Người ta thường hay nói “Không thể xây nhà mà không có bản thiết kế cũng như không thể dạy học mà không có giáo án”. Giáo án có một vai trò vô cùng quan trọng đối với giáo viên. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cách soạn giáo án hiệu quả nhé!

Trước khi tìm hiểu về cách soạn giáo án sao cho hiệu quả và nhanh nhất thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm giáo án là gì? Giáo án là kế hoạch giảng dạy của giáo viên dự định sẽ thực hiện cho một bài học, một tiết học hay là một buổi lên lớp. Giáo án của mỗi giáo viên sẽ thay đổi và có sự khác nhau tùy thuộc vào đối tượng, điều kiện dạy học nhưng về nội dung, mục đích sẽ hoàn toàn giống nhau. Vậy tại sao giáo viên lại cần soạn giáo án trước khi giảng dạy? Những nguyên tắc khi soạn giáo án là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí cách soạn giáo án đơn giản nhất nhé!

I. Tại sao giáo viên cần soạn giáo án trước khi giảng dạy?

1. Giúp đánh giá được năng lực của giáo viên

Cách soạn giáo án khoa học, chứa đựng đầy đủ các nội dung chắc chắn sẽ mang lại một tiết học hiệu quả hơn. Đồng thời, người giáo viên sẽ cảm thấy bản thân mình đủ tự tin và chủ động hơn trong quá trình giảng. Ngoài ra nhờ vào giáo án mà giáo viên sẽ không còn gặp phải các vấn đề như lúng túng, mất tập trung hay quên bài. Trải qua những tiết học hiệu quả, người giáo viên nhận được sự công nhận về năng lực từ cả nhà trường, học sinh và phụ huynh.

Tại sao giáo viên cần soạn giáo án trước khi giảng dạy?

Tại sao giáo viên cần soạn giáo án trước khi giảng dạy?

2. Giúp tiết học thành công hơn

Dạy học là một hoạt động phức tạp, chính vì vậy cần có sự chuẩn bị kỹ càng cho từng hoạt động thực hiện tại lớp học để có thể đạt được mục tiêu dạy học. Vì vậy giáo án càng được đầu tư, biên soạn tốt thì càng giúp tiết học thành công hơn. Đặc biệt là khi đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học thì giáo viên càng phải đầu tư công sức để soạn giáo án mẫu.

3. Giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách bài bản hơn

Việc soạn giáo án mẫu trước khi lên lớp không chỉ có tác dụng đối với người dạy, mà còn tác động rất lớn đến với người học. Thông qua cách soạn giáo án hiệu quả, sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng tiếp nhận được thông tin, kiến thức bài học một cách bài bản hơn.

Xem thêm: Homeschooling là gì? Phương pháp giáo dục của thế kỷ 21

II. Những nguyên tắc cần nắm trước khi soạn giáo án

1. Căn cứ khi soạn giáo án

Trước khi soạn giáo án, giáo viên cần căn cứ vào một số vấn đề như sau:

  • Đầu tiên là chương trình dạy học, phân phối khung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo. Mỗi môn học đều có một tiến trình dạy học cụ thể và nhiệm vụ của giáo viên là chuẩn bị một bản giáo án hoàn chính theo đúng tiến trình của Bộ Giáo dục.
  • Thứ hai, cách soạn giáo án hiệu quả là bạn cũng cần quan tâm tới điều kiện cơ sở vật chất như: lớp học, phòng máy, những trang thiết bị dạy học. Chẳng hạn, với lớp học có đầy đủ trang thiết bị hiện đại thì có thể sử dụng máy chiếu để học sinh dễ nhìn và cách soạn giáo án cũng nhanh hơn. Còn đối với những lớp học không có trang thiết bị hiện đại, thì bắt buộc giáo viên phải kết hợp giữa viết tay với giảng bài để học sinh dễ hiểu.
  • Thứ ba, cách soạn giáo án hiệu quả là cũng cần quan tâm đến đặc điểm nội dung bài học, tiết học. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến cách làm giáo án của giáo viên. Chẳng hạn, nếu nội dung bài học đơn giản thì trong cách soạn giáo án, giáo viên có thể thiết kế các trò chơi liên quan đến bài học để giúp học sinh dễ nhớ hơn. Còn với bài học dài thì giáo viên nên cân nhắc việc giảng hết những nội dung quan trọng.
  • Cuối cùng là trong cách soạn giáo án, giáo viên cũng cần phải căn cứ vào trình độ tiếp thu của học sinh. Ví dụ một lớp trung bình với một lớp giỏi không thể soạn giáo án mẫu giống nhau mà cần có những thay đổi để phù hợp hơn với học sinh. Tùy vào mức độ tiếp thu của học sinh mà cách soạn giáo án của giáo viên cũng có những sự khác nhau.

Soạn giáo án điện tử hiện nay đang được nhiều giáo viên áp dụng

Soạn giáo án điện tử hiện nay đang được nhiều giáo viên áp dụng

2. Xác định các bước để soạn giáo án

Sau khi đã có được căn cứ, việc quan trọng tiếp theo trong cách soạn giáo án hiệu quả là giáo viên cần phải xác định được các bước cụ thể trong quá trình soạn giáo án. Cách soạn giáo án bao gồm nhiều phân đoạn, nhiều bước khác nhau, nếu bỏ qua bước xác định này thì bạn sẽ rất khó để tạo ra được một bài giáo án hiệu quả. Nếu bạn đang còn thắc mắc cách soạn giáo án hiệu quả bao gồm mấy bước thì cùng theo dõi tiếp bài viết để được 123job bật mí nhé. Ở mục 3 dưới đây 123job sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc 5 bước quan trọng và không thể thiếu để có thể soạn giáo án mẫu hiệu quả.

Xem thêm: Mô tả ngành giáo viên mầm non đầy đủ và chi tiết nhất hiện nay

III. Cách soạn giáo án hiệu quả dựa trên 5 bước

Không có một cách soạn giáo án mẫu nào cả cũng như việc soạn giáo án không phải là điều dễ dàng. Một giáo án hiệu quả cần được đầu tư khá nhiều về thời gian, công sức và trí tuệ. Dưới đây là cách soạn giáo án hiệu quả dựa trên 5 bước mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Đây là 5 bước cơ bản nhất trong cách soạn giáo án và có thể áp dụng với mọi giáo viên.

Cách soạn giáo án hiệu quả dựa trên 5 bước

Cách soạn giáo án hiệu quả dựa trên 5 bước

1. Bước 1: Xác định mục tiêu của tiết học

Mục tiêu của tiết học phải được xác định một cách rõ ràng và phù hợp với những tiêu chuẩn giáo dục của địa phương. Trong bước này giáo viên cần lưu ý là mục tiêu dạy học cần được viết dưới góc độ học sinh để nhấn mạnh kết quả cuối cùng chứ không phải ở phía giáo viên.

2. Bước 2: Xác định phương pháp chính yếu

Sau khi đã xác định được mục tiêu của bài học, giáo viên sẽ dựa vào đó để chọn lọc ra phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Bằng cách liệt kê ra những phương pháp mình đang có, giáo viên sẽ từ đó đưa ra những so sánh về đặc điểm và tình hình thiết bị của lớp để chọn ra một phương thức truyền tải kiến thức phù hợp. Trong cách soạn giáo án hiệu quả thì giáo viên cần lưu ý một vấn đề rằng phương pháp giảng dạy càng linh hoạt, sinh động thì sẽ càng giúp học sinh tiếp thu và ghi nhớ bài học tốt hơn.

3. Bước 3: Chuẩn bị thiết bị giảng dạy

  • Thiết bị giảng dạy cho giáo viên bao gồm: Bảng, phấn, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, mô hình, điều khiển, phiếu học tập...
  • Thiết bị học cho học sinh bao gồm: Tài liệu tham khảo, sách vở...

Chuẩn bị thiết bị giảng dạy

Cách soạn giáo án hiệu quả là giáo viên cũng cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị giảng dạy

4. Bước 4: Diễn biến tiết học

  • Giáo viên nên định hướng và gắn liền các mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động. Không nên xây dựng mục tiêu, hoạt động quá nhiều dẫn đến tình trạng thiếu thời gian và không hoàn thành được kịp tiết học.
  • Mỗi hoạt động cần được phân bổ một cách hợp lý, định hướng cụ thể về thời gian, bám sát vào thời gian giảng dạy cho từng tiết học.

5. Bước 5: Tổng kết tiết học

Trong bước này, bạn sẽ phác thảo xem bài học sẽ kết thúc như thế nào để nội dung của tiết học có ý nghĩa hơn với học sinh và giúp học sinh khó quên được tiết học. Bạn có thể lựa chọn các phương án kết thúc tiết học như:

  • Giao bài tập về nhà để giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn.
  • Tổng kết lại những thông tin quan trọng.
  • Giới thiệu cho học sinh các tài liệu tham khảo khác.
  • Có những bài tập nhỏ hoặc những câu trắc nghiệm để giúp học sinh có thể nhớ lại những kiến thức trong một tiết học.

Xem thêm: Giáo dục STEM là gì? Những điều bất ngờ mà STEM mang lại cho trẻ 

IV. Đọc thêm: 4 bước quan trọng để việc lập kế hoạch giảng dạy đạt hiệu quả nhất

Dưới đây là 4 bước quan trọng để việc lập kế hoạch giảng dạy đạt hiệu quả nhất mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Ở mỗi bước 123job sẽ kèm theo một bộ câu hỏi nhằm hỗ trợ bạn trong việc thiết kế các hoạt động dạy học của bạn và giúp bạn biết cách soạn giáo án hiệu quả nhất.

1. Xây dựng mục tiêu học tập

Bước đầu tiên trong cách soạn giáo án hiệu quả là xây dựng được mục tiêu cụ thể của tiết học. Để giúp dễ dàng hơn trong bước xây dựng mục tiêu học tập thì trong quá trình soạn giáo án mẫu, bạn cần trả lời được một số câu hỏi như sau:

  • Chủ đề của buổi học là gì?
  • Bạn muốn học sinh nắm được những kiến thức gì trong buổi học?
  • Bạn muốn học sinh đạt được gì từ tiết học này?

Khi bạn phác thảo các mục tiêu học tập thì cần lưu ý một điều là hãy xếp hạng chúng theo mức độ quan trọng. Bước này sẽ giúp giáo viên có thể quản lý thời gian trong lớp và trong trường hợp bị ép thời gian thì vẫn có thể hoàn thành các mục tiêu học tập quan trọng. Hãy xem xét một số câu hỏi sau:

  • Những khái niệm, ý tưởng hoặc những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn muốn sinh viên có thể nắm bắt và áp dụng là gì?
  • Tại sao những kiến thức đó lại quan trọng?
  • Nếu trong trường hộ gần hết thời gian thì nội dung nào không thể bỏ qua?
  • Và ngược lại, những nội dung nào có thể bỏ qua nếu bị ép thời gian?

4 bước quan trọng để việc lập kế hoạch giảng dạy đạt hiệu quả nhất

4 bước quan trọng để việc lập kế hoạch giảng dạy đạt hiệu quả nhất

2. Phát triển thêm nội dung giới thiệu bài giảng

Trong bước này hãy giới thiệu một cách sáng tạo và đầy ấn tượng về chủ đề của bài giảng để kích thích sự quan tâm và khuyến khích suy nghĩ của học sinh. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu hút học sinh như đưa ra những ví dụ thực tế, video clip ngắn, các, câu hỏi khảo sát ý kiến... Trong bước lập kế hoạch giảng dạy này thì giáo viên cần lưu ý một số câu hỏi như:

  • Làm thế nào để có thể kiểm tra được học sinh có biết gì về chủ đề này hay không?
  • Một số ý kiến, ý tưởng về chủ đề bài giảng mà học sinh thường quan tâm là gì?
  • Để giới thiệu chủ đề bài giảng một cách ấn tượng thì cần phải làm gì?

3. Lập các kế hoạch cụ thể cho hoạt động học tập

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy, chính vì vậy cần được đầu tư nhiều về thời gian cũng như ý tưởng để có thể mang được hiệu quả cao nhất. Để kiến thức có thể đến với học sinh một cách dễ hiểu và dễ nhớ nhất thì đòi hỏi trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần có những cách dạy mới như đưa ra những ví dụ thực tế, tạo ra trò chơi, có những câu hỏi đố liên quan tới bài học... Khi bạn lập kế hoạch cho các ví dụ và hoạt động thì hãy ước tính thời gian sẽ dành cho mỗi lần làm. Trong bước này, bạn cần lưu ý một số câu hỏi như:

  • Để giải thích chủ đề một cách dễ hiểu nhất thì cần phải làm gì?
  • Để minh họa chủ đề theo một cách khác thì cần phải làm gì?
  • Làm thế nào để có thể thu hút học sinh trong bài giảng?
  • Một số ví dụ hoặc tình huống thực tế có liên quan đến chủ đề giúp học sinh hiểu rõ hơn về bài giảng là gì?
  • Để giúp học sinh hiểu rõ hơn chủ đề thì các em cần làm gì?

4. Lập kế hoạch để kiểm tra sự hiểu biết của học sinh

Khi đã trải qua thành công các bước giải thích, minh họa chủ đề thì bạn cần phải kiểm tra lại xem học sinh đã thực sự hiểu về vấn đề hay chưa? Lúc này, bạn có thể suy nghĩ tới việc đưa ra những câu hỏi, những câu đố có tác dụng kiểm tra lại kiến thức mà người học đã tiếp thu. Viết ra những câu hỏi đó trong kế hoạch giảng dạy để khi lên lớp, bạn có thể hỏi học sinh mà không cần mất thêm thời gian để suy nghĩ. Đồng thời hãy dự đoán trước những câu trả lời của các em để có thể xử lý tình huống một cách tốt hơn.

  • Một số câu hỏi mà bạn nên cân nhắc trong bước này gồm có:
  • Những câu hỏi đắt giá nào nên hỏi để kiểm tra được sự hiểu biết của các em?
  • Cần làm gì để có thể chứng minh được học sinh đang học hiệu quả?
  • Xem lại mục tiêu bài giảng ban đầu để tìm hiểu đâu là hoạt động có thể thực hiện để kiểm tra được các mục tiêu có được hoàn thành tốt không?

Xem thêm: Dạy học trực tuyến liệu có phải là xu hướng giáo dục của tương lai? 

V. Kết luận

Việc soạn giáo án không phải là điều dễ dàng và cũng không có một cách soạn giáo án mẫu nào cả, điều quan trọng nhất trong cách soạn giáo án của giáo viên là khiến học sinh hứng thú với tiết học. Hy vọng với những chia sẻ về cách soạn giáo án ở bài viết giúp bạn sẽ nắm được một vài bí quyết nhỏ để bài giáo án của mình hiệu quả và khiến học sinh hứng thú tham gia tiết học hơn.