cố né tránh hoặc để làm rõ được những điều còn nghi vấn.
4. Câu hỏi tu từ
Có thể nói đây là dạng câu hỏi đặc biệt nhất vì nó không hoàn toàn dùng để hỏi mà chủ yếu để biểu đạt ý kiến, cảm xúc của người nói cho mọi người biết. Câu hỏi tu từ được áp dụng nhiều trong kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp vì nó giúp mọi người có không khí cởi mở và thoải mái hơn khi trò chuyện cùng nhau.
Xem thêm: Kỹ năng đánh giá ứng viên sau buổi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng
III. Kỹ năng đặt câu hỏi trong phỏng vấn ứng viên
Đặt câu hỏi cho ứng viên là công việc khá khó khăn củ người tuyển dụng
1. Câu hỏi dạng truyền thống
Đây là dạng câu hỏi được sử dụng chủ yếu trong kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn vì nó là câu hỏi chung cho mọi người nhưng lại mang về câu trả lời riêng biệt ứng với từng người. Câu hỏi truyền thống thường được dùng để hỏi ngay đầu buổi phỏng vấn để tìm kiếm được những ứng viên có câu trả lời đặc biệt và ấn tượng.
2. Câu hỏi tình huống
Một trong những kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn là biết cách đưa ra các câu hỏi tình huống để xây dựng câu chuyện và tìm hiểu được tính cách cũng như khả năng nhạy bén của ứng viên qua những tình huống giả định đã nêu.
3. Câu hỏi hành vi
Câu hỏi hành vi được sử dụng nhiều trong kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn để giúp nhà tuyển dụng biết được những kinh nghiệm của ứng viên đã có và vị trí ứng tuyển có phù hợp hay không.
4. Câu hỏi đuổi
Đây là một kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn vô cùng quan trọng trong cả việc phỏng vấn, bán hàng và giao tiếp. Để có thể đưa ra những câu hỏi phỏng vấn đuổi cho ứng viên, người phỏng vấn phải có lượng kiến thức tốt và khả năng ứng biến linh hoạt để vặn lại các câu trả lời mà ứng viên đưa ra.
Xem thêm: 5 cách để đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên trong buổi phỏng vấn
IV. Kỹ năng đặt câu hỏi trong nghệ thuật bán hàng đỉnh cao
1. Câu hỏi tình hình và vấn đề
Một kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng là cách hỏi trực tiếp vào vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Tuy cách hỏi này khá thẳng thắn nhưng nó sẽ giúp cho người bán dễ dàng đưa ra những gợi ý phù hợp cho khách hàng một cách nhanh nhất.
2. Đặt câu hỏi đánh vào nhu cầu sử dụng
Để tìm hiểu thông tin của khách hàng, chúng ta không thể bỏ qua kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng đánh vào nhu cầu sử dụng. Bạn cần thuyết phục khách hàng của mình bằng những câu hỏi khẳng định chất lượng dịch vụ của bạn phù hợp với người mua để tạo ra tâm lý muốn mua cho khách hàng.
3. Câu hỏi đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng
Hãy nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng của bạn bằng cách sử dụng các câu hỏi dẫn dắt nhu cầu của khách hàng hướng đến sản phẩm mà bạn bán. Bạn cần hiểu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng là gì và điểm liên kết giữa hàng hóa của bạn với nhu cầu của họ là gì, sau đó hay đưa ra gợi ý cho họ và khẳng định rằng họ phù hợp với sản phẩm của bạn. Như vậy là bạn đã thành công rồi.
4. Đặt câu hỏi để xử lý tình huống - định hướng mua hàng
Có nhiều cách để bạn đưa ra các gợi ý mua hàng cho khách hàng, một trong những cách hiệu quả nhất phải kể đến là đặt câu hỏi tình huống và khéo léo đưa sản phẩm của mình vào đó để giải quyết tình huống giả định kia. Với kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng này, bạn đã có thể bán được sản phẩm mà không gây áp lực mua hàng cho khách, hơn nữa bạn còn giúp họ có thêm hiểu biết về công dụng sản phẩm mà không cần mất thời gian đọc thông tin khô khan.
5. Câu hỏi quyết định mua hàng
Với kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng, hãy thẳng thắn đưa ra gợi ý mua hàng cho khách hàng bằng dạng câu hỏi như “Quý khách sẽ lấy chiếc túi màu đỏ sang trọng hay màu hồng dịu dàng này ạ?”. Điều này giúp thúc đẩy tâm lý muốn mua của khách hàng và giờ đây bạn chỉ cần chờ một đáp án cuối cùng của họ mà thôi.
Xem thêm: Đào tạo kỹ năng xây dựng và thực chiến 5S
V. Kết luận
Tùy vào từng hoàn cảnh và tính chất cuộc đối thoại, bạn có thể sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để lồng ghép xen kẽ các dạng câu hỏi với nhau để tạo ra những câu chuyện hấp dẫn và thú vị nhé.