Quốc tế học vốn dĩ nó được xem là một trong những ngành nghề hấp dẫn đã và cũng đang thu hút rất nhiều bạn trẻ theo học. Tuy nhiên để có thể hiểu được chi tiết về ngành quốc tế học là gì hay học ngành quốc tế học ra trường làm gì, không phải ai cũng biết.
Nếu nói về ngành quốc tế học thì ai cũng sẽ biết nó liên quan đến quốc tế. Tuy nhiên thực sự còn rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về ngành quốc tế học là gì? Làm sao để trở thành sinh viên ngành quan hệ quốc tế? Chuẩn bị một bộ hồ sơ tìm việc cho ngành quan hệ quốc tế là gì? Vậy nên trong bài viết dưới đây 123job sẽ chia sẻ đến bạn đọc về ngành quan hệ quốc tế là gì và việc chuẩn bị một bộ hồ sơ tìm việc nhé.
I. Ngành quốc tế học là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
1. Khái niệm chung về ngành quốc tế học là gì?
Ngành quốc tế học là gì? Nó có tên đầy đủ trong tiếng anh là International Studies, đây chính là ngành học chuyên nghiên cứu về những kiến thức liên quan đến khoa học xã hội, khoa học chính trị hay là nghiên cứu về những kiến thức liên quan đến lịch sử, hoặc văn hóa quốc tế. Mục đích của việc nghiên cứu những thông tin này để thấu hiểu được đặc điểm văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng hay là giáo dục của các quốc gia khác, từ đó giúp thấu hiểu lẫn nhau và đồng thời tránh được những xung đột không đáng có xảy ra. Bên cạnh đó, lợi ích của việc học ngành quốc tế học là gì? Nó cũng giúp cho người học tìm hiểu được những nền văn minh mới, từ những bước tiến phát triển của nhân loại và từ đó có thể gắn vào sự phát triển của quốc gia, dân tộc mình.
Khái niệm chung về ngành quốc tế học là gì?
Hiện nay, ngành quốc tế học đang được đào tạo khá nhiều ở tại các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam, trong đó nó chia thành ba chuyên ngành chuyên sâu bao gồm như là quan hệ quốc tế, Châu Âu học, hay Châu Mỹ học, hoặc cho việc Nghiên cứu và phát triển quốc tế nhé. Nhìn chung, những chuyên ngành này, sinh viên ngành quốc tế học sẽ đều học các kiến thức cơ bản về quốc tế học, hay là về các văn hóa và tín ngưỡng quốc tế, ... tuy nhiên, với tùy theo từng chuyên ngành nhất định thì cũng sẽ học chuyên sâu những môn học nhất định.
Một trong những yêu cầu quan trọng nhất với những cử nhân tốt nghiệp, sinh viên ngành quốc tế học đó chính là yêu cầu về đạo đức và kiến thức về chuyên môn đáp ứng được nhu cầu làm việc ở trong tổ chức, các cơ quan đối ngoại của nhà nước hay là làm trong các công ty đa quốc gia, hoặc các tổ chức phi chính phủ. Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm sẽ giúp cho những cử nhân, sinh viên ngành quốc tế học có thể dễ dàng thích ứng ở trong bối cảnh hội nhập khu vực và cả quốc tế trong thời đại mới như hiện nay.
2. Hệ thống chương trình đào tạo của ngành quốc tế học
Qua những thông tin trên đã giúp cho các bạn biết được ngành quốc tế học là gì? Tương tự giống như các ngành nghề khác, ngành quốc tế học cơ bản sẽ chia làm hai khối kiến thức chính đó là khối kiến thức chung và cả khối kiến thức chuyên ngành. Khối kiến thức chung thì nó sẽ bao gồm những môn học cơ bản như là Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin, hay tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối ĐCSVN, giáo dục thể chất hay là chương trình ngoại ngữ cơ sở, giáo dục quốc phòng và an ninh.
Thứ hai là sinh viên ngành quốc tế học sẽ phải học khối kiến thức chuyên ngành theo chuyên môn đào tạo. Với khối kiến thức này thì nó sẽ có những học phần bắt buộc như là khu vực học đại cương, hay như lịch sử quan hệ quốc tế, quan hệ đối ngoại của Việt Nam, ... mà các sinh viên ngành quốc tế học bắt buộc phải học và đồng thời nắm vững kiến thức trong đó. Đây nó cũng được xem là kiến thức nền tảng, đây là cơ sở quan trọng nhất để có thể tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và để học tập sau này. Ngoài ra là những cử nhân, sinh viên ngành quốc tế học họ còn phải lựa chọn những môn học tự chọn như là tôn giáo học, lịch sử của Việt Nam đại cương hay là môn học vô cùng lý thú như nhân học đại cương, ... để giúp cho sinh viên có thể tự chọn nghiên cứu và học tập.
Trong khối kiến thức chuyên sâu sẽ còn có các kiến thức phân theo nhóm ngành. Tùy thuộc vào từng nhóm ngành chuyên sâu và cụ thể mà sinh viên ngành quốc tế học sẽ được học tập những môn học bắt buộc và cả những môn học tự chọn của riêng mình. Nhìn chung thì sẽ có những môn học cơ bản bắt buộc như sau: kinh tế quốc tế, luật quốc tế, hay thể chế chính trị thế giới, hoặc về các tổ chức quốc tế, ... Cũng sẽ giống như những học phần khác ở trong học phần này thì sinh viên ngành quốc tế học cũng sẽ phải chọn lựa được một số học phần tự chọn như là học phần quản trị kinh doanh, hay học phần về so sánh văn hóa của các dân tộc ở trên thế giới hay là tìm hiểu sâu về pháp luật của nước nhà thông qua hệ thống pháp luật của Việt Nam. ...
Ngoài ra, tùy với từng chuyên ngành cụ thể mà sinh viên bắt buộc sẽ phải đăng ký học môn học mà phân theo phân phối chương trình của chuyên ngành đó nhé. Cùng với những môn học này thì sẽ là ngoại ngữ chuyên ngành, nó bao gồm tiếng Anh và tiếng Pháp. Sinh viên hoàn toàn có thể chọn lựa một trong hai chuyên ngành này để theo học tập và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu cho mình. Nhìn chung, với sinh viên ngành quốc tế học, ngoại ngữ chính được xem là một trong những yêu cầu quan trọng nhất. Đến 90% sinh viên của khoa quốc tế học đều phải thông thạo ngoại ngữ và trong đó ít nhất là phải thông thạo tiếng Anh. Vì lẽ, sau này khi tốt nghiệp để chuẩn bị một bộ hồ sơ tìm việc, thì những sinh viên ngành quốc tế học sẽ phải giao tiếp thường xuyên với bạn bè quốc tế, bên cạnh đó thì họ cũng phải thành thạo những ngôn ngữ nước ngoài này để có thể thuận tiện và phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập nhé.
Hiện nay, rất nhiều trường đại học đang đào tạo những cử nhân ngành quốc tế học tương lai như là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hay Học viện Ngoại Giao, hoặc trường Học viện Anh quốc, ... Đây đều là những trường mà đi đầu ở trong việc đào tạo cử nhân quốc tế học để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước sau này đó.
3. Cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân ngành quốc tế học
Cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân ngành quốc tế học
Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu hướng mới ở trong bối cảnh phát triển kinh tế như hiện nay. Điều này cũng đã tạo cơ hội việc làm rộng mở với tất cả những cử nhân ngành quốc tế học trong tương lai, chuẩn bị một bộ hồ sơ tìm việc. Những cử nhân ngành quốc tế học có thể làm việc ở tại các đại sứ quán, hay trong các văn phòng chính phủ, làm việc ở tại các tổ chức phi chính phủ, hoặc trong các chuyên viên quan hệ quốc tế, ... Ngoài ra, họ cũng hoàn toàn có thể làm các công việc tự do khác như là hướng dẫn viên du lịch, hay dịch văn bản nước ngoài, ...
Vốn dĩ biết tiếng Anh đã chính là một lợi thế, học ngành quan hệ quốc tế với lợi thế biết tiếng nước ngoài của mình thì những cử nhân tương lai trong chuyên ngành này sẽ rất dễ dàng để có thể phát triển nghề nghiệp cho mình.
Xem thêm: Ngành quan hệ quốc tế là gì? Có nên chọn ngành trong bối cảnh toàn cầu hoá
II. Sau khi tốt nghiệp ngành quốc tế học thì bạn có thể làm gì?
1. Chuyên viên đối ngoại
Chuyên viên đối ngoại chính là một trong những những công việc mà được rất nhiều người chọn lựa và có khát khao trong tương lai. Công việc chính của những chuyên viên đối ngoại đó là cần thực hiện việc khai thác thị trường và các khách hàng tiềm năng, kết nối đối ngoại với các doanh nghiệp, công việc chăm sóc khách hàng, hay xây dựng và giám sát hợp đồng... Nhìn chung, những chuyên viên đối ngoại sẽ có cơ hội việc làm rất là rộng mở, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, trong doanh nghiệp nhà nước hay là ở các tổ chức phi chính phủ khác.
Việc trở thành một chuyên viên đối ngoại thì bạn sẽ được hưởng các chế độ ưu đạc đặc biệt bao gồm về tiền lương, thưởng, và cả những chế độ phụ cấp đặc biệt khác nhé. Ngoài ra, với công việc này bạn còn có được cơ hội thăng tiến tương đối cao từ chuyên viên đối ngoại, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến trở thành những giám đốc đối ngoại hay là giám đốc truyền thông của doanh nghiệp nhé.
Chuyên viên đối ngoại
Bên cạnh đó, yêu cầu để có thể trở thành một chuyên viên đối ngoại cũng không hề đơn giản. Thông thường, các bạn phải tốt nghiệp tối thiểu từ trình độ là cấp cao đẳng trở lên, cùng với đó là cũng phải có ngoại hình ưa nhìn, giao tiếp tốt và nhanh nhẹn, cũng như có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng tốt. Các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn cũng được xem là nhân tố quan trọng để đem đến sự thành công về nghề nghiệp của các chuyên viên đối ngoại đó.
2. Chuyên viên điều phối dự án
Chuyên viên điều phối dự án thì họ chính là những những người trực tiếp thực hiện công tác điều phối dự án sau khi mà được cấp trên bàn giao cho. Họ có thể là một trưởng ban điều phối dự án hay chỉ một chuyên viên điều phối và phát triển dự án.
Công việc chính của một chuyên viên điều phối dự án đó chính là xây dựng dự án, làm thủ tục và lập hồ sơ đấu thầu, đề xuất ra các phương án giải quyết ở trong quá trình triển khai dự án nhé. Yêu cầu tối thiểu đối với một chuyên viên điều phối dự án đó chính là phải tốt nghiệp chuyên ngành quốc tế học chuyên sâu và có kiến thức về luật học và cũng như một số kiến thức liên quan khác. Cơ hội về việc làm của những chuyên viên điều phối dự án hiện đang rất rộng mở, bên cạnh đó, còn có chế độ lương thưởng của công việc này cũng tương đối là hấp dẫn với tất cả những cử nhân ngành quốc tế học tương lai.
3. Làm việc tự do
Làm việc tự do
Như đã nói ở trên về ngành quốc tế học là gì, với lợi thế tiếng anh cùng với những kiến thức về quan hệ quốc tế những cử nhân quan hệ quốc tế hoàn toàn có thể làm những công việc tự do như là hướng dẫn viên du lịch, dịch thuật, hay là phiên dịch viên, ... Với số lượng người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều, đã tạo cơ hội việc làm tự do cho những sinh viên ngành quốc tế học này nhé. Những công việc này sẽ không chỉ là những việc làm đem lại nguồn thu nhập chính thức, mà nó còn là việc làm thêm khi mà sinh viên ngành quan hệ quốc tế còn ngồi ở trên ghế nhà trường.
Chưa cần nói đâu xa thì vốn dĩ với lợi thế về biết tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng anh của mình thì những cử nhân ngành quốc tế học tương đối dễ dàng hơn trong việc chọn lựa công việc và cũng như nghề nghiệp tương lai cho mình. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm các công việc này ở trên 123job, từ đó các bạn có thể chọn lựa và chinh phục ước mơ nghề nghiệp cho mình nhé. Ưu điểm lớn nhất khi mà tìm việc làm quốc tế học ở trên website này đó chính là không hề giới hạn về khoảng cách địa lý, cũng như là cv xin việc đó. Nhất là trong bối cảnh tuyển dụng cử nhân ngành quốc tế học trực tuyến ngày càng diễn ra phổ biến, thì khiến cho việc chọn lựa và tìm kiếm công việc ở trên 123job thực sự sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn của bạn. Bạn không chỉ có thể lựa chọn một công việc trực tuyến, để chọn có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ tìm việc online như gửi cv xin việc, hồ sơ xin việc online đến tận tay các nhà tuyển dụng chỉ sau một click chuột thôi.
Xem thêm: Nghề phiên dịch viên tiếng Anh và những công việc hằng ngày
III. Chuẩn bị một bộ hồ sơ tìm việc tốt cho sinh viên ngành quốc tế học
1. Phần mục tiêu nghề nghiệp
Bạn cần phải thể hiện mục tiêu rõ ràng, cụ thể để giúp cho nhà tuyển dụng thấy được định hướng nghề nghiệp của bạn nhé. Một điều 123job cần phải lưu ý với các bạn sinh viên ngay từ khi chuẩn bị một bộ hồ sơ tìm việc cần cân nhắc thật kỹ việc hoạch định cho bản thân mình mục tiêu nghề nghiệp có hạn định và có tính khả thi. Đây cũng sẽ là một trong những yếu tố để “ghi điểm” đối với nhà tuyển dụng, cũng như là sự thăng tiến trong công việc ở tương lai nhé.
- Phần thông tin cá nhân: Bạn cần phải ghi đầy đủ thông tin, để giúp cho nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn khi mà họ có nhu cầu tuyển dụng nhé. Đặc biệt là không nên sử dụng những email mà có tên không trang trọng nhé.
Phần mục tiêu nghề nghiệp
2. Phần quá trình học tập
Từ những thông tin trên đã giúp cho bạn hiểu được ngành quốc tế học là gì, và các cơ hội việc làm cho những sinh viên ngành quốc tế học. Tiếp theo khi chuẩn bị một bộ sơ hồ sơ tìm việc cho sinh viên ngành quốc tế học ở trong phần ghi về quá trình học tập. Bạn cần phải thể hiện quá trình học tập của mình rõ ràng, và đương nhiên cũng phải có kèm theo thời gian cụ thể nhé.
3. Kinh nghiệm làm việc
Bạn cần phải liệt kê một cách đầy đủ những công việc mà bạn đã từng làm (như bán thời gian, thời vụ…) hay là bất kỳ hoạt động đoàn đội, hội, hay hoạt động ngoại khóa ở tại trường đại học hoặc những câu lạc bộ mà bạn đã từng tham gia. Và thông qua những hoạt động này thì bạn đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm gì, bạn cần phải ghi một cách đầy đủ vào hồ sơ.
4. Phần kỹ năng
Đây chính là một trong những phần quan trọng nhất của hồ sơ, bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng mà bạn đã tích lũy được thông qua quá trình học tập và tham gia từ trong những hoạt động đoàn hội, chẳng hạn như là: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng về việc dẫn chương trình, khả năng về thiết kế và sử dụng các phần mềm Photoshop… đây chính là một trong những điểm cộng vào trong hồ sơ tìm việc của bạn, giúp cho bạn có thêm nhiều cơ hội hơn so với những ứng viên khác đó.
Phần kỹ năng
5. Phần người tham khảo
Bạn có thể hoàn toàn điền vào đây thông tin của những người mà đã từng cộng tác với bạn, chẳng hạn như là thầy hướng dẫn đề tài tốt nghiệp, hay trưởng câu lạc bộ mà bạn đã tham gia… và phải đảm bảo rằng người tham khảo này sẽ biết rõ về bạn nhé.
Xem thêm: Hướng Dẫn Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Hay Nhất 2021
IV. Kết luận
Qua những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu được ngành quốc tế học là gì, giải đáp được các câu hỏi làm sao để có thể trở thành sinh viên ngành quốc tế học và việc chuẩn bị một bộ hồ sơ tìm việc cho sinh viên ngành quốc tế học như thế nào. Rất hy vọng những thông tin trên do 123job chia sẻ về ngành quốc tế học là gì và chuẩn bị một bộ hồ sơ tìm việc sẽ thật hữu ích với các bạn đọc!