Trong các nghề nghiệp liên quan tới kỹ thuật, vị trí Giám đốc kỹ thuật luôn được cho là “miếng bánh ngon” mà không ít người nhắm tới. Tuy vậy, vị trí này có những đặc điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Thời đại công nghệ kỹ thuật số phát triển như vũ bão đòi hỏi mọi doanh nghiệp đều phải áp dụng những ứng dụng khoa học hiện đại trong cả việc vận hành lẫn hoạt động quản lý. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật cao. Những tiêu chuẩn và tầm quan trọng về độ chính xác trong kỹ thuật đòi hỏi bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có một phòng ban giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất riêng. Và người đứng đầu phòng ban đó chính là giám đốc kỹ thuật.
Từ bản mô tả công việc giám đốc kỹ thuật, có thể thấy việc tuyển dụng giám đốc kỹ thuật khác nhiều so với việc tuyển nhân viên kỹ thuật. Người giám đốc thực chất không cần bắt buộc thông hiểu mọi chi tiết kỹ thuật trong lĩnh vực của mình. Cái họ cần nắm vững là cách mà lĩnh vực đó vận hành và phải làm gì để tuyển dụng và thu hút được các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu trong ngành. Từ đó, suy rộng ra các mốc kpi giám đốc kỹ thuật để đánh giá công việc này.
Có một sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải, ngay cả những giám đốc có nhiều kinh nghiệm cũng nhầm lẫn, chính là việc thường chọn các nhân viên thạo chuyên môn nhất vào vị trí quản lý kỹ thuật. Sai lầm là ở chỗ, theo như bản mô tả công việc giám đốc kỹ thuật, trách nhiệm của người giám đốc kỹ thuật có đặc điểm khác xa công việc của một nhân viên lành nghề, từ đó mà kpi giám đốc kỹ thuật cũng phải khác biệt. Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ không bao giờ cho rằng người làm quản lý có thể đảm nhiệm nhiều việc khác ngoài công việc quản lý.
Bài viết này, 123job sẽ đem tới cho bạn bản mô tả công việc giám đốc kỹ thuật phải đáp ứng tại đa dạng ngành nghề. Từ đó trả lời cho câu hỏi căn bản nhất từ giám đốc kỹ thuật là gì, tiêu chí tuyển dụng giám đốc kỹ thuật ra sao, tới tầm quan trọng của giám đốc kỹ thuật là gì trong mỗi doanh nghiệp...
I. Giám đốc kỹ thuật là gì?
Giám đốc kỹ thuật là gì?
Giám đốc kỹ thuật là những người chịu trách nhiệm về hiệu quả kỹ thuật của công ty. Bản mô tả công việc kỹ thuật sản xuất, kinh doanh của giám đốc kỹ thuậtcho thấy họ là những người đảm nhận nhiệm vụ lên kế hoạch để cải tiến các hệ thống nội bộ và thực hiện xúc tiến thúc đẩy các công nghệ hiện đại nhất để tăng hiệu suất của toàn công ty. Vai trò của họ là hỗ trợ quá trình tăng trưởng thông qua việc sử dụng và ứng dụng các công nghệ thích hợp.
Giám đốc kỹ thuật là quản lý cấp cao nhất của phòng kỹ thuật. Vị trí này chú trọng việc giám sát, đảm bảo hiệu quả vận hành của hệ thống máy móc, thiết bị. Mô tả công việc kỹ thuật sản xuất, kinh doanh của giám đốc kỹ thuật… cho thấy vị trí này được xếp vào hàng quản lý cấp cao trong toàn bộ doanh nghiệp. Người đảm nhận vai trò giám đốc kỹ thuật sẽ thực hiện việc lên kế hoạch cải tiến kỹ thuật, từ đó triển khai thực hiện và giám sát mọi khía cạnh liên quan đến vấn đề kỹ thuật trong toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. Giám đốc kỹ thuật cũng phân công trách nhiệm cụ thế đến từng bộ phận chuyên môn.
Bên cạnh đó, giám đốc kỹ thuật là vị trí đóng vai trò trung gian kết nối giữa các phòng ban liên quan đến kỹ thuật trong công ty, làm sao để mọi phòng ban hợp tác với nhau nhịp nhàng, đồng bộ, mang lại hiệu suất công việc cao nhất. Do vậy, việc tuyển dụng giám đốc kỹ thuật cũng yêu cầu những tiêu chí khá đặc biệt. Để chuẩn bị tốt cho vòng tuyển chọn này, yếu tố đầu tiên bạn cần nắm được là bản mô tả công việc giám đốc kỹ thuật. Cùng xem nó là gì nhé!
II. Mô tả công việc của Giám đốc kỹ thuật
Dưới đây là mô tả công việc kỹ thuật sản xuất, kinh doanh… trong doanh nghiệp:
- Phụ trách hoạt động của phòng Kỹ Thuật, chịu trách nhiệm về hoạt động và hiệu suất hoạt động của phòng trước Ban lãnh đạo Công ty.
- Quản lý và đánh giá công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Mô tả công việc kỹ thuật sản xuất cho thấy họ phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng và trước BLĐ Công ty.
- Xây dựng hệ thống quản lý yếu tố chất lượng sản phẩm cho Công ty.
- Triển khai các công việc cho bộ phận mình phụ trách theo kế hoạch sản xuất và kinh doanh của Công ty.
- Chịu trách nhiệm giám sát, vận hành, duy trì và đảm bảo hiệu quả hoạt động hệ thống quản lý chất lượng trong phạm vi Công ty.
- Chủ trì việc tìm hiểu, phân tích và tìm ra nguyên nhân để tìm cách khắc phục triệt để các lỗi sản phẩm nếu có.
- Quản lý tài liệu hệ thống chất lượng toàn Công ty
- Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá chất lượng nội bộ định kỳ để đưa ra các biện pháp cải tiến chất lượng sản phẩm
- Một phần trong mô tả công việc kỹ thuật sản xuất có việc đưa ra các thông báo chính thức về chất lượng sản phẩm
- Thiết lập các tiêu chí, tiêu chuẩn để giám sát và kiểm định sản phẩm
- Kiểm tra công tác báo cáo của nhân viên và tổng hợp báo cáo cho Ban lãnh đạo về chất lượng sản phẩm hằng ngày.
- Giám sát, đôn đốc nhân viên thực hiện tốt công việc được giao
- Tham mưu cho Ban Giám đốc công ty về các yêu cầu kỹ thuật, cải tiến quy trình sản xuất
- Lập kế hoạch đào tạo và triển khai hoạt động đào tạo định kỳ về hệ thống chất lượng cho nhân viên và bộ phận sản xuất kinh doanh của nhà máy.
- Cập nhật thường xuyên các tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn sản xuất của sản phẩm do các cơ quan ban ngành chức năng liên quan và các tổ chức đánh giá chất lượng trên thế giới ban hành.
- Triển khai các công việc khác do Ban lãnh đạo doanh nghiệp giao phó.
III. Các công việc chính của Giám đốc kỹ thuật
Công việc chính của giám đốc kỹ thuật
Tới đây, có lẽ bạn đang thắc mắc dựa trên bản mô tả công việc trên thì công việc chính của giám đốc kỹ thuật là gì. Tóm gọn lại ở những phần việc chính như sau:
- Phát triển các khía cạnh công nghệ nằm trong chiến lược hoạt động của công ty, từ đó đảm bảo sự thống nhất với mục tiêu kinh doanh mà chiến lược đề ra
- Phát hiện và thực thi những kỹ thuật công nghệ mới mang lợi thế cạnh tranh
- Giúp các phòng ban sử dụng công nghệ hiệu quả hơn
- Quản lý KPIs và ngân sách IT để đánh giá hiệu quả công nghệ
- Sử dụng ý kiến phản hồi của các nhà đầu tư và các đối tác, khách hàng để đưa ra các thông báo cải tiến cần thiết và các thay đổi công nghệ cần có
- Trao đổi về chiến lược công nghệ với các đối tác và các nhà đầu tư
IV. KPI công việc với vị trí Giám đốc kỹ thuật
KPI giám đốc kỹ thuật
Là một vị trí đặc thù, nên KPI giám đốc kỹ thuật cũng có những tiêu chí quan trọng và đặc biệt. Cụ thể như sau:
- Tỷ lệ đánh giá hiệu quả đạt chất lượng ngay từ đầu (First Pass Yield - FPY)
- Chỉ số đánh giá việc khách hàng thiện cảm (Net Promoter Score - NPS) là một trong số những tiêu chí quan trọng của KPI giám đốc kỹ thuật
- Tỷ lệ đánh giá duy trì khách hàng (Customer Retention Rate)
- Chỉ số khái quát hiệu quả hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Index)
- Tỷ lệ đưa ra khiếu nại từ phía khách hàng (Customer Complaints)
- Tỷ lệ tính chi phí hoạt động (Operating Expense Ratio - OER)
- KPI giám đốc kỹ thuật không thể thiếu Tỷ lệ tăng trưởng thị trường (Market Growth Rate)
V. Yêu cầu công việc của vị trí Giám đốc kỹ thuật
Đến với vòng tuyển dụng giám đốc kỹ thuật, các ứng viên muốn vượt qua thường phải đáp ứng tốt những yêu cầu sau:
- Bằng cử nhân ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật hoặc các ngành liên quan; bằng thạc sĩ hoặc các bằng cấp tương đương là một lợi thế
- Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm Giám đốc kỹ thuật hoặc một vị trí lãnh đạo tương tự
- Kiến thức về các xu hướng công nghệ để có thể xây dựng các chiến lược
- Nắm rõ cách quản lý ngân sách và cách viết kế hoạch kinh doanh
- Khả năng thực hiện các phân tích và nghiên cứu công nghệ
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc
- Khả năng tổ chức và lãnh đạo
- Tư duy logic và có chiến lược
- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt
VI. Những năng lực cần có để trở thành Giám đốc kỹ thuật xuất sắc
Sau khi đã vượt qua vòng tuyển dụng giám đốc kỹ thuật, để trở thành một giám đốc kỹ thuật xuất sắc, bạn phải trang bị cho mình những yếu tố như:
- Knowledge - Hiểu về chuyên môn và tác phong nghiệp vụ, Trình độ sử dụng và áp dụng ngôn ngữ, Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Skill - Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng đàm phán; khả năng thuyết phục; Kỹ năng phân tích và đưa ra phương hướng xử lý tình huống, từ đó đưa ra quyết định; Kỹ năng quản trị các yếu tố thay đổi; Kỹ năng tư duy vấn đề chiến lược; Kỹ năng quản trị xung đột; Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm, đưa hướng tư duy tập trung vào kết quả; Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian; Kỹ năng tạo ảnh hưởng; Kỹ năng quản trị rủi ro
- Attitude - Nhạy bén, có tinh thần khởi nghiệp, dấn thân, có trách nhiệm bảo mật kinh doanh
VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn Giám đốc kỹ thuật
- Bạn có xu hướng dành nhiều thời gian vào hoạt động đảm bảo tất cả các hệ thống hiện tại vận hành hiệu quả hơn hay có xu hướng nghiên cứu, tìm tòi các công nghệ mới và sáng tạo hơn? Yếu tố khiến bạn trở nên hợp với vị trí giám đốc kỹ thuật là gì?
- Bạn sẽ đưa ra những câu hỏi gì cho một ứng viên tới phỏng vấn ứng tuyển vị trí lãnh đạo Back-end Developer?
- Hãy miêu tả lại quá trình bạn phải chuẩn bị ngân sách của bộ phận IT nếu bạn là một giám đốc kỹ thuật. Bạn đánh giá các yêu cầu chi tiêu của bộ phận kỹ thuật như thế nào và có xu hướng cắt giảm chi phí ở đâu? Tại sao?
- Làm thế nào để bạn đánh giá hiệu quả làm việc của hệ thống kỹ thuật? Những số liệu đo lường nào cho biết về các yếu tố không ổn trong đó hay trục trặc phát sinh?
- Bạn sẽ làm thế nào để giảm thiểu tối đa những rủi ro của các cuộc xâm nhập vào mạng công ty từ bên ngoài?
- Bạn nghĩ bộ phận Marketing cần sử dụng tới những loại phần mềm và phần cứng nào?
- Những hướng dẫn và chính sách quản lý nào là cần thiết để đảm bảo công nghệ kỹ thuật được sử dụng hợp lý?
- Bạn sẽ làm thế nào để đảm bảo cho vấn đề bảo mật dữ liệu và sự riêng tư trong điện toán đám mây nếu bạn là một giám đốc kỹ thuật?
- Bạn thường hay sử dụng tài nguyên gì để tìm hiểu về xu hướng công nghệ?
VIII. Download bản mô tả công việc Giám đốc kỹ thuật
Bản mô tả công việc Giám đốc kỹ thuật
IX. Kết luận
Giám đốc kỹ thuật là công việc quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi người làm ở vị trí này những năng lực đặc biệt mà không phải ai cũng có. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp trở thành một giám đốc kỹ thuật xuất sắc!