Một vị trí không thể thiếu được trong mọi công ty thúc đẩy hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ chính là nhân viên kinh doanh. Vậy những công việc của nhân viên kinh doanh là gì? Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh như thế nào?

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa muốn phát triển thì đều phải tiến hành đưa các sản phẩm, dịch vụ mà công ty mình cung cấp tới đông đảo khách hàng. Bộ phận kinh doanh chính là bộ phận sẽ thực hiện những công việc đó. Vậy nhân viên kinh doanh là gì? Và công việc của nhân viên kinh doanh sẽ là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây

I. Nhân viên kinh doanh là gì?

Hiện nay, có rất nhiều cách để định nghĩa về nhân viên kinh doanh, tuy nhiên trong bài biết này chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản đó là:

Nhân viên kinh doanh chính là những người làm những công việc liên quan đến quản lý, xây dựng các chiến lược cụ thể, thực hiện hoạt động môi giới hay tiếp thị. Nói chung, mục đích cuối cùng của nhân viên kinh doanh chính là nhanh chóng bán được các sản phẩm, dịch vụ, có doanh thu và đạt được lợi nhuận nhất định cho công ty.

Nhân viên kinh doanh là gì

Nhân viên kinh doanh là gì

II. Mẫu 1 mô tả công việc của Nhân viên kinh doanh

1. Mô tả công việc

Một nhân viên kinh doanh cần phải hoàn thành một số công việc sau, sau đây là bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh:

  • Trước tiên, nhân viên kinh doanh phải thực hiện các công việc chính là tìm ra các phương thức nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa giữa khách hàng và công ty.
  • Xây dựng các kế hoạch quảng cáo, giới thiệu, tư vấn các sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng một cách dễ hiểu nhất.
  • Nhân viên kinh doanh cần phải hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra trước đó, đồng thời có biện pháp tạo dựng niềm tin, uy tín với khách hàng.
  • Nhân viên kinh doanh cần có kế hoạch cụ thể nhằm tìm kiếm các khách hàng tiềm năng có thể gắn bó lâu dài với công ty.

2. Trách nhiệm

Một số trách nhiệm của nhân viên kinh doanh trong các doanh nghiệp hiện nay đó là:

  • Thứ nhất, nhân viên kinh doanh sẽ phải xây dựng các kế hoạch cụ thể nhằm quảng bá rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình đang làm việc, đồng thời cũng có biện pháp nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Thứ hai, các công việc như tìm kiếm hay phát triển mạng lưới khách hàng cũng là trách nhiệm của một nhân viên kinh doanh.
  • Thứ ba, nhân viên kinh doanh thực hiện công việc hoàn tất ký kết các đơn hàng đồng thời có biện pháp duy trì mối quan hệ với khách hàng nhằm tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp.
  • Thứ tư, nhân viên kinh doanh cũng thực hiện giải quyết các vấn đề phát sinh từ khách hàng ví dụ như các bài khiếu nại, phàn nàn, không hài lòng đến từ khách hàng.
  • Thứ năm, ngoài những trách nhiệm đã nêu trên, nhân viên kinh doanh cũng thực hiện một số các yêu cầu được cấp trên giao phó.

3. Quyền hạn

Khi làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh bạn sẽ có một số quyền hạn như:

  • Nhân viên kinh doanh sẽ được tham gia vào việc đề xuất, đưa ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế của sản phẩm, dịch vụ của công ty.  
  • Nhân viên kinh doanh là người sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cho nên họ hiểu khách hàng cần gì, muốn gì.
  • Nhân viên kinh doanh có thể có quyền đề xuất ra các sản phẩm mới, cải thiện các sản phẩm cũ, lỗi thời. Ngoài ra, họ cũng có thể đưa ra các phương pháp sáng tạo, mới nhằm đẩy mạnh các chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp mình.

4. Báo cáo ủy quyền

Nhân viên kinh doanh cần phải hoàn thành những công việc của được cấp trên ủy quyền lại, đồng thời, nhân viên kinh doanh cũng thực hiện soạn thảo các văn bản báo cáo ủy quyền đưa lên cấp trên xem xét và đánh giá công việc.

5. Tiêu chuẩn ứng tuyển

Các tiêu chuẩn để có thể làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh trong các doanh nghiệp đó là:

  • Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng tại các chuyên ngành có liên quan đến công việc kinh doanh như: quản trị kinh doanh, Marketing…
  • Từng làm việc tại các doanh nghiệp cũng ở vị trí nhân viên kinh doanh.
  • Giao tiếp tốt, biết ngoại ngữ, có thể nắm bắt được tâm lý, nhu cầu từ khách hàng.
  • Thành tạo các ứng dụng tin học có liên quan đến công việc kinh doanh, quảng bá sản phẩm, đặc biệt biết sử dụng phần mềm CRM là một lợi thế.
  • Có hiểu biết cần thiết về các sản phẩm của công ty, doanh nghiệp, đồng thời có thái độ làm việc tốt, say mê công việc, có thể chịu được áp lực cao công việc.
  • Khả năng phân tích và xử lý tình huống tốt, biết lên kế hoạch kinh doanh và tự đặt ra các chỉ tiêu kinh doanh cho mình
  • Trong quá trình làm việc luôn sẵn sàng tiếp thu các ý kiến, đóng góp từ cấp trên nhằm cải thiện bản thân và phù hợp với công việc nhân viên kinh doanh.

Nhân viên kinh doanh là gì

Nhân viên kinh doanh là gì

6. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

  • Câu hỏi 1: Bạn có thể giới thiệu cho chúng tôi được biết các sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn đang kinh doanh là gì? bạn có thể giới thiệu về chúng tôi được biết hay không?
  • Câu hỏi 2: Giả sử, qua những đáng giá, khảo sát của các bạn và nhận thấy tôi là một khách hàng được cho là tiềm năng của công ty, bạn sẽ làm gì để thuyết phục tôi sử dụng sản phẩm của bạn?
  • Câu hỏi 3: Khi thống kê mức độ hài lòng của khách hàng tuy nhiên bạn lại chỉ được ở mức thấp, vậy bạn có những kế hoạch gì để cải thiện chỉ số đó?
  • Câu hỏi 4: Trong quá trình làm việc, bạn có kỷ niệm nào là khó quên nhất? Những đơn hàng nào được cho là thành công đối với bạn khi làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh của công ty?
  • Câu hỏi 5: Bạn có thể chia sẻ cho chúng tôi biết đôi chút về những khó khăn sẽ gặp phải khi làm công việc nhân viên kinh doanh? và bạn vượt qua chúng như thế nào?

7. Download bản mô tả công việc Nhân viên kinh doanh

Download bản mô tả công việc Nhân viên kinh doanh

III. Mẫu 2 mô tả công việc của Nhân viên kinh doanh

1. Mô tả công việc

Dưới đây là bản mô tả công việc của một nhân viên kinh doanh, họ cần phải thực hiện các công việc sau:

  • Thứ nhất, nhân viên kinh doanh phải thực hiện công việc quan trọng đó là thúc đẩy hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa giữa khách hàng và công ty.
  • Thứ hai, tiến hành quảng cáo, tư vấn, giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng
  • Thứ ba, nhân viên kinh doanh sẽ là người trực tiếp trao đổi với khách hàng vì vậy cần phải tạo dựng uy tín cho công ty cũng như lấy thiện cảm từ khách hàng.
  • Thứ tư, nhân viên kinh doanh phải hoàn thành các chỉ tiêu mà công ty đã đặt ra.
  • Thứ năm, nhân viên kinh doanh cần có kế hoạch để chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng cũng như tập trung hướng về mục tiêu đề ra.

2 . Các công việc chính 

Trong các doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh được coi là lực lượng nòng cốt và có số lượng đông đảo góp phần giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát triển. Sau đây là các công việc chính của nhân viên kinh doanh cần phải thực hiện trong quá trình làm việc đó là:

  • Lập ra các kế hoạch, chiến lược nhằm tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, tiến hành tư vấn, giới thiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
  • Chịu trách nhiệm trong việc duy trì, tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng hay toàn bộ các đối tác được đánh giá là tiềm năng thuộc các lĩnh vực khác nhau.
  • Đảm bảo thực hiện hoàn tất và ký kết các đơn hàng từ khách hàng, tiến hành xây dựng và tiếp tục duy trì mối quan hệ với khách hàng, tạo được uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng cũng như nhà phân phối hay đối tác để dễ dàng đạt được doanh số bán hàng cao.
  • Thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến những phàn nàn cũng như các thắc mắc từ khách hàng nhằm lấy lại được độ tin cậy và mức độ hài lòng khi đã lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Nhân viên kinh doanh cũng phải thường xuyên viết các bản báo cáo công việc kinh doanh của mình lên các cấp quản lý. Báo cáo có thể đề cập tới các vấn đề như: nhu cầu hay mối quan tâm của khách hàng hoặc các hoạt động kinh doanh của đối thủ cũng như những tiềm năng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, thực hiện một số yêu cầu từ cấp trên đưa ra.

3. KPI công việc 

Doanh nghiệp có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên kinh doanh. Vậy chỉ số KPI công việc của họ được đánh giá như thế nào? Dưới đây là một số tiêu chí để đánh giá chất lượng công việc của nhân viên kinh doanh:

  • Tính KPI của phòng, ban kinh doanh trong công ty
  • Số lượng tương tác từ phía khách hàng có thể đánh giá theo tiêu chí như:
  • Số lượng khách hàng thực hiện cuộc gọi tới công ty hàng tháng
  • Tỷ lệ số hợp đồng được chốt đơn hàng tháng
  • Mức độ chuyển đổi từ lead sang thành khách hàng trong tháng
  • Giá trị trung bình của các hợp đồng đã chốt
  • Mức độ hài lòng từ phía khách hàng (thời gian liên lạc trung bình để trả lời khách)

4. Quyền hạn 

Nhân viên kinh doanh là công việc không hề đơn giản và dễ dàng. Khi họ tham gia làm việc lại các công ty hay doanh nghiệp sẽ được hưởng một số quyền hạn như:

  • Thứ nhất, nhân viên kinh doanh có thể tham gia vào việc đề xuất, đưa ra ý kiếm về các hoạt động liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ chính là người đại diện công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cho nên nhân viên kinh doanh rất biết khách hàng muốn gì và cần gì để từ đó có những giải pháp tốt nhất nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty
  • Thứ hai, nhân viên kinh doanh cũng có quyền đề xuất các sản phẩm mới, đẩy mạnh các chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp mình.
  • Họ có thể để xuất các sản phẩm mới hay cải thiện các sản phẩm cũ của công ty nhằm phù hợp với đối tượng khách hàng hơn. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cũng có thể đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa các vấn đề liên quan đến khiếu nại của khách hàng. 
  • Nói chung, tùy vào mức độ công việc của nhân viên kinh doanh mà họ có những quyền hạn khác nhau. Chính họ đã góp phần quyết định sự thành bại của cả doanh nghiệp.

Nhân viên kinh doanh là gì

Nhân viên kinh doanh là gì

5. Yêu cầu công việc 

  • Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng tại các chuyên ngành có liên quan như: quản trị kinh doanh, Marketing…
  • Có kinh nghiệm là nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp
  • Có khả năng giao tiếp tốt, biết ngoại ngữ là lợi thế, đồng thời biết nắm bắt tâm lý khách hàng
  • Thành tạo các ứng dụng tin học có liên quan, biết sử dụng phần mềm CRM là một lợi thế
  • Có khả năng tư duy tốt, biết phân tích dữ liệu và xử lý các tình huống trong quá trình giao tiếp với khách hàng.
  • Am hiểu về các sản phẩm, dịch vụ của công ty là một lợi thế
  • Có thái độ làm việc tốt, say mê công việc, có khả năng chịu được áp lực cao
  • Trung thực, có thể làm việc nhóm.
  • Có khả năng lên kế hoạch kinh doanh hoặc tự đưa ra các mục tiêu cho mình
  • Trong quá trình làm việc luôn cởi mở, sẵn sàng tiếp thu những ý kiến, đóng góp từ cấp trên cũng như đồng nghiệp

6. Những năng lực liên quan

Bên cạnh như yêu cầu công việc để trở thành một nhân viên kinh doanh ở trên. Sau đây chúng tôi xin được giới thiệu tới các bạn một số những năng lực khác có liên quan để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.

  • Nhân viên kinh doanh cần có hiểu biết sâu rộng về các hoạt động kinh doanh cũng như các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình đang làm việc.
  • Cần có kỹ năng về giao tiếp giỏi, biết cách đàm phán, thuyết phục đối với khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty.
  • Có tư duy và khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giao tiếp với khách hàng.
  • Có năng lực trong việc giải trình, làm các báo cáo gửi lên các cấp lãnh đạo
  • Luôn đặt khách hàng là trung tâm, có thái độ niềm nở, tôn trọng khách hàng
  • Có thể nhìn nhận sự việc từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục lỗi.
  • Cố gắng, nỗ lực hết mình để đạt được các chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra
  • Luôn bảo mật các vấn đề kinh doanh cũng như vấn đề nội bộ công ty
  • Ham học hỏi, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến để hoàn thiện bản thân.

7. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

  • Câu hỏi 1: Bạn có thể cho chúng tôi biết, các sản phẩm, dịch vụ nào đang kinh doanh trong công ty bạn đang làm việc hoặc đã làm việc? Hãy thử giới thiệu các sản phẩm đó? 
  • Câu hỏi 2: Giả sử, tôi là khách hàng, bạn sẽ thuyết phục chúng tôi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn như thế nào?
  • Câu hỏi 3: Bạn có thể chia sẻ cho chúng tôi biết, thông thường chỉ tiêu  kinh doanh trung bình của các nhân viên kinh doanh trong công ty bạn là bao nhiêu? Các bạn phải làm gì để có thể đạt được những chỉ tiêu đó?
  • Câu hỏi 4: Với một khách hàng khó tính, bạn sẽ làm như thế nào để thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.
  • Câu hỏi 5: Những khó khăn trong quá trình làm việc là gì? bạn làm như thế nào để khắc phục những khó khăn đó?

8. Download bản mô tả công việc Nhân viên kinh doanh

Download bản mô tả công việc Nhân viên kinh doanh

KẾT LUẬN

Ngày nay, nhân viên kinh doanh là đội ngũ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, họ là lực lượng giúp công ty thu được lợi nhuận, có được vị trí trên thị trường, đồng thời tạo dựng niềm tin cũng như uy tín đối với khách hàng giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. 

Trong bài viết này, chúng tôi đã giải thích nhân viên kinh doanh là gì? và giới thiệu bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh. Qua bài viết, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn có niềm yêu thích đối với công việc kinh doanh có thêm kiến thức và đáp ứng được những yêu cầu tuyển nhân viên kinh doanh từ các nhà tuyển dụng.