Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 giữa Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, được coi là cuộc bầu cử lạ nhất trong lịch sử. Cùng tìm hiểu những thông tin về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 nhé!

Cứ bốn năm một lần, vào ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11, người dân trên khắp nước Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu cử. Cuộc đua vào Nhà Trắng trong những ngày qua diễn ra vô cùng khốc liệt giữa hai ứng cử viên: đương kim Tổng thống Donald Trump, ứng viên của đảng Cộng hòa và cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, ứng viên của đảng Dân chủ.

Cuộc bầu cử năm 2020 diễn ra khi nước Mỹ đang ở trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Đó là một cuộc khủng hoảng đa chiều, bắt nguồn từ đại dịch Covid-19. Đại dịch và các biện pháp phong tỏa gây ra khủng hoảng về y tế, kinh tế và xã hội. Ngoài ra, trong năm 2020, nội bộ nước Mỹ còn xuất hiện các vấn đề như phân hóa chính trị và phân biệt chủng tộc.

Ngày 3/11 đã qua được 3 ngày và giờ đây người dân Mỹ đang đón chờ kết quả của cuộc bầu cử Mỹ 2020. Dù vậy, ứng viên Donald Trump hay ứng viên Joe Biden giành chiến thắng, cuộc bầu cử năm nay vẫn thu hút được đông đảo sự chú ý của không chỉ nước Mỹ mà còn của cả thế giới.

I. Thời điểm đặc biệt

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 được đánh giá là mang tính lịch sử vì diễn ra trong bối cảnh xã hội Mỹ bị phân hóa sâu sắc và đối mặt với khủng hoảng đa chiều, từ y tế (đại dịch Covid-19) đến suy thoái kinh tế và khủng hoảng xã hội.

Lây nhiễm mầm bệnh cho hơn 10 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 243.000 người khác, Covid-19 biến Mỹ thành tâm dịch dai dẳng với số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới. Thực trạng này càng khoét sâu mâu thuẫn đảng phái, khiến nó trở thành mối quan tâm hàng đầu của cử tri Mỹ. Đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm virus, một việc đơn giản ở nhiều quốc gia trên thế giới, cũng trở thành vấn đề chính trị gây tranh cãi với nhiều quan điểm trái ngược.

Bầu cử tống thống thứ 46 Mỹ

Điểm đặc biệt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020

Covid-19 gây suy thoái kinh tế nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng vô số doanh nghiệp làm ăn bết bát và phá sản, đẩy hàng chục triệu lao động vào cảnh mất việc làm. Thực tế này đè nặng thêm lên một nước Mỹ vốn vẫn đang chật vật đương đầu với các vấn đề cố hữu như chia rẽ chính trị và phân biệt chủng tộc. Lo ngại bạo động bùng phát sau bầu cử gia tăng lớn đến mức không ít người phải dùng ván gỗ gia cố xung quanh cửa hiệu, cửa hàng hoặc cơ sở kinh doanh của mình để đảm bảo an toàn.

II. Hai ứng viên cao tuổi nhất

Trong cuộc bầu cử 2020, cử tri Mỹ đã phải chọn lựa giữa hai ứng viên tổng thống già nhất trong lịch sử chính trị nước này.

Sau 3 thập niên "nuôi mộng" làm tổng thống, Joe Biden cuối cùng cũng đạt được mục tiêu khi ông sắp bước sang tuổi 78 vào ngày 20/11/2020. Với chiến thắng ngày 7/11, ông trở thành tổng thống cao tuổi nhất trong lịch sử Mỹ và sẽ kết thúc nhiệm kỳ ở tuổi 82.

Trước đó, vào năm 2016, Donald Trump đã thiết lập kỷ lục người tổng thống Mỹ cao tuổi nhất khi thắng cử ở tuổi 70.

Việc hai chính trị gia tuổi cao như vậy cạnh tranh nhau vào Nhà Trắng có vẻ là "bất thường" ở Mỹ, nơi xu hướng chung là thần tượng tuổi trẻ. Tuy nhiên, nó phản ánh sự khát khao thay đổi của người dân nước này và chứng tỏ tuổi tác không phải là rào cản, thậm chí còn là lợi thế vì bề dày kinh nghiệm.

"Người Mỹ hiện nay sống lâu và sống khỏe hơn bao giờ hết. Do đó thể trạng của Joe Biden 77 tuổi có thể hơn Ronald Reagan lúc 69 tuổi. Donald Trump đã chứng tỏ bản thân là một nhà vận động mạnh mẽ trên đường tranh cử dù 74 tuổi", ông Wendy Schiller, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Brown lý giải.

III. Hai đường lối trái ngược nhau

Hai ông Donald Trump và Joe Biden được giới phân tích mô tả như hai thái cực trái ngược, với cách tiếp cận khác biệt nhau trong nỗ lực giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước.

Sau cương lĩnh tranh cử "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" năm 2016, ông chủ trương "Giữ cho nước Mỹ vĩ đại" trong chiến dịch tranh cử năm nay, tập trung vào kinh tế, việc làm và thuế, đồng thời đặt mục tiêu khôi phục kinh tế về mức trước khi bị đại dịch Covid-19 tấn công. Ông cam kết "thiết lập các thỏa thuận thương mại công bằng để bảo vệ việc làm của người Mỹ" và tin điều kiện giúp kinh tế hồi phục trở lại là mở cửa lại nền kinh tế và trường học.

Bầu cử tống thống thứ Mỹ 2020

Cuộc đua vào nhà Trắng đầu quyết liệt

Joe Biden với cương lĩnh "Xây dựng lại tốt đẹp hơn" (Build back better) hướng đến hủy bỏ các khoản cắt giảm thuế mà chính quyền Trump đang thực thi, đề xuất tăng thuế doanh nghiệp, nâng thuế thu nhập cá nhân và tăng lương tối thiểu. Ông vạch kế hoạch tăng thuế lên 4 nghìn tỷ USD để tiếp sức cho các chương trình liên bang, đưa nước Mỹ thoát khỏi suy thoái, bao gồm hỗ trợ trực tiếp cho người dân, cho các bang và tăng trợ cấp thất nghiệp.

1. Về đối ngoại

Tổng thống Trump vẫn hướng tới việc từ bỏ gánh nặng quốc tế, giảm bớt sự can thiệp ở bên ngoài để tập trung nâng cao sức mạnh nội địa, từ đó tạo ra một nước Mỹ mạnh mẽ hơn, sẵn sàng hành động để bảo vệ những lợi ích quốc gia cốt lõi.

Trong khi đó, Joe Biden muốn khôi phục vị thế của Mỹ trên trường quốc tế, cam kết mở ra "làn sóng thần"  thay đổi trong cách nước Mỹ xử lý các vấn đề quốc tế. Ông ủng hộ mạnh mẽ các mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là NATO.

Trong quan hệ với Trung Quốc, ông Biden khẳng định Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về những hành vi thương mại không công bằng nhưng tỏ tín hiệu sẽ giải quyết thông qua một nỗ lực quốc tế chứ không phát động thương chiến. Ông cũng cam kết đảo ngược một số quyết sách của Tổng thống đương nhiệm bằng cách khôi phục tư cách thành viên của Mỹ trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

2. Đại dịch Covid-19

Tổng thống Trump không đặt nặng tác động của Covid-19, đặt kỳ vọng vào bào chế thành công vắc-xin cuối năm 2020 và cam kết "trở lại trạng thái bình thường vào năm 2021". Ông chủ trương tích trữ đủ nhu yếu phẩm và đảm bảo lực lượng lao động trọng yếu có đủ nguồn lực cần thiết để sẵn sàng đương đầu với các đại dịch trong tương lai. Ông cũng theo đuổi lập trường xóa bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng, còn gọi là Obamacare, và thay thế đạo luật này bằng một chương trình tốt hơn.

Joe Biden 'tố' Tổng thống đương nhiệm phản ứng chậm trễ, đổ lỗi cho bên ngoài, không tin vào giới chuyên gia khoa học, và thường xuyên đưa ra khuyến cáo không đúng về các loại thuốc chữa. Cựu Phó Tổng thống và phe Dân chủ thúc giục các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo nhất quán, tăng ngân sách hỗ trợ các doanh nghiệp để duy trì việc làm, hợp tác với Quốc hội miễn phí xét nghiệm và điều trị Covid-19.

IV. Hơn 100 triệu người bỏ phiếu sớm

Với hơn 101,1 triệu người bỏ phiếu sớm theo phương thức trực tiếp và qua đường bưu điện ngay cả trước khi và điểm bỏ phiếu được mở cửa vào Ngày Bầu cử (3-11), cuộc chạy đua chức Tổng thống Mỹ năm 2020 đang có chiều hướng được ghi vào sách kỷ lục, với khả năng trở thành cuộc bầu cử có số cử tri bỏ phiếu cao nhất trong hơn 100 năm qua.

Số lượng cử tri đi bỏ phiếu ở mức cao chưa từng có, được thúc đẩy bởi những vấn đề quan trọng làm đảo lộn cuộc sống của gần như mọi người dân Mỹ, bao gồm sự bùng phát đại dịch Covid-19, kinh tế khó khăn, những biện pháp mà nhiều bang thực hiện trong năm nay để tạo điều kiện cho việc bỏ phiếu được dễ dàng và an toàn hơn giữa đại dịch,…

Giáo sư Đại học Florida Michael P. McDonald nhận định, nước Mỹ có thể tiến tới đạt khoảng 160 triệu cử tri đi bỏ phiếu. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu vào khoảng 67% số cử tri đủ tư cách bỏ phiếu – cao hơn mọi thời điểm bầu cử tại nước Mỹ trong hơn 100 năm.

Lần gần đây nhất, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt hơn 65% là vào năm 1908, theo một nghiên cứu về bầu cử Mỹ do ông Dr. McDonald thực hiện.

Ít nhất sáu bang gồm: Texas, Colorado, Washington, Oregon, Hawaii và Montana ghi nhận số lượng cử tri bỏ phiếu sớm nhiều hơn trong toàn cuộc bầu cử năm 2016. Một số bang chiến trường gồm Florida, Georgia và Bắc Carolina cùng tiến gần mức cử tri đi bỏ phiếu vào năm 2016.

V. Kiểm phiếu chậm

Do mỗi bang có những quy định khác nhau về thời gian bắt đầu kiểm phiếu nên có thể mất vài ngày và thậm chí là vài tuần sau ngày bỏ phiếu chính thức thì kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ mới được công bố.

Theo AP, tại một số nơi, các quan chức phụ trách bầu cử sẽ bắt đầu xử lý phiếu bầu từ vài tuần trước ngày bỏ phiếu chính thức. Việc này giúp kiểm phiếu có thể thực hiện ngay trong ngày bầu cử 3/11 và đẩy nhanh công bố kết quả. Nhưng điều đó cũng không dễ dàng khi họ phải xử lý một lượng phiếu đại cử chi lớn và đến phòng kiểm phiếu theo những cách khác nhau.

Tại một số bang chiến trường quan trọng như Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, luật pháp cấm xử lý phiếu bầu sớm. Vì vậy, vào ngày 3/11, các quan chức bầu cử vừa phải tổ chức bỏ phiếu trực tiếp vừa xử lý một lượng phiếu bầu cực lớn qua thư. Yếu tố này có thể làm chậm kết quả và tăng khả năng có thay đổi lớn, nếu kết quả bỏ phiếu trực tiếp bị ảnh hưởng bởi kiểm phiếu qua thư.

Một yếu tố khác cũng có thể khiến kết quả được công bố chậm trễ là: Việc giao nhận trên toàn quốc của cơ quan bưu chính Mỹ bị chậm, làm dấy lên khả năng các phiếu bầu sẽ không tới đích đúng thời điểm để kiểm.

bầu cử tổng thống Mỹ 2020

Tổng thống thứ 46 Mỹ là ai?

VI. Cuộc chiến chống tin giả

Với sự phát triển của mạng xã hội và khoa học công nghệ, việc xuất hiện thông tin sai lệch trước thềm bầu cử đã không còn xa lạ với nước Mỹ. Ở một mùa bầu cử khác thường như năm nay, khi các ứng cử viên tranh cử đều tìm cách thu hút cử tri qua những hình thức trực tuyến, gửi thư điện tử hoặc các hoạt động trên truyền thông xã hội, vấn nạn tin giả lại càng được chú ý đặc biệt. Thông tin giả xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Twitter, thậm chí là TikTok.

Theo NewsGuard, có 40 trang Facebook bị xem là “siêu phát tán” thông tin sai lệch liên quan tới bầu cử Mỹ. Trong số những tin giả mà NewsGuard phanh phui có cả tin giả cho rằng Mỹ sẽ bỏ tiến trình bỏ phiếu qua email, hay như lá phiếu của những người đã qua đời cũng được tính, cùng những thông tin giả liên quan tới các cuộc thăm dò. Hậu quả là, hàng chục triệu người dân Mỹ tiếp cận với thông tin sai sự thực về tiến trình bầu cử trên nền tảng Facebook.

Nhằm tránh vấn đề từng nảy sinh trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Facebook, Twitter và YouTube đã thực thi chính sách nhằm ngăn chặn việc lan truyền của thông tin giả vốn được tung ra hòng gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

Facebook đã kích hoạt một trung tâm chỉ huy có nhiệm vụ giám sát nền tảng mạng xã hội này theo thời gian thực tế. Công ty này sẽ gắn những dán nhãn cảnh báo vào mọi bài đăng có dụng ý tuyên bố thắng cử sớm.

Tháng trước, Twitter đã cập nhật “chính sách liêm chính công dân” nhằm ngăn chặn những âm mưu thao túng hoặc can thiệp vào cuộc bầu cử. Động thái của Twitter nhằm hối thúc các hành động chống lại những tuyên bố chiến thắng giả mạo hoặc mọi sự kích động bạo lực.

Bên cạnh đó, YouTube cũng tìm kiếm cách giới hạn việc chia sẻ những video có thông tin thất thiệt về cuộc bầu cử. Tháng trước, công ty này bắt đầu bổ sung những dòng thông tin vào video liên quan đến quy trình bỏ phiếu qua đường bưu điện.

VII. Kết luận

Có thể nói cuộc chiến giữa ông Trump và Biden có lẽ là cuộc bầu cử tổng thống quan trọng nhất trước đến nay. Do đó, thế giới nóng lòng muốn biết ai sẽ là người chiến thắng.

Nguồn: Tổng hợp