Nếu bạn đang thắc mắc ngành quan hệ quốc tế là gì, khi đưa ra lựa chọn học ngành quốc tế quốc tế. Hiện nay, ngoại thương ngày càng phát triển do toàn cầu hóa nên theo học ngành này sẽ có lợi thế. Theo bạn, quan hệ quốc tế là ngành gì?
Toàn cầu hóa làm cho các quốc gia sẽ có mối quan hệ liên kết trong chính trị, ngoại giao, kinh tế và văn hóa. Vì nó đang là một xu thế tất yếu trên thế giới, nên dẫn đến cơ hội khi bạn lựa chọn ngành quan hệ quốc tế. Nếu bạn đang muốn theo học ngành quan hệ quốc tế này, nhưng còn thắc mắc cần phải thi khối gì? Theo bạn ngành quan hệ quốc tế là ngành gì? Bạn sẽ được đào tạo gì khi theo học ngành này? Vậy nên trong bài viết dưới đây 123job sẽ bật bí với bạn đọc các thông tin về ngành quan hệ quốc tế là gì và học ngành quan hệ quốc tế ra làm gì nhé!
I. Đi tìm hiểu chung về quan hệ quốc tế là ngành gì hiện nay?
Ngành quan hệ quốc tế là gì? Nó không còn là một ngành xa lạ với bất kỳ ai hiện nay. Vậy để có thể tìm hiểu kỹ hơn về ngành quan hệ quốc tế là ngành gì thì sau đây sẽ là đáp án chính xác cho các bạn. Quan hệ quốc tế thì nó là một ngành được xem là chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và cả các vấn đề toàn cầu, tạo ra các mối quan hệ thông qua hệ thống quốc tế, có thể là các tổ chức đa chính phủ, phi chính phủ, các quốc gia hoặc các công ty đa và xuyên quốc gia (MNCs).
Đi tìm hiểu chung về quan hệ quốc tế là ngành gì hiện nay
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới và bao gồm cả nước ta đều đang có xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia khác. Do đó, các bạn sinh viên mà lựa chọn học ngành quan hệ quốc tế, nó là một trong những ngành sẽ được tuyển dụng nhiều và là nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Theo bạn ngành quan hệ quốc tế là ngành gì? Nó không chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước có liên quan đến ngoại giao, mà còn hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác kinh tế, các tập đoàn đa quốc gia cũng rất nhiều, khiến cho ngành ngành quan hệ quốc tế trở thành ngành “hot”. Một công việc có thể mang đến cho bạn thu nhập khủng với môi trường làm việc có thể phát triển hoàn toàn và thường được tiếp xúc với các nước trên thế giới.
Trong sự phát triển và hội nhập của các nước trên thế giới hiện nay thì ngành quan hệ quốc tế là một ngành quan trọng. Vậy theo bạn, chương trình học của ngành quan hệ quốc tế là gì? Để có thể có được đáp án chính xác cho câu hỏi này, các bạn hãy theo dõi tiếp những thông tin về ngành quan hệ quốc tế ở dưới đây nhé.
Xem thêm: Kinh doanh quốc tế là gì? Học kinh doanh quốc tế có dễ xin việc không?
II. Thông tin cần thiết về ngành quan hệ quốc tế là gì?
Từ những thông tin trên đã giúp cho bạn đọc hiểu được ngành quan hệ quốc tế là ngành gì? Vậy hãy cùng 123job đi tìm hiểu tiếp các thông tin cần thiết của ngành quan hệ quốc tế là gì nhé.
1. Bạn sẽ nhận được gì khi theo học quan hệ quốc tế?
Khi mà bạn lựa chọn theo ngành quan hệ quốc tế, các bạn sẽ được cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu để làm tiền đề cho việc tốt nghiệp và đi làm. Chương trình học của ngành quan hệ quốc tế là gì? Những kiến thức cơ bản bao gồm kiến thức cơ bản về lịch sử và chính trị thế giới hiện đại, những lý thuyết và các trường phái ở trong quan hệ quốc tế. Với những kiến thức về khoa học chính trị, kiến thức cơ bản về luật quốc tế, hiểu được các chính sách đối ngoại của các nước trên thế giới, đặc biệt phải nắm vững và hiểu rõ được chính sách đối ngoại của Việt Nam, kiến thức cơ bản về việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức trên thế giới, nền tảng về văn hóa - tôn giáo thế giới.
Bạn sẽ nhận được gì khi theo học quan hệ quốc tế
Bên cạnh những kiến thức cơ bản đó, thì ngành này còn cho bạn được tiếp cận với các môn học cực kỳ hấp dẫn, quan hệ quốc tế là gì và những môn học đặc trưng cho ngành học đó là công tác đối ngoại, đàm phán quốc tế, lý thuyết an ninh quốc tế, chính sách đối ngoại, phân tích sự kiện quốc tế…
Bạn không chỉ được đào tạo những môn liên quan đến kiến thức chuyên ngành được quan tâm, mà còn được đào tạo những kiến thức, những kỹ năng chuyên môn và những kỹ năng mềm cần thiết. Theo bạn, điều đặc biệt quan trọng khi theo học ngành quan hệ quốc tế là gì? Đúng vậy, đó chính là kỹ năng ngoại ngữ, nếu có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh thì đó chính là một điểm cộng cực lớn và cũng là điều kiện tiên quyết để bạn có thể tìm được công việc đúng với ngành học của mình. Ngoài ra, các bạn cũng nên rèn luyện thêm cho mình các kỹ năng về đối ngoại, thu thập và xử lý thông tin, các kỹ năng nghiệp vụ đối ngoại, đánh giá các vấn đề quốc tế…
2. Ngành quan hệ quốc tế xét tuyển với khối thi nào?
Trước hết, bạn cần hiểu rõ được ngành quan hệ quốc tế là ngành gì? Nếu như bạn đang ươm mầm mơ ước cho bản thân với ngành học này. Nhưng bạn thắc mắc không biết rằng thi khối nào để có thể xét tuyển vào các trường đào tạo ngành này? Sau đây cùng đi tìm hiểu các khối thi để theo học ngành quan hệ quốc tế là gì?
Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
Khối D15 (Văn, Địa, Anh)
Trên đây là các khối mà bạn có thể xác định để theo học ngay từ đầu và rèn luyện để đạt được kết quả tốt nhất với các khối xét tuyển vào ngành quan hệ quốc tế tại các trường đào tạo chuyên nghiệp và có uy tín nhé. Để có thể biết được các trường đào tạo ngành quan hệ quốc tế tốt nhất thì phần tiếp theo của bài viết sẽ là gợi ý cho các bạn.
3. Bạn có thể học ngành quan hệ quốc tế uy tín tại đâu?
Rất nhiều bạn có ý định học ngành quan hệ quốc tế, nhưng lại phân vân không biết học ở đâu thì tốt? Sau đây 123job sẽ bật bí đến bạn đọc danh sách các trường có khoa quan hệ quốc tế hoặc là có đào tạo về ngành quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam như:
Bạn có thể học ngành quan hệ quốc tế uy tín tại đâu
Trên đây, chính là những cái tên hàng đầu và những cơ sở đào tạo ngành quan hệ quốc tế có chất lượng hàng đầu mà bạn có lựa chọn theo học. Các bạn hãy tìm hiểu về các ngôi trường trên và tìm ra cho bản thân bạn một ngôi trường phù hợp nhất, để có được điều kiện phát triển tốt nhất và đem đến cho bạn một môi trường học tập lý tưởng nhé.
Sau khi mà lựa chọn ngành quan hệ quốc tế, có rất nhiều bạn hoang mang không biết ngành này có dễ tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp không? Hay đại loại các câu hỏi tương tự như học quan hệ quốc tế thì ra trường sẽ làm gì trong thị trường lao động hết sức rộng lớn hiện nay? Vậy các bạn hãy theo dõi tiếp bài viết, để có câu trả thích hợp cho bản thân nhé.
4. Học ngành quan hệ quốc tế thì yêu cầu tố chất gì?
Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp cho Việt Nam mở rộng được thị trường xuất khẩu, thu hút nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài, việc trao đổi hàng hóa và tiền tệ xuyên quốc gia. Căn cứ theo tình hình thực tế, sẽ đòi hỏi có sự tham gia lao động của các nhân lực thực hành có chuyên môn liên quan đến lĩnh vực quan hệ quốc tế, những người mà có khả năng đảm nhận được các vị trí công việc đối ngoại, ngoại giao, giao thương, nắm bắt và xử lý các vấn đề toàn cầu…đặc biệt, họ phải là những người có các tố chất sau đây:
Có kỹ năng giao tiếp, trình bày và đàm phán tốt:Đàm phán và thuyết phục chính là một trong những kỹ năng quan trọng, để có thể đạt đến sự thành công trong việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp, và phát triển được quan hệ tốt với các đối tác ở trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, việc có thể thu hút và giữ chân được khách hàng tiềm năng thì đòi hỏi các bạn phải nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, đoán định được các nhu cầu của đối tác, từ đó sẽ đưa ra được các phương hướng và các chiến lược thu hút hiệu quả nhất. Giao tiếp thì nó cũng là chìa khóa, để cho bạn bắt đầu mở rộng và có thể duy trì được mối quan hệ trong công ty và trong cộng đồng những người làm việc ở cùng lĩnh vực.
Yêu cầu có kỹ năng làm việc nhóm và cả kỹ năng làm việc độc lập: Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm chính là hai kỹ năng bổ trợ cho nhau để có thể hoàn thành tốt công việc với một tinh thần hợp tác và chủ động. Làm việc theo nhóm yêu cầu bạn phải biết được cách hợp tác với đồng nghiệp, phân chia công việc một cách hợp lý và phải cùng theo một mục tiêu chung. Còn khi làm việc độc lập đòi hỏi bạn phải chủ động trong việc xử lý công việc, biết được cách quản lý và sắp xếp để có thể hoàn thành phần việc được giao.
Học ngành quan hệ quốc tế thì yêu cầu tố chất gì
Có được khả năng ngoại ngữ tốt: Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam. Do đó, kỹ năng ngoại ngữ chính là công cụ quan trọng nhất đối với các bạn sinh viên, nó là điểm cộng đối với nhà tuyển dụng. Việc thành thạo 1, 2 hay nhiều ngoại ngữ đang trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi bạn ứng viên. Ngoại ngữ chính là yếu tố vô cùng quan trọng để các bạn tiếp cận được với nhiều cơ hội làm việc tại Việt Nam.
Có lượng kiến thức xã hội sâu rộng: Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế thì đòi hỏi các bạn phải có vốn kiến thức xã hội thật phong phú. Ngoài ra, người làm trong ngành quan hệ quốc tế còn phải tạo nên những chiến lược, những phương thức hoạt động kinh doanh sáng tạo để thu hút khách hàng, giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn. Do đó, việc có được am hiểu sâu rộng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là một yêu cầu tất yếu.
Những tố chất cần thiết để có thể học tốt ngành quan hệ quốc tế thì nó không chỉ gói gọn ở những yêu cầu trên. Để gặt hái được những thành công đáng kể trong ngành nghề mới mẻ này, thì các bạn còn phải là một người năng động, phát huy được tối đa năng lực khi làm việc theo nhóm, và có kỹ năng quản lý thời gian, đồng thời nhanh chóng phân tích và giải quyết được các tình huống nảy sinh ở trong thực tiễn kinh doanh…
Xem thêm: Bật mí các kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả giúp nâng cao chất lượng công việc
III. Các vị trí làm ở trong ngành quan hệ quốc tế?
Khi biết được quan hệ quốc tế là ngành gì, vậy theo bạn những vị trí làm việc trong ngành quan hệ quốc tế là những vị trí nào? Hãy cùng 123job đi tìm hiểu về các vị trí mà bạn có thể lựa chọn khi theo học ngành quan hệ quốc tế là gì nhé.
1. Nhà ngoại giao hoặc chuyên viên đối ngoại
Nhà ngoại giao hoặc chuyên viên đối ngoại
Bạn muốn trở thành một nhà ngoại giao, chuyên viên đối ngoại thì bạn sẽ chính người đại diện và bảo vệ lợi ích cho đất nước về mặt chính trị, cũng như thương mại ở nước ngoài. Bạn có thể làm việc ở trong các lãnh sự quán, hoặc đại sứ quán, hay là người đưa ra những phát ngôn chính thức về các sự kiện chính trị, xung đột hoặc tranh chấp,... Một số trách nhiệm chính của các nhà ngoại giao đó chính là:
Duy trì được mối liên kết giữa các quốc gia và đất nước mà bạn đang làm việc.
Thu thập và báo cáo về tất cả các thông tin mà có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia.
Thảo luận, đàm phán và thực hiện hòa giải trong các vấn đề phát sinh mà liên quan tới sự hoà bình, xung đột, hoặc thương mại, kinh tế, tội phạm quốc tế, cũng như là các khía cạnh về văn hóa- xã hội.
2. Phân tích chính trị quốc tế
Một cơ hội nghề nghiệp khác dành cho các bạn đang theo học ngành quan hệ quốc tế, đó chính là trở thành những học giả, hoặc chuyên gia phân tích chính trị quốc tế. Về cơ bản, thì vị trí công việc này thường sẽ là làm trong cơ quan nhà nước và phải chịu sự quản lý của chính phủ. Ngoài ra, các bạn cũng cũng có thể làm trong công ty truyền thông hoặc làm trong các viện nghiên cứu. Trách nhiệm của bạn trong công việc sẽ là:
Nhận thức, đánh giá được các sự kiện chính trị ở trên thế giới và xem những ảnh hưởng, tác động của chúng.
Thông báo và giải thích được các diễn biến hòa bình, chính trị khác nhau.
Phân tích dựa trên luật pháp ở trong nước và các luật pháp quốc tế, chính sách công và cũng như quyết định của chính phủ.
Tư vấn cho các quan chức trong chính phủ khi mà được yêu cầu.
Dự báo được xu hướng chính trị.
Đánh giá được các sự kiện dựa vào bối cảnh lịch sử, địa lý và văn hoá.
Viết các báo cáo, các bài phân tích, thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về tình hình chính trị, cũng như là các mối quan hệ quốc tế.
3. Quan hệ công chúng và truyền thông
Quan hệ công chúng và truyền thông
Nếu bạn đang theo học ngành quan hệ quốc tế, nhưng lại không thích môi trường làm việc ở trong các cơ quan nhà nước, thì bạn hoàn toàn có thể gia nhập các tổ chức, các công ty truyền thông và quan hệ công chúng, đó cũng là một lựa chọn nghề nghiệp rất hấp dẫn. Với những kiến thức và kỹ năng mà bạn đã được học, rèn luyện ngay từ trong chương trình học, thì bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như báo chí, truyền thông, hoặc quảng cáo,...
4. Xuất nhập khẩu và kinh doanh quốc tế
Bạn cũng có thể trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu hay là một nhân viên kinh doanh quốc tế, đây cũng là một lựa chọn vị trí việc làm khác cho các bạn ở trong ngành quan hệ quốc tế. Bạn có thể là sẽ cần học thêm về một số nghiệp vụ trong xuất nhập khẩu, để làm tốt được các vai trò. Hãy nỗ lực và tận dụng lượng kiến thức về kinh doanh quốc tế, quản trị nhân lực, trong lĩnh vực Logistics và khả năng ngoại ngữ của bạn để phát triển được sự nghiệp của mình ở trong lĩnh vực thú vị này. Bạn hoàn toàn có cơ hội thăng tiến và nhận mức thu nhập đáng mơ ước ở trong công việc này nhé.
5. Làm việc ở trong các tổ chức phi chính phủ
Làm việc ở trong các tổ chức phi chính phủ
Bằng cấp của bạn về ngành quan hệ quốc tế, hoàn toàn có thể giúp cho bạn có một công việc ở trong các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế. Thông thường, thì bạn có thể làm việc ở các vị trí như truyền thông, hoặc nâng cao nhận thức,... Nhiệm vụ chính của các bạn thường là: Tạo một chiến lược truyền thông hiệu quả; Xử lý những thông tin liên lạc nội bộ; Viết nội dung cho việc truyền thông và trang mạng xã hội; Nhân viên viện trợ/cứu trợ hoặc là tình nguyện viên.
Xem thêm: Kinh doanh quốc tế là gì? Những ngành kinh doanh quốc tế "hot" nhất hiện nay
IV. Ngành quan hệ quốc tế môi trường làm việc mà bạn có thể lựa chọn?
Nếu như bạn đã có câu trả lời cho việc học ngành quan hệ quốc tế ra làm gì rồi, thì chắc chắn tiếp theo bạn sẽ thắc mắc vậy bạn sẽ làm ở đâu và môi trường làm việc như thế nào. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các môi trường làm việc mà bạn có thể lựa chọn nhé.
Thứ nhất, đó chính là bạn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, hoặc các cơ quan quản lý từ cấp trung ương đến địa phương, hay bạn có thể lựa chọn làm trong bộ ngoại giao, tại các ban, ngành ở trong bộ máy hành chính hiện nay.
Thứ hai, bạn có thể lựa chọn làm trong các đơn vị về báo chí và truyền thông, truyền hình hiện nay.
Thứ ba, bạn có thể lựa chọn làm cho các doanh nghiệp tư nhân trên cả nước.
Thứ tư, ngoài việc làm cho các doanh nghiệp trong nước, bạn có thể lựa chọn làm cho các tổ chức phi chính phủ, hoặc cho các doanh nghiệp Việt Nam mà có quan hệ hợp tác và phát triển với nước ngoài, cho văn phòng đại diện của nước ngoài hay các công ty đa quốc gia (MNCs).
Thứ năm, bạn có thể lựa chọn làm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo chuyên nghiệp hoặc làm trong các viện nghiên cứu, viện đào tạo chuyên môn…
Trên đây thấy được rằng môi trường mà các bạn có thể lựa chọn để làm việc là rất nhiều, vậy nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một môi trường trong ngành quan hệ quốc tế để phù hợp nhất với bản thân mình, với năng lực của bạn để tạo được điều kiện phát triển và thăng tiến tốt nhất cho bản thân trong công việc tương lai.
Ở trên là những chia sẻ về ngành quan hệ quốc tế ra làm gì có thể giúp cho bạn có được những hiểu biết đáng kể về ngành quan hệ quốc tế, cũng như các thông tin cần thiết khi học và tìm hiểu về các quan hệ quốc tế, đồng thời biết được học ngành này thì bạn sẽ đào tạo những gì, thi vào khối gì và đâu là môi trường đào tạo ngành quan hệ quốc tế tốt nhất. Đặc biệt, quan trọng nhất đó chính là học quan hệ quốc tế ra trường làm gì và các môi trường làm việc trong ngành này nhé.
Xem thêm: Những kinh nghiệm giúp bạn ứng tuyển thành công vào các công ty đa quốc gia
V. Kết luận
Qua những thông tin trên về ngành quan hệ quốc tế là ngành gì, các vị trí làm việc trong ngành quan hệ quốc tế là gì và nó có liên quan gì đến việc ngoại giao, môi trường làm việc trong ngành này. Rất hy vọng những thông tin trên do 123job cung cấp về ngành quan hệ quốc tế sẽ hữu ích với bạn đọc, nhất là những bạn đang có mơ ước trở thành một nhà ngoại giao, chuyên viên đối ngoại hay làm trong ngành xuất nhập khẩu.