Kỹ năng mềm của ứng viên là điều mà các nhà tuyển dụng luôn quan tâm hàng đầu. Hãy lưu ngay 5 cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên trong một buổi phỏng vấn ngắn qua bài viết này của chúng tôi nhé.
Kỹ năng mềm từ lâu đã trở thành tiêu chí quan trọng cần đánh giá trong những buổi phỏng vấn của các công ty, doanh nghiệp. Để có thể đánh giá được ứng viên một cách toàn diện thông qua những buổi phỏng vấn chỉ kéo dài 5-10 phút thì các nhà tuyển dụng cũng phải có kỹ năng phỏng vấn dày dạn. Hãy lưu ngay 5 cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên qua bài viết này của 123job.vn để có thể tìm được những nhân viên phù hợp nhé.
I. Đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên có tồn tại nghịch lý?
Bất cứ nhà tuyển dụng nào ngoài quan tâm đến kỹ năng cứng của ứng viên (kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật nghề nghiệp,...) thì cũng rất chú trọng đến kỹ năng mềm. Nếu coi kỹ năng cứng là yếu tố bắt buộc phải có để vào nghề thì kỹ năng mềm chính là chìa khóa để bản thân duy trì được nghề nghiệp đó, phát triển nó thông qua việc nâng cao khả năng cá nhân. Xã hội càng phát triển, càng hiện đại, sự giao lưu, hợp tác càng được mở rộng thì tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc cũng như cuộc sống càng được nâng cao.
Kỹ năng mềm là một thuật ngữ về xã hội học chỉ những kỹ năng liên quan đến khả năng sử dụng ngôn ngữ, thành thạo khả năng hòa nhập với xã hội, có thái độ và hành vi ứng xử đúng mực khi áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Nhìn chung, kỹ năng mềm đều có liên quan đến việc bản thân một người có tương tác với xã hội, cộng đồng hay tổ chức, tập thể tốt không, có hòa nhập được với cuộc sống sinh hoạt xã hội hay không. Kỹ năng mềm còn được gọi là kỹ năng thực hành xã hội, bao gồm một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phỏng vấn, khả năng chịu được áp lực, khả năng quản lý thời gian,... Kỹ năng mềm khác với kỹ năng sống, kỹ năng mềm chỉ là một trong những kỹ năng thuộc vào kỹ năng sống.
Thực tế đã chứng minh rằng sự thành đạt của một người được quyết định chỉ bởi 15% là kỹ năng cứng, còn 85% còn lại chính là do kỹ năng mềm. Một người có nhiều kỹ năng mềm tốt thì tiềm năng phát triển của họ càng lớn mạnh, xác suất cơ hội họ có được trong công việc cũng nhiều hơn những người không có nhiều kỹ năng mềm. Chẳng hạn như khi tuyển ứng viên cho vị trí giám đốc mảng Marketing, ngoài việc ứng viên phải nắm vững các kiến thức chuyên ngành về Marketing thì họ còn cần phải có thêm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn, khả năng lãnh đạo,.... Khi phỏng vấn, ứng viên phải chứng minh được kỹ năng bản thân đang có có thể giúp ích được công việc, bản thân ứng viên sẽ tạo ra được sức ảnh hưởng đến người khác với một bộ não tư duy nhanh nhạy. Hay như trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính, ứng viên làm lập trình viên đâu thể chỉ cần có kiến thức về mỗi mảng code đã có thể hoàn thành tốt công việc. Hơn hết, họ còn cần có khả năng tư duy sáng tạo, có bộ não biết phân tích để giải quyết vấn đề, có kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết trình tốt. Mỗi một vị trí ứng tuyển lại có những kỹ năng mềm đặc thù nhất định ứng viên phải có.
Những tình huống trong thực tế ngày càng chỉ ra rằng một người ra trường với tấm bằng giỏi hay xuất sắc mà lại không có kỹ năng làm việc nhóm, không thể hợp tác làm việc tốt với các thành viên trong team của mình, không có kỹ năng giao tiếp để xử sự khéo léo các vấn đề xảy ra trong khi làm việc thì họ sẽ nhanh chóng trở thành những “nhân tố không được đón chào” tại các công ty. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao các công ty, doanh nghiệp có thể đánh giá được ứng viên đó có kỹ năng mềm tốt hay không khi không có một bằng cấp gì chứng minh được điều đó cả. Kiến thức, chuyên môn thì có thể được xác nhận bởi những tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi hay xuất sắc còn kỹ năng mềm, vốn không có một cuộc thi nào cho kỹ năng mềm cả lại cũng không có một quy chuẩn nào để đánh giá cả. Bài toán đặt ra cho bộ phận tuyển dụng nhân sự và những người phụ trách phỏng vấn, đánh giá ứng viên là làm thế nào để trong một buổi phỏng vấn ngắn ngủi chỉ 5-10 phút đã có thể đánh giá được toàn diện về người ứng viên đó. Câu trả lời đó là những mẹo tuyển dụng, những kỹ năng phỏng vấn để đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên đã được áp dụng bởi những doanh nghiệp hàng đầu.
Kỹ năng mềm là gì?
II. Những cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên
1. Yêu cầu ứng viên tự đưa ra những đánh giá kỹ năng mềm theo thang điểm
Có một cách rất hay của quản trị nhân sự mà khi tuyển dụng nhân sự nhiều nhà tuyển dụng đã áp dụng thành công đó là để cho ứng viên tự đưa ra những đánh giá kỹ năng mềm họ có theo thang điểm. Kỹ năng phỏng vấn khi áp dụng phương pháp này đó là bạn hãy yêu cầu ứng viên chỉ đánh giá những kỹ năng bản thân thấy sẽ giúp ích cho công việc tương lai, cho vị trí làm việc đang hướng đến thì câu hỏi phỏng vấn đó sẽ đạt được hiệu quả hơn. Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp bạn định hướng được cần kiểm tra những kỹ năng gì và có thể đánh giá sơ qua về kỹ năng thuyết trình hay kỹ năng giao tiếp của ứng viên.
2. Đưa ra những câu hỏi hành vi, lắng nghe ứng viên thể hiện quan điểm
Trước đây, quản trị nhân sự thường chú trọng đến những câu hỏi phỏng vấn mang tính chuyên môn hơn là đánh giá kỹ năng mềm. Nhưng sau khi nhận ra vai trò của kỹ năng mềm thì các câu hỏi hành vi đã được nhà tuyển dụng chú trọng hơn khi tuyển dụng nhân sự. Kỹ năng phỏng vấn là không hỏi quá nhiều về chuyên môn mà chỉ nên dành 30-50% câu hỏi phỏng vấn kỹ năng cứng, còn lại các nhà tuyển dụng nên tập trung vào câu hỏi hành vi kỹ năng mềm. Thông qua các câu hỏi hành vi bạn sẽ đánh giá được câu trả lời của ứng viên khi tự đưa ra những đánh giá về kỹ năng mềm của bản thân ở phía trước có đúng không, bạn sẽ kiểm chứng được sự trải nghiệm và mức độ linh hoạt của họ trong cuộc sống. Tùy thuộc vào kỹ năng mềm bạn muốn đánh giá để đưa ra những câu hỏi phù hợp. Ví dụ như bạn muốn đánh giá ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt không hay có khả năng giải quyết vấn đề không, bạn có thể hỏi một số câu hỏi như:
- Bạn đã bao giờ gặp vấn đề với sếp của mình hay chưa? Nếu có thì bạn đã xử lý thế nào trong tình huống đó?
- Khi làm việc nhóm bạn có gặp tình huống các thành viên tranh chấp, cãi vã với nhau không? Bạn đã làm gì trong trường hợp đó?
- Người sếp tuyệt vời nhất bạn đã được làm việc chung là người như thế nào? Bạn hãy kể về những trải nghiệm khi làm việc với người đó.
- Bạn đã từng mắc lỗi chưa? Bạn đã sửa những lỗi sai đó thế nào?
3. Đánh giá khả năng xử lý tình huống của ứng viên
Nếu như những câu hỏi hành vi, câu hỏi đánh giá thông thường có thể khiến cuộc phỏng vấn trở nên căng thẳng hay nhàm chán bạn cũng có thể thử cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên qua khả năng xử lý tình huống. Khi xử lý tình huống, ứng viên không chỉ bộc lộ được khả năng giải quyết vấn đề mà còn có thêm những kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, khả năng chuyên môn nghiệp vụ,... Câu hỏi tình huống nhà tuyển dụng quản trị nhân sự có thể lựa chọn những tình huống mang tính giả định, gần gũi với vị trí công việc họ muốn ứng tuyển. Bạn có thể hỏi về cách xử lý của ứng viên trong tình huống phải làm việc với những người không hợp phong cách làm việc với mình. Tình huống giả định này gần như doanh nghiệp nào cũng sẽ có bởi môi trường làm việc thực chất cũng giống như một xã hội thu nhỏ, trong môi trường đó có rất nhiều cá nhân với cá tính khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, thế giới quan cũng có thể khác nhau,... Và cách giải quyết của người ứng viên cũng sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được họ có tư duy sáng tạo và phù hợp với văn hóa công ty của mình hay không.
Cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên
4. Bạn sẽ giải quyết công việc như thế nào vào phút chót?
Không phải ai cũng có thể trả lời tốt đối với câu hỏi kỹ năng phỏng vấn này. Nhà tuyển dụng cũng không nên áp đặt một đáp án nào cho câu hỏi này. Mục đích của câu hỏi về giải quyết công việc khi nó có sự thay đổi vào phút chót đó là thử thách sự linh động của ứng viên, đánh giá khả năng ứng phó trong mọi tình huống. Hơn nữa, đây cũng là cách giúp bộ phận nhân sự kiểm tra xem ứng viên đó có phải một người bình tĩnh, ôn hòa trong công việc không. Không phải ai cũng có thể giải quyết ổn thỏa những công việc đột xuất, và một người ứng viên giỏi sẽ luôn tìm được cơ hội tỏa sáng trong khó khăn.
5. Nếu tôi là khách hàng, bạn sẽ thuyết phục tôi như thế nào?
Đây là một tình huống giả định khá hay các nhà tuyển dụng có thể bỏ túi kỹ năng phỏng vấn của mình. Tình huống này sẽ giúp bạn kiểm tra được khác nhiều kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng bán hàng,...
6. Nếu bạn và sếp bất đồng quan điểm bạn sẽ làm gì?
Môi trường công sở cũng như một xã hội thu nhỏ, cũng có những xích mích và bất đồng xảy ra. Không chỉ bất đồng với đồng nghiệp mới đáng sợ, mà bất đồng với sếp cũng là một tình huốngquản trị nhân sự có thể xem xét đưa vào câu hỏi phỏng vấn ứng viên.
7. Hỏi xem ứng viên có tham gia tổ chức nào không
Thông thường, một người tham gia nhiều tổ chức, câu lạc bộ hay các đội nhóm thường sẽ có khả năng hoạt động cộng đồng tốt. Câu hỏi này không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng hòa đồng, làm việc tích cực, kỹ năng giao tiếp ... của ứng viên mà còn cho thấy mức độ quảng giao của họ rất tốt, mối quan hệ của họ rất nhiều và rộng rãi. Điều này sẽ càng giúp ích nếu bạn đang tuyển dụng nhân sự cho vị trí bán hàng, sales hay marketing,...
III. Mẫu câu hỏi đánh giá kỹ năng mềm ứng viên
1. Kỹ năng giao tiếp
- Yêu cầu ứng viên giới thiệu bản thân trong hai câu.
- Tưởng tượng bạn đang nói chuyện với một người cao tuổi, chẳng hạn như bà ngoại của bạn, và bạn cần giải thích cho bà bạn về công việc bạn đang làm.
- Nếu đồng nghiệp tỏ ra coi thường thành quả lao động của bạn, bạn sẽ làm gì?
- Bạn thích cách giao tiếp bằng lời nói hay văn bản hơn?
- Bạn muốn trở thành một người giao tiếp tốt hay lắng nghe tốt?
2. Kỹ năng làm việc nhóm
- Bạn thích làm việc độc lập hơn hay làm việc nhóm hơn?
- Theo bạn, hoạt động nhóm có cần thiết không?
- Bạn xử lý thế nào nếu các thành viên trong nhóm không hòa thuận?
- Nếu trong nhóm chỉ có mình bạn không hợp phong cách làm việc với mọi người thì bạn sẽ làm gì?
3. Kỹ năng lãnh đạo
- Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện sếp sai?
- Theo bạn, thế nào là một người sếp lý tưởng?
- Trong trường hợp công ty cần cắt giảm nhân công (hoặc cắt giảm lương), bạn sẽ làm thế nào để biết nên cắt giảm ai?
4. Kỹ năng thích nghi
- Bạn có thích sự bất ngờ hay không?
- Nếu công việc có sự cấp bách, bạn sẽ xử lý thế nào?
- Bạn có thích sự lặp lại không?
5. Kỹ năng xử lý vấn đề
- Theo bạn, như thế nào là giải quyết trơn tru một vấn đề?
- Bạn thích giải quyết vấn đề theo những cách mới lạ hay theo cách thông thường?
- Bạn đã từng giải quyết vấn đề gì rất kinh khủng chưa?
Kỹ năng mềm rất quan trọng
6. Kỹ năng sáng tạo
- Bạn sẽ đặt tên cuốn sách của đời mình là gì?
- Nếu bạn là sếp và bạn cần thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên thì bạn sẽ làm gì?
IV. Hướng dẫn đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên chỉ với 3 câu hỏi
1. Bạn đã chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay
Sự chuẩn bị của ứng viên luôn là yếu tố có thể giúp nhà tuyển dụng nhân sựđánh giá được nhiều thứ. Ngoài việc bạn sẽ biết được ứng viên có tìm hiểu về công ty và công việc ứng tuyển hay không bạn còn đánh giá được thái độ của ứng viên đó đối với công việc như thế nào.
2. Hãy kể cho tôi công việc trước đây của bạn
Câu hỏi này khá mở và ứng viên có thể lựa chọn một công việc tâm đắc nhất. Dựa vào câu trả lời của ứng viên bạn có thể biết thêm thông tin về ứng viên đó, đánh giá được kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, khả năng tư duy, sự thích ứng cũng như kinh nghiệm của họ.
3. Làm thế nào để xử lý những rắc rối khi làm việc với những người luôn làm phiền bạn
Chắc chắn trong quá trình làm việc khó ai có thể suôn sẻ, hòa hợp với mọi người từ đầu tới cuối mà chưa mích lòng ai. Những vấn đề phát sinh trong mối quan hệ không đồng nhất đôi khi sẽ ảnh hưởng đến không khí làm việc cũng như hiệu quả của công việc. Tuy nhiên, nếu ứng viên có thể xử lý tốt những vấn đề khó khăn đó thì chắc chắn ứng viên đó sẽ phù hợp với môi trường làm việc của công ty.
V. Kết luận
Kỹ năng mềm là yếu tố rất quan trọng để giúp nhà tuyển dụng có thể tìm được những nhân sự ưu tú nhất vào làm việc. Tuy nhiên, đánh giá kỹ năng mềm cũng cần một quá trình dài mới có thể nhận xét hết được về bản thân một người vậy nên ngoài những câu hỏi mà quản trị nhân sự có thể tham khảo trên đây, những người phỏng vấn cũng nên quan sát ứng viên từ xa, phân tích và xem xét vấn đề ở nhiều góc cạnh mới có thể đưa ra quyết định sáng suốt, tìm được một người nhân viên vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi kỹ năng xã hội.