Bạn đanh chuẩn bị bước vào một buổi phỏng vấn vị trí PR? Bạn chưa biết chuẩn bị như thế nào? Vậy hãy ghé ngay bộ các câu hỏi phỏng vấn ngành PR để có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi gặp nhà tuyển dụng.
PR - Public Relations hay còn được hiểu là Quan hệ công chúng đang là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những sinh viên gen Z. Hình ảnh thương hiệu ngày càng quan trọng dẫn đến ngành PR cũng phát triển theo. Nếu bạn cũng đang theo đuổi con đường này và chuẩn bị bước vào một buổi phỏng vấn vị trí nhân viên PR, bộ các câu hỏi phỏng vấn dưới đây dành cho bạn.
I. Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR phổ biến nhất
Bộ các câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên PR sẽ liên quan đến nhiều khía cạnh như kỹ năng, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Vậy những câu hỏi nào thường được đưa vào bộ các câu hỏi phỏng vấn ngành PR, cùng xem nhé!
1.1 Vì sao bạn thích lĩnh vực truyền thông? PR có ý nghĩa như thế nào với bạn?
Một câu hỏi đặc thù trong bộ các câu hỏi phỏng vấn nhằm mục đích đánh giá sự am hiểu về ngành cũng như hiểu biết của bạn về ngành PR. Để trả lời được những câu hỏi phỏng vấn dạng này thì bạn phải chuẩn bị một chút kiến thức chuyên môn về ngành PR.
PR là gì? Truyền thông là gì? Tại sao bạn lại thích lĩnh vực này? Ở Việt Nam, nhiều người bị nhầm lẫn giữa PR và ngành quảng cáo, vì vậy nhà tuyển dụng mới đưa vấn đề trên vào các câu hỏi phỏng vấn. PR hay truyền thông là quá trình bạn tạo dựng và phát triển hình ảnh đẹp nhất của công ty. Ngoài ra, PR còn liên quan đến phát triển hình ảnh thương hiệu của bạn cũng như việc truyền tải đúng thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng một cách cụ thể và rõ ràng nhất. Tất cả những công việc liên quan đến PR đều xoay quanh hai chữ thương hiệu, làm sao để khi nghe danh thương hiệu, khách hàng có thể nhận diện thương hiệu này hoạt động lĩnh vực nào và sản phẩm gì.
Các câu hỏi phỏng vấn về PR
Truyền thông có ý nghĩa như thế nào với bạn thì chỉ bạn mới trả lời được. Lý do vì sao bạn lựa chọn truyền thông mà không chọn những ngành nghề khác. Truyền thông là niềm yêu thích của bạn từ nhỏ, hay chính bạn cũng muốn xây dựng thương hiệu cá nhân cho chính bản thân bạn? Hãy thử nhìn nhận về lý do vì sao bạn bắt đầu con đường PR của bạn, bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn trên.
1.2 Thương hiệu yêu thích của bạn là gì và tại sao?
Để trở thành một nhân viên PR xuất sắc, bạn nên chuẩn bị sẵn một cái tên cho các câu hỏi phỏng vấn như trên. Về cơ bản bạn phải hiểu về những thương hiệu lớn, cách họ marketing, cách họ quảng cáo sản phẩm cũng như dịch vụ của họ. Khi tìm hiểu về một thương hiệu, bạn sẽ tìm ra một số thứ liên quan như vì sao họ chọn chiến lược này vào thời điểm này, thay thế sản phẩm bằng sản phẩm khác. Tất cả những thay đổi của thương hiệu đều là một câu chuyện mang đầy ý nghĩa truyền thông thương hiệu - đó là câu trả lời mà nhà tuyển dụng cần cho các câu hỏi phỏng vấn này.
Với những câu hỏi phỏng vấn dạng này, bạn nên nêu một cái tên nổi tiếng hoặc ít nhất cũng được kha khá người biết đến trong một lĩnh vực cụ thể, ví dụ như H&M ngành thời trang. Hãy tự trang bị trước những thông tin về thương hiệu, logo hay cách họ truyền thông hình ảnh thương hiệu đến khách hàng như thế nào. Những chiến lược thu hút khách hàng của họ như thế nào, chiến lược thành công hay thất bại. Một câu chuyện cuốn hút sẽ giúp bạn ăn điểm với nhà tuyển dụng với các câu hỏi phỏng vấn gây khó dễ như trên.
1.3 PR khác với quảng cáo như thế nào?
Một nhân viên PR tuyệt đối không được nhầm lẫn khái niệm PR với quảng cáo, vì đây là khái niệm cũng như sự phân biệt công việc căn bản của ngành. Các câu hỏi phỏng vấn như vậy được đưa ra nhằm làm khó ứng viên, đánh giá xem ứng viên có thật sự hiểu được sự khác nhau giữa công việc của bản thân với công việc khác tương tự hay không? Thực tế, hai khái niệm này khá dễ nhầm lẫn nên khi được hỏi các câu hỏi phỏng vấn như trên thì bạn nên cẩn thận trước khi đưa ra câu trả lời.
Các câu hỏi phỏng vấn về PR và Quảng cáo
Mục đích của PR với thương hiệu: Công việc của PR xoay quanh xây dựng và phát triển nhận diện thương hiệu, nâng cao uy tín và danh tiếng của cá nhân hay thương hiệu. Mối quan hệ này được xem là một cách giao tiếp hai chiều.
Mục đích của quảng cáo: Công việc chính của quảng cáo là tạo cho khách hàng nhận thức được sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu là gì, cuối cùng đi đến hành động mua hàng tạo doanh thu cho doanh nghiệp.
Phân biệt rõ ràng hai mục đích sẽ giúp cho câu trả lời của các câu hỏi phỏng vấn này rõ ràng, cụ thể hơn.
1.4 Tại sao bạn nghĩ rằng các công ty cần PR?
Các câu hỏi phỏng vấn này được xem là dạng câu hỏi kiến thức, hiểu biết. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn hiểu bao nhiêu về nghề PR và vai trò của PR đối với một doanh nghiệp như thế nào. Để trả lời những câu hỏi phỏng vấn “khó nhai” này thì bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi tham gia phỏng vấn.
Hãy nhớ kỹ rằng PR là cả một quá trình xây dựng thương hiệu nhằm đánh giá thái độ của công chúng, xác định nhu cầu của một cá nhân hay một tổ chức. Sau đó lập một kế hoạch hành động được sự chấp thuận và tôn trọng của công chúng nhằm đưa nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường. Câu trả lời tốt cho các câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp bạn ghi không ít điểm với nhà tuyển dụng.
1.5 Bạn hãy cho tôi ví dụ mà trong đó bạn đã giải quyết tốt một trường hợp khủng hoảng truyền thông.
Khủng hoảng truyền thông là vấn đề thường gặp trong thời đại mọi thông tin, hình ảnh đều dễ dàng được public. Là một nhân viên PR, đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề khi có khủng hoảng truyền thông xảy ra. Ở những câu hỏi phỏng vấn truyền thông về kinh nghiệm làm việc, bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng nhanh nhạy, nắm bắt thông tin và khả năng chịu được áp lực công việc của bạn.
Các câu hỏi phỏng vấn về khủng hoảng truyền thông
Bên cạnh đó, hãy đưa ra một số trường hợp nhỏ về khủng hoảng truyền thông như dập tắt “đám cháy” như những bình luận tiêu cực về thương hiệu hay làm dịu dư luận,...Tùy trường hợp, bạn có thể đưa ra câu trả lời hay cách giải quyết cho các câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm để nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn trong ngành PR và cách bạn quản trị thương hiệu.
II. Các câu hỏi phỏng vấn theo trình tự buổi phỏng vấn
2.1 Vòng 1: Đánh giá ứng viên dựa vào CV
- Mục tiêu trong ngành PR của bạn
- Chuyên ngành bạn đang/đã học
- Mức lương mong muốn của bạn khi ứng tuyển
- Kinh nghiệm của bạn trong ngành PR
- Thời gian chuyển việc giữa những công việc đã làm
- Cách trình bày một CV - ngắn gọn, đầy đủ thông tin cần thiết, thu hút
2.2 Vòng 2: Phỏng vấn sơ bộ khả năng ứng viên qua các câu hỏi phỏng vấn tổng quát (bằng English / tiếng Việt)
- Tại sao bạn chọn vị trí nhân viên PR?
- Mô tả một ngày của nhân viên PR
- Tại sao tôi phải chọn bạn thay vì những ứng viên khác?
- Kế hoạch PR gồm những gì?
- Khó khăn mà một nhân viên PR thường gặp và cách để vượt qua những khó khăn đó.
- Mục tiêu ngắn hạn trong 3 tháng và mục tiêu dài hạn trong 3 năm
- Tự đánh giá bản thân của mình
- Điểm yếu của bạn ảnh hưởng đến vị trí nhân viên PR
- Thời gian rảnh, bạn thường làm gì?
- Bạn có chơi môn thể thao nào không?
- Lý do chọn công ty chúng tôi
- Mức lương vị trí nhân viên PR
- Khi nào bạn có thể bắt đầu công việc
- Bạn có sẵn sàng thay đổi nơi ở vì công việc không?
Các câu hỏi phỏng vấn phổ biến
2.3 Vòng 3: Kiểm tra kỹ năng qua các câu hỏi phỏng vấn kinh nghiệm làm việc
- Hãy lập một bản kế hoạch PR nhằm tăng doanh số cho doanh nghiệp trong 3 tháng
- Lập một kế hoạch PR truyền thông nội bộ để xử lý khủng hoảng truyền thông
- Viết một bài viết hay một thông cáo báo chí cho chiến dịch tung ra sản phẩm mới
2.4 Vòng 4: Thỏa thuận lương
- Trường hợp 1: Thống nhất mức lương phù hợp với mong muốn của ứng viên
- Trường hợp 2: Deal thấp hơn 20% so với mức lương mong muốn và dùng 20% để thưởng
- Trường hợp 3: Từ chối
- Trường hợp 4: Nhận vào làm ở vị trí freelancer hoặc cộng tác viên
- Trường hợp 5: Chấp nhận ứng viên làm việc không lương với mục đích lấy kinh nghiệm.
III. Tham khảo thêm một số các câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR khác
- Tầm quan trọng của mạng xã hội so với những kênh truyền thông khác?
- Làm sao để bạn có thể cân bằng PR và mục tiêu kinh doanh?
- Làm sao để bạn thúc đẩy quan hệ kinh doanh với người tiêu dùng?
- Marketing và PR khác nhau như thế nào?
- Bạn đã có kinh nghiệm trong việc viết thông cáo báo chí trong PR chưa?
- Bạn thường sử dụng và theo dõi những kênh truyền thông nào?
- Những dữ liệu và con số PR nào đáng quan tâm?
- Theo bạn, lĩnh vực PR phát triển như thế nào trong tương lai?
- Những bất lợi và lợi thế khi tìm kiếm sự giúp đỡ công ty PR ngoài?
- Tính sáng tạo quan trọng như thế nào trong PR?
- Cảm nghĩ của bạn về hình ảnh thương hiệu của chúng tôi?
IV. 5 tình huống gây khó cho “dân” PR
Không phải tất cả phóng viên đều đủ tinh tế để hỏi những thứ nên hỏi và cần hỏi, nhiều khi họ cũng chưa có đủ sự khách quan để làm việc và đánh giá một thương hiệu. Vì vậy, là một nhân viên PR thì bạn phải biến những khó khăn trên thành điểm mạnh và đưa ra những thông tin cần khi đối diện với các câu hỏi phỏng vấn.
4.1 Phỏng vấn thất bại
Tình huống: Một phóng viên phỏng vấn nhân viên PR về thương hiệu hay nhưng bài viết lại trở thành “ trò hề” cho khán giả vì nhân viên PR không đưa ra được những câu trả lời thông minh. Các công ty và bộ phận PR nên kiểm duyệt các câu hỏi phỏng vấn, câu trả lời và thông tin đăng tải vì nhiều cuộc phỏng vấn không thật sự phỏng vấn như bề ngoài.
Chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn
Với những tình huống trên, nhân viên PR nên có sự chuẩn bị về nội dung chính trước khi tiếp xúc trực tiếp với phóng viên. Ngoài ra, một bản tóm tắt các các câu hỏi phỏng vấn cần trao đổi, những điểm cần đề cập sẽ giúp cho nhân viên PR tập trung vào vấn đề và không trả lời những thông tin lang mang không cần thiết. Khi thông tin được xuất bản thì sẽ không có cơ hội thay đổi, vì vậy hãy kiểm tra thông tin để không gây ra sai lầm không đáng có. Nếu như có một vấn đề sai sót nghiêm trọng hoặc sai sự thật thì bạn mới có cơ hội đăng bài đính chính, tuy nhiên cũng đừng nổi giận hay phản ứng gay gắt với truyền thông. Những phản ứng trên chỉ làm cho mối quan hệ của bạn với truyền thông trở nên tệ hơn.
4.2 Thông tin bất lợi
Tình huống: Một tờ báo đăng tải những thông tin bất lợi cho chiến dịch ra mắt sản phẩm mới hay chiến dịch truyền thông sắp tới của doanh nghiệp.
Với những tình huống đau đầu này thì nhân viên PR nên đảm bảo tập hợp đầy đủ những thông tin để phóng viên hiểu được vấn đề hiện tại, đặc biệt khi bạn cần biện hộ về những vấn đề khác ngoài thương hiệu. Với những câu hỏi gây bất lợi cho doanh nghiệp, bạn không cần tập trung trả lời những thông tin này, hoặc bạn có thể gửi email để truyền tải những thông tin trên. Sau buổi phỏng vấn đó thì nhân viên PR cần đặt ra thắc mắc với các câu hỏi phỏng vấn vừa rồi:
- Tại sao phóng viên biết tin đó?
- Ai sẽ được lợi khi tin đó được public?
- Phóng viên có lợi dụng bên thứ 3 để khai thác thông tin?
- Hãy cố gắng tìm hiểu nhiều thông tin để lôi kéo nhiều sự ủng hộ về phía bạn.
4.3 Nhân viên gây tai họa
Tình huống: Nhân viên đăng nhập vào một tài khoản facebook, email của công ty và phát tán những thông tin không thích hợp.
Để giải quyết những vấn đề trên, khắc phục thiệt hại là cách giải quyết đầu tiên để giảm thiểu rủi ro cho thương hiệu. Bạn nên gửi thư xin lỗi đến những khách hàng bị ảnh hưởng và hướng dẫn họ cách khắc phục thiệt hại tại tình huống hiện tại.
Sau khi đã giải quyết ổn thỏa với khách hàng thì việc xử lý nội bộ để tránh trường hợp trên xảy ra một lần nữa. Hình phạt hay cảnh cáo đều cần được công khai để làm gương cho những nhân viên trong công ty.
4.4 Lỡ lời
Tình huống: Lãnh đạo hay quản lý công ty phát biểu lỡ lời hoặc lỡ đăng tải những bình luận không hay trên blog cá nhân.
Việc đầu tiên cần làm với những trường hợp trên là hãy thu hồi lại những dòng đăng tải trên. Sau đó, hãy gửi lời xin lỗi chân thành để làm dịu căng thẳng của mạng xã hội. Những nỗ lực để sửa chữa, khắc phục hậu quả càng sớm, càng tốt sẽ giúp cộng đồng thấy được thái độ biết lỗi của bạn. Tận dụng tất cả phương tiện truyền thông để cộng đồng thấy được lòng thành và thái độ nhận lỗi của bạn nhé!
Xin lỗi khi mắc lỗi
4.5 Rò rỉ thông tin
Tình huống: Rò rỉ thông tin không nên biết cho phóng viên, họ đăng tải trên truyền thông đại chúng làm ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp.
Trong thực tế, tình huống này thường xuyên xảy ra. Vậy nên chắc hẳn mọi doanh nghiệp đều sẽ chọn cách đăng tải công khai nhằm minh bạch về những thông tin trước, doanh nghiệp cần đi trước một bước, đăng tải trước khi báo chộp được. Và nếu có bất cứ tờ báo nào đăng tải không đúng pháp luật, đừng ngần ngại khởi kiện để răng đe những lần sau.
V. Kết luận
Để xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu thì bộ phận PR đóng vai trò vô cùng cần thiết. Định hướng theo ngành PR, trở thành nhân viên PR thì bạn nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như trang bị bộ các câu hỏi phỏng vấn ngành PR và diễn tập phỏng vấn trước khi tham gia phỏng vấn đề đạt được kết quả tốt nhất.