Marketing Executive là gì? Tại sao công việc này lại đem tới mức thu nhập khủng đến vậy? Những kỹ năng nào cần có để làm nên thành công cho một Marketing Executive? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.

I. Marketing Executive là gì?

marketing executive

Marketing Executive là gì?

Để trả lời rõ ràng và chi tiết nhất cho câu hỏi “Marketing Executive là gì?”, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về định nghĩa cơ bản của nó. Hiểu một cách đơn giản thì Marketing Executive là người trực tiếp quản lý các nhân viên Marketing. Công việc chính hàng ngày của họ là kiểm soát và quản lý các mối quan hệ giữa sản phẩm, dịch vụ với khách hàng và đối tác của mình, từ đó tạo ra sự tương đồng hoàn hảo nhất có thể giữa chất lượng sản phẩm dịch vụ và nhu cầu của khách hàng nhằm làm tăng doanh số ở mức tối đa.

II. Công việc của Marketing Executive

Để giải thích rõ hơn cho câu hỏi “Marketing Executive là gì?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem công việc của Marketing Executive bao gồm những nhiệm vụ nào:

1. Lãnh đạo, giám sát

Đóng vai trò là người quản lý Marketing, chắc chắn chức năng lãnh đạo và giám sát là không thể thiếu được trong danh sách công việc của một Marketing Executive. Toàn bộ công việc cũng như nhiệm vụ của bộ phận Marketing sẽ được kiểm duyệt cũng như đề xuất bởi Marketing Executive. Ngoài ra, họ cũng là những người thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ hoàn thành công việc của các nhân viên và đưa ra những phương án chỉ đạo kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

2. Hợp tác với bộ phận khác

Để việc quản lý và ra chiến lược cho bộ phận Marketing có thể đạt được hiệu quả tốt nhất thì Marketing Executive cũng cần phải hợp tác với các bộ phận khác. Phải hiểu được những thông tin biến động trên thị trường, nắm bắt được tâm lý chung của khách hàng cùng những nhu cầu của họ, đồng thời hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ là gì thì bạn mới có thể đưa ra giải pháp hợp lý cho chiến lược Marketing trong một thời kỳ nhất định. Để làm được điều này, bạn cần có sự trợ giúp và cung cấp thông tin từ các bộ phận khác trong công ty như phòng nghiên cứu thị trường, phòng chăm sóc khách hàng, phòng dịch vụ…

3. Ra chiến lược

Sau khi đã nắm được hết những thông tin cần thiết, công việc tiếp theo của Marketing Executive là ra chiến lược cho cả dài hạn và ngắn hạn. Nếu nhiều người vẫn còn đang mơ hồ rằng một Marketing Executive thì làm gì thì đây sẽ yếu tố không thể thiếu trong câu trả lời. Tất nhiên, việc đề xuất chiến lược này trước khi được đưa vào thực tiễn sẽ cần phải có được sự phê duyệt của ban giám đốc và lãnh đạo của công ty bởi nó có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thuhoạt động kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo của doanh nghiệp.

4. Xây dựng thương hiệu

Quản trị và xây dựng hình ảnh thương hiệu là nhiệm vụ hết sức khó khăn nhưng cũng là trách nhiệm rất cao cả của Marketing Executive. Một thương hiệu đủ mạnh với uy tín lớn sẽ là góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách hàng và đem về doanh thu cao ngất ngưởng cho công ty. Bản thân thương hiệu không thể đo đếm được nhưng giá trị của thương hiệu lại có thể nhận thấy thông qua các con số trong Báo cáo tài chính. Từ đó, công việc của Marketing Executive chính là lập kế hoạch xây dựng thương hiệu trở thành một tài sản của doanh nghiệp và dành cho nó một sự quan tâm thích đáng cùng môi trường thuận lợi nhất để phát triển lâu dài, bền vững.

5. Thương mại điện tử

Nhiều doanh nghiệp cho biết, khi tuyển dụng Marketing Executive thì họ sẽ kiểm tra xem tầm hiểu biết của họ đối với thương mại điện tử tới đâu và ra quyết định tuyển dụng dựa trên những hiểu biết đó. Điều này hoàn toàn không khó hiểu bởi thương mại điện tử đang ngày càng trở thành một xu thế tất yếu trong sự phát triển của xã hội và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong nền thương mại toàn cầu. Nắm bắt được xu hướng này, Marketing Executive sẽ biết được họ cần phải làm gì trong việc xây dựng và định hướng chiến lược Marketing cho công ty, đồng thời lợi dụng những lợi thế mà thương mại điện tử đem lại để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp.

6. Thương mại truyền thống

Trong phần mô tả công việc Marketing Executive sẽ có một phần đó chính là thương mại truyền thống. Mặc dù hiện nay chúng ta không thể phủ nhận những tác động lan tỏa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử nhưng các hoạt động thương mại truyền thống vẫn khẳng định được vai trò của mình khi đóng góp phần lớn trong tổng giá trị thương mại của nhiều quốc gia. Điều này đặt ra một nhiệm vụ cho Marketing Executive khi vừa phải phát triển chiến lược Marketing theo hướng hiện đại nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả ở các thị trường truyền thống.

7. Phân tích thị trường và người dùng

Như đã phân tích ở trên, công việc của Marketing Executive là làm sao để gia tăng hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp. Và để làm được điều này và đưa ra được một hướng đi đúng đắn thì họ cần phân tích thị trường và khảo sát khách hàng. Những dữ liệu thu được là tài liệu rất quan trọng giúp họ có những nhận định đúng đắn và xác định được kế hoạch lâu dài cho sự phát triển chung nhằm đem về lợi nhuận cao.

8. Kết nối các mối quan hệ

Một nhiệm vụ không thể hoàn thành một cách xuất sắc dựa trên quan điểm và hoạt động của một cá nhân mà cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau từ cả một tập thể. Chính vì thế, bên cạnh những công việc kể trên thì điều mà một Marketing Executive cần làm đó chính là kết nối mọi hoạt động của công ty sao cho năng lực và kinh nghiệm của mọi người đều được phát huy một cách tối đa. Không những vậy, họ còn phải kết nối giữa chất lượng sản phẩm/dịch vụ với nhu cầu và phản hồi từ phía khách hàng để cho ra một sự tương đồng hoàn mỹ nhất. Có như vậy thì một chiến lược Marketing mới được gọi là thành công một cách toàn diện và bền vững.

III. Tố chất cần có của một Marketing Executive

marketing executive

Tố chất cần có của một Marketing Executive

Để trở thành một nhà quản lý giỏi, một Marketing Executive cần làm gì? Khi tuyển dụng Marketing Executive thì những nhà tuyển dụng thường căn cứ vào tố chất nào của họ?

Đầu tiên, họ cần phải nắm rõ tất cả các hình thức Marketing hiện nay trên thị trường, từ truyền thống cho đến hiện đại, từ trong khu vực cho đến toàn quốc và cả quốc tế để có thể quản lý một cách hiệu quả nhất. Trong doanh nghiệp, họ đóng vai trò là chất keo liên kết các nhóm giải pháp hỗ trợ công nghệ và sản phẩm, từ các giải pháp tổng thể để kết hợp lại tạo thành một lợi thế chiến lược, đem lại hiệu quả đầu tư và vị thế cạnh tranh vượt trội. Muốn làm được điều này thì bên cạnh kiến thức sâu rộng, khả năng phân tích tốt, các Marketing Executive còn phải có kỹ năng giao tiếp tốt và tính kiên trì để vượt qua mọi khó khăn.

Ngoài ra, để trở thành một nhà quản lý Marketing xuất sắc thì họ còn phải rèn luyện cho mình khả năng xác lập và điều khiển những chương trình nghiên cứu khảo sát thị trường nhằm mang lại những kết quả cụ thể, tạo những sản phẩm mới hoàn thiện ở cấp độ “sản phẩm thương hiệu” chứ không chỉ đơn thuần là sản phẩm ý tưởng hay kỹ năng về công nghệ. Chính vì thế, các kỹ năng tổng hợp về tư duy sáng tạo và xử lý thông tin là những kỹ năng nhất định phải có nếu muốn đạt được thành công.

IV. Kỹ năng cần có khi làm Marketing Executive

Bên cạnh câu hỏi “Marketing Executive là gì?” thì một vấn đề nữa cũng được rất nhiều người quan tâm đó chính là cần có những kỹ năng gì để trở thành một Marketing Executive giỏi. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ bật mí giúp bạn câu trả lời!

1. Nắm chắc kỹ năng tài chính

Là một Marketing Executive, bạn cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về cơ cấu giá thành, chi phí và lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh sản phẩm để từ đó có thể hoạch định giá một cách đúng đắn. Ngoài ra bạn cũng cần trau dồi cho mình những kiến thức tài chính cơ bản bao gồm đọc và hiểu báo cáo tài chính, kế hoạch ngân sách cũng giúp cho giám đốc marketing biết làm thế nào để đạt được các mục tiêu lợi nhuận đã đề ra dựa trên mức doanh thu, lãi gộp bên cạnh các mục tiêu thuần của hoạt động marketing như vấn đề thị phần và giá trị thương hiệu…

2. Hiểu biết cơ bản về quản trị nhân sự

Những kiến thức về quản trị nhân sự cũng là điều bắt buộc phải có khi tuyển dụng Marketing Executive bởi như vậy thì họ mới có thể tổ chức, sắp xếp nhân sự và quản trị hiệu quả (performance management) cũng như động viên nhân sự phòng marketing. Thiếu những kiến thức này, ngay cả khi họ được tuyển dụng đi chăng nữa thì rất nhiều người đã bị sa thải vì hoạt động kém hiệu quả và không khai thác được thế mạnh của nhân viên.

3. Nắm cơ bản kiến thức chuỗi cung cấp

Những kiến thức về chuỗi cung cấp sẽ là nền tảng hỗ trợ rất đắc lực cho hoạt động của Marketing Executive trong việc hoạch định chiến lược trước khi tung ra sản phẩm mới. Những công việc này bao gồm ước lượng tổng chi phí, thời gian hoàn thành và thời gian giao hàng, năng lực sản xuất và tốc độ cung cấp sản phẩm...

4. Nắm rõ kiến thức sản xuất

Nếu như kiến thức về chuỗi cung cấp giúp cho Marketing Executive có thể hoạch định chiến lược và tính toán các chi phí cũng như dự đoán về doanh thu trước khi tung ra một sản phẩm mới thì những kiến thức về sản xuất sẽ giúp họ đưa ra các chương trình khuyến mại dựa trên năng lực sản xuất của doanh nghiệp, sản lượng đạt mức hòa vốn và chi phí của từng công đoạn sản xuất. Những chương trình khuyến mại này cũng góp phần giải quyết bài toán về hàng tồn kho cũng như nâng cao hiệu quả thương mại và kinh doanh, từ đó mở rộng hình ảnh thương hiệu và đem về nguồn thu lớn cho công ty.

5. Nắm sát năng lực R&D

R&D là một yêu cầu không thể thiếu trong suốt hoạt động của một Marketing Executive, giúp họ định hướng đúng đắn về kế hoạch phát triển sản phẩm. Có rất nhiều yêu cầu đặt ra của thị trường cũng như mong muốn vô hạn của khách hàng, do đó người quản lý cần biết yêu cầu nào là có thể đáp ứng và yêu cầu nào là không thể đáp ứng dựa trên tiềm lực tự nhiên và khả năng của doanh nghiệp.

6. Công nghệ thông tin

Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào các hoạt động kinh tế là điều tất yếu. Đây được xem là một công cụ hết sức hữu ích và mang lại hiệu quả cực cao nếu biết áp dụng một cách thông minh và khoa học. Chính bởi lẽ đó mà sự am hiểu ở mức độ nhất định về công nghệ thông tin sẽ mang lại lợi thế không hề nhỏ cho các ứng viên khi tuyển dụng Marketing Executive.

7. Ra chiến lược

Là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, những chiến lược về Marketing được đưa ra phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của công ty. Ngoài ra, công việc của Marketing Executive còn bao gồm vấn đề hoạch định được chiến lược marketing online và offline nhất quán với định hướng của doanh nghiệp.

8. Kỹ năng lập kế hoạch

Mặc dù giữ vị trí quản lý các nhân viên Marketing nhưng nói chung thì Marketing Executive về bản chất vẫn là một người làm marketing. Chính vì thế, một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được rèn luyện và trau dồi chính là kỹ năng lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch chính là đưa ra những chiến lược trong ngắn hạn để hiện thực hóa những chiến lược trong dài hạn và một khi đã lên được một kế hoạch chi tiết thì bạn sẽ dễ dàng dẫn dắt các nhân viên thực hiện và kiểm soát được công việc. Đương nhiên, kế hoạch thì không thể chỉ nói bằng lời mà cần phải được trình bày một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết trong bản kế hoạch Marketing sao cho dễ hiểu, dễ theo dõi và kiểm tra nhất.

9. Kỹ năng viết bài

Điểm cốt lõi làm chìa khóa thành công cho những chiến dịch marketing đó là những bài viết có chất lượng, hướng đến nhu cầu và giải quyết những vấn đề của khách hàng. Từ đó thu hút được sự quan tâm của mọi người đến sản phẩm và dịch vụ của bạn. Đây chính là một trong những lợi thế có vai trò quan trọng nhất của một người làm marketing mà bạn không thể bỏ qua. Có thể bạn sẽ không cần phải trực tiếp viết các bài content nhưng những kỹ năng viết bài tốt sẽ giúp bạn điều chỉnh chúng cho đúng chuẩn và đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn.

10. Kỹ năng sáng tạo và tự nghiên cứu

Đã làm Marketing thì không thể thiếu được óc sáng tạo và tư duy độc đáo, nhất là khi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi, môi trường cạnh tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt đòi hỏi Marketing Executive phải nắm bắt tình hình một cách nhanh nhạy và đưa ra phương án hợp lý để giành được lợi thế về phía mình.

Trong một thế giới phẳng luôn thay đổi theo từng giờ như hiện nay, những kiến thức mà bạn có được sẽ chẳng bao giờ là đủ để có thể tồn tại và giữ được vị thế của mình trên thị trường nếu bạn không chịu thay đổi. Muốn vậy thì Marketing Executive phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu những sự thay đổi đó, đồng thời bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết cho quá trình điều hành và quản lý bộ phận. Điều này không chỉ giúp bạn có thể chủ động đối với công việc chuyên môn mà còn ứng phó nhanh với những thay đổi trên thị trường và các công cụ thực thi marketing. Đây cũng là một trong những kỹ năng cạnh tranh trong nghề giúp tạo ra những người làm Marketing có chất lượng.

V. Tiềm năng của nghề Giám đốc Marketing

marketing executive

Tiềm năng của nghề Giám đốc Marketing

Một cách giải thích định nghĩa rất hay cho câu hỏi “Marketing Executive là gì?” đó là nêu ra tiềm năng phát triển của nghề Giám đốc Marketing. Với sự phát triển không ngừng của các mô hình marketing như hiện nay, cùng với đó là sự tác động mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là sức lan tỏa của Internet thì vị trí giám đốc marketing online hay còn được gọi là “Giám Đốc Digital Marketing” ngày càng được coi trọng hơn trong các doanh nghiệp, điển hình nhất là mức lương khởi điểm lên tới cả ngàn USD mỗi tháng.

Trong khi đó, nguồn cung về nhân sự chuyên về mảng quản lý và điều hành Marketing hiện nay lại rất khan hiếm và giới hạn cả về chất lượng lẫn số lượng. Chính sự thiếu hụt này đã tạo ra một môi trường phát triển tuyệt vời và đầy hấp dẫn cho các ứng viên ngành Marketing Executive. Thu nhập cao, môi trường làm việc năng động và cơ hội thăng tiến nhanh là những lý do khiến ngành này đang thu hút nhiều bạn trẻ.

VI. Thách thức và vinh quang nghề Marketing Executive

Công việc quản lý Marketing vừa là một thách thức nhưng cũng đồng thời là một trách nhiệm vinh quang đối với những ai làm nghề Marketing Executive. Để trở thành một nhà quản lý Marketing giỏi và đạt được thành công, bạn cần có lòng yêu nghề, niềm đam mê với Marketing, làm việc chăm chỉ và quên mình thực hiện kế hoạch đặt ra. Nhiều khi họ sẽ bị áp lực cao và căng thẳng khi một chương trình, một chiến lược marketing đề ra bị trở ngại, lo lắng khi sản phẩm bán không chạy và không đạt được mục tiêu ban đầu, căng thẳng khi đối thủ thực hiện marketing với nhiều thủ đoạn không đẹp. Những thách thức đó không phải bất kì ai cũng đủ kiên trì và đủ bản lĩnh để có thể vượt qua hết tất cả.

Bù lại, người làm Marketing Executive sẽ có được vinh quang tuyệt vời khi một chiến lược thành công và đạt được thành tựu nhất định, mang lại nguồn thu không hề nhỏ cho công ty và được mọi người nể trọng. Nhưng bên cạnh đó, những mối quan hệ rộng lớn trong thế giới Marketing cũng chứa đầy những cạm bẫy nguy hiểm mà một giám đốc Marketing sẽ phải thật tỉnh táo và bản lĩnh để không bị cám dỗ trước vật chất và những món hời lớn. Do vậy khi định nghĩa cho câu hỏi “Marketing Executive là gì?” thì câu trả lời sẽ là thách thức và cả vinh quang.

VII. Mức lương của giám đốc Marketing

Một câu hỏi khác cũng rất được quan tâm đó chính là mức lương của một Marketing Executive là bao nhiêu? Nhìn chung, tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm cùng với những cống hiến cho công việc và những thành tựu đạt được, ngoài ra còn dựa trên quy mô và mức doanh thu cho một dự án của công ty mà mức lương của Giám đốc Marketing sẽ dao động trong khoảng từ 25 đến 120 triệu.

Với những người mới đảm nhận vị trí Marketing Executive thì mức lương khởi điểm cũng có thể lên tới 10 triệu. Với Giám đốc Marketing có kinh nghiệm từ dưới 3 năm thì mức lương dao động trong khoảng 28.5 - 35.9 triệu đồng. Còn với những giám đốc Marketing có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên thì con số này còn có thể lên tới 80 - 120 triệu đồng tùy theo năng lực và những cống hiến cho hoạt động của công ty. Quả là một con số đáng mơ ước nhưng cũng hoàn toàn xứng đáng cho những nỗ lực và cố gắng không mệt mỏi trước những khó khăn và sức ép đặt ra cho vị trí này.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn để giải đáp cho câu hỏi “Marketing Executive là gì?”. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn sẽ có một cái nhìn toàn cảnh hơn về nghề Giám đốc Marketing, từ đó chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng để chinh phục sự nghiệp. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và chúc bạn thành công!