Trên trang fanpage H&M Việt Nam, hàng loạt người dùng kêu gọi tẩy chay hãng thời trang Thụy Điển sau thông tin "thay đổi bản đồ online" theo yêu cầu của Trung Quốc. Đây là nước đi cực sai của team Marketing H&M khi đánh giá thấp thị trường và người Việt

Trên trang fanpage chính thức của H&M tại Việt Nam, các bài đăng nhận hàng chục nghìn lượt phẫn nộ và bình luận phản đối. Người dùng kêu gọi tẩy chay H&M tất cả các sản phẩm tại Việt Nam.

Cộng đồng mạng chung tay lên án H&M

Cộng đồng mạng chung tay lên án, tẩy chay H&M

"Sao thương hiệu quốc tế lại đi ủng hộ đường lưỡi bò, trong khi các nước lớn trên thế giới còn đang lên án chính sách bành trường trên biển Đông của Trung Quốc. Tôn trọng người dùng Trung Quốc mà sao lại coi thường người tiêu dùng Việt Nam?", tài khoản Gia Phát bày tỏ quan điểm.

Tẩy chay H&M

Tẩy chay H&M

"Một thương hiệu lớn nhưng không biết phân biệt phải trái đúng sai. Nếu không đính chính lại thông tin xin mời rời khỏi Việt Nam, đừng kinh doanh trên một đất nước mà bạn không tôn trọng chủ quyền", tài khoản Tuan Phi Luong khẳng định quan điểm tẩy chay H&M.

Nguyên nhân do theo thông báo hôm 2-4, chính quyền TP Thượng Hải cho biết các thương hiệu thời trang và du lịch bị gây áp lực phải thay đổi "cách mô tả Đài Loan và các khu vực nhạy cảm khác trên trang web của họ".

Hãng tin AP dẫn thông báo của chính quyền Thượng Hải nói rằng người dùng mạng internet đã báo cáo về "bản đồ có vấn đề" trên trang web của H&M. Vì vậy, Sở Quy hoạch và Tài nguyên Thượng Hải yêu cầu công ty Thuỵ Điển nhanh chóng sửa chữa bản đồ đường lưỡi bò đó. Sau khi được triệu tập, H&M "đồng ý với yêu cầu của nhà chức trách Trung Quốc".

Cửa hàng H&M tại Việt Nam

Cửa hàng H&M tại Việt Nam

Các công ty nước ngoài cũng bị Trung Quốc bắt thay đổi bản đồ vẽ biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ và các khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Tuần trước, H&M cùng một số thương hiệu nước ngoài - bao gồm Nike - bị chỉ trích tại đại lục. Nguyên nhân là công ty Thuỵ Điển tuyên bố sẽ không mua sợi bông từ Tân Cương do cáo buộc "vi phạm nhân quyền".

Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc lên án các thương hiệu Nike, Burberry, Adidas và Uniqlo vì bày tỏ lo ngại về báo cáo "cưỡng bức lao động" ở Tân Cương. Riêng hàng hóa của H&M đã biến mất khỏi các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc nhưng các thương hiệu khác vẫn chưa bị "sờ gáy". Hàng chục người nổi tiếng Trung Quốc cũng huỷ hợp đồng với các thương hiệu nước ngoài.

Không rõ tại sao H&M lại bị Bắc Kinh "phân biệt đối xử" như vậy. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Thụy Điển trở nên căng thẳng từ năm 2005 sau khi một người Thụy Điển gốc Hoa biến mất ở Thái Lan và xuất hiện ở Trung Quốc.

Trong một tuyên bố vào tuần này, H&M ca ngợi các nhà cung cấp Trung Quốc, đồng thời xác nhận họ đang làm việc để tìm nguồn cung ứng nguyên liệu tại đại lục.

Cùng tìm hiểu những thông tin mới nhất về vụ việc này trên 123job.vn luôn được cập nhật liên tục nhé!

Nguồn: Tổng hợp