Founder là gì? CEO là gì? Co-Founder là gì? Liệu 3 vị trí này có phải là một không? Cần phải chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng gì để trở thành người founder thành công? Cùng tìm hiểu với 123job.
Co-Founder, Founder là những thuật ngữ dùng để chỉ các vị trí cao nhất chúng ta vẫn thường hay nghe khi nhắc đến công đồng khởi nghiệp. Nếu thường xuyên quan tâm đến vị trí này, chắc hẳn bạn cũng đã ít nhiều biết đến Howard Schultz (Founder của hãng đồ uống Starbucks), Larry Page và Sergey Brin (Founder của Google), Kevin Systrom (Founder của mạng xã hội Instagram), Harland Sanders (Founder của chuỗi cửa hàng gà rán ăn nhanh KFC),… Vậy bạn có biết founder là gì? Co founder là gì? Ý tưởng khởi nghiệp có thực sự sẽ trở thành khởi nghiệp kinh doanh hay không?
I. Founder là gì?
Founder là gì?
Founder là gì? Trong từ điển tiếng Anh là một danh từ có nghĩa là người sáng lập. Founder chính là người mang ý tưởng khởi nghiệp để thực hiện khởi nghiệp kinh doanh, xây dựng nên một tổ chức hay doanh nghiệp nhất định, làm cho chúng phát triển và tồn tại. Để thành lập được tổ chức, trước tiên phải có ý tưởng khởi nghiệp, lên kế hoạch hành động và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện khởi nghiệp kinh doanh, người sáng lập đó phải chuẩn bị nguồn lực, thời gian, vốn duy trì, chuyên môn, phác thảo các công việc thực hiện,…
Trong hoạt động kinh doanh, người thành lập ra một tổ chức hay doanh nghiệp và điều hành nó tồn tại được trên thị trường thì đó là founder. Founder là người đặt nền móng và cũng là người chịu trách nhiệm toàn bộ cho sự thành bại của mình.
Tuy nhiên, một ý tưởng khởi nghiệp tự bản thân nó không thể phát triển nên một công ty, mặc dù đa số các công ty thì đều có bắt nguồn từ một ý tưởng. Thông thường, một ý tưởng có thể được phát hiện bởi hơn 1 người, sau đó, nhờ vào quá trình chia sẻ và hợp tác, họ tập hợp lại và chung tay thực hiện.
Những người trực tiếp kêu gọi, tuyển dụng và tập hợp nhóm người đó, sau đó lên kế hoạch thực hiện thì được gọi là founder. Họ phân chia các quyền sở hữu ban đầu theo một cách nào đó, sau đó cùng nhau làm việc để mang lại nguồn lực mà họ cần xây dựng một doanh nghiệp.
II. Sự khác biệt của CEO – Co-Founder – Founder là gì?
Sự khác biệt của CEO – Co-Founder – Founder là gì?
Founder, Co-Founder, CEO đều là những thuật ngữ phổ biến khi ta nhắc đến sự hình thành doanh nghiệp. Vậy trên thực tế, 3 khái niệm này có sự khác biệt hay không?
1. Định nghĩa Founder là gì?
Khái niệm Founder là gì đã được giải thích rõ ràng phía trên. Họ là người nảy ra ý tưởng khởi nghiệp và sau đó phát triển nó thành một doanh nghiệp mang tính khởi nghiệp kinh doanh.
Định nghĩa Founder là gì?
Founder có thể tự mình thành lập một doanh nghiệp hoặc cũng có thể làm điều đó cùng với những người khác. Một ví dụ điển hình đó là Larry Page, người đồng sáng lập Google cùng với Sergey Brin. Vậy có thể định nghĩa co founder là gì? Khi một Founder kết hợp với một người khác và cùng thành lập một công ty thì họ sẽ vừa là một founder, vừa là một Co-Founder (tức người đồng sáng lập).
2. Sự khác nhau giữa Founder và Co Founder là gì?
Sự khác nhau giữa Founder và Co Founder là gì?
Sự khác nhau giữa Founder và Co Founder là gì? Nếu một người Founder kết hợp với một hay một vài người khác thành lập một công ty thì người đó vừa là Founder và là cả co founder (người đồng sáng lập). Vì vậy, Larry Page không chỉ là người sáng lập của Google mà còn là người đồng sáng lập với Sergey Brin. Thuật ngữ đồng sáng lập (Co-Founder) dùng để chỉ sự bình đẳng giữa những cùng là founder trong doanh nghiệp.
Co-Founder có thể là một phần trong doanh nghiệp từ khi mới bắt đầu hoặc có thể được người founder đầu tiên đưa vào từ rất sớm để bù đắp những kỹ năng mà người này còn thiếu. Ví dụ, Founder giỏi kỹ năng thiết kế, nhưng không có nhiều kỹ năng kỹ thuật. Trong trường hợp này việc mang lại lợi ích tốt nhất đó là hợp tác với một người Co-Founder có hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật cho quá trình xây dựng công ty thuận lợi. Nhìn chung có thể đưa ra sự so sánh Founder và Co Founder qua các tiêu chí như sau:
Founder là người sáng lập lên công ty, co-founder là người cùng trợ lực cho founder thành lập công ty.
Founder chịu hoàn toán trách nhiệm cho sự thành công hoặc thất bại của một công ty. Trong co-founder chịu trách nhiệm giúp đỡ Founder thành lập và vận hành công ty.
Founder đề xuất ý tưởng khởi nghiệp với những dịch vụ và sản phẩm nào nên được cung cấp ra thị trường, đưa ra mô hình kinh doanh sản phẩm dịch vụ, chịu trách nhiệm về cơ chế vận hành hoạt động, tuyển dụng nhân lực và các nguồn lực cần thiết khác. Trong đó, Co-Founder là người phải chịu trách nhiệm về việc tạo ra điều kiện thuận lợi cho những ý tưởng khởi nghiệp, sản phẩm, dịch vụ cung cấp phải được thực hiện hóa. Co-Founder hỗ trợ cho Founder về mặt dẫn dắt kỹ năng và chuyên môn vì sự phát triển của cả doanh nghiệp. Họ cũng có thể cung cấp những nguồn lực hay vốn cho sự khởi đầu của doanh nghiệp.
3. Vị trí CEO và Founder là gì?
Vị trí CEO và Founder là gì?
Sự khác biệt giữa vị trí CEO và Founder là gì? CEO được biết đến là giám đốc điều hành của một công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên có khá nhiều ý kiến cho rằng CEO chính là Founder và ngược lại.
Founder họ mạnh trong việc đưa ra ý tưởng khởi nghiệp, thiết lập tầm nhìn mới cho doanh nghiệp của mình, tuy nhiên về lĩnh vực quản trị thì chưa chắc đã có kinh nghiệm tốt. Đôi khi một Founder nhìn nhận được rằng họ thực sự không phải là người giỏi để điều hành tốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và tất nhiên, lúc này họ cần đến một vị trí CEO giỏi thực sự và nỗ lực vì doanh nghiệp. CEO, vẫn trên cương vị là của người lãnh đạo, tuy nhiên, họ chưa chắc đã có mối quan hệ về mặt “tình cảm gắn bó” với doanh nghiệp mà một người Founder đã đặt vào.
Nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa là mọi thứ đều dễ dàng với một CEO. CEO, khi Founder còn làm việc tại doanh nghiệp, họ phải biết cách cân bằng được những gì doanh nghiệp đang cần với sứ mệnh tầm nhìn ban đầu của Founder. Họ đi trên một con đường ngắn nhưng lại khó có thể đi theo một hướng đi mà mình mong muốn. Sự có mặt của họ chủ yếu là nhằm đảm bảo doanh nghiệp có quá trình hoạt động có hiệu quả, nhưng đôi khi chịu ảnh hưởng bởi Founder muốn mọi thứ được thực hiện theo cách mà người sáng lập đã vẽ ra ban đầu.
Nhìn chung, nếu người Founder không sẵn sàng để người ở vị trí CEO điều hành mọi thứ khi họ thấy phù hợp thì lúc này có thể gây ra sự căng thẳng tồn tại ngay trong nội bộ doanh nghiệp. Điều này cũng có thể rất gây khó xử cho nhân viên và những cá nhân người làm việc chịu vai trò phụ trách lớn.
III. Các vấn đề phát sinh khi làm người founder là gì?
Các vấn đề phát sinh khi làm người founder là gì?
1. Vấn đề về pháp lý khi làm người founder là gì?
Trước đây, khi bất kỳ cá nhân nào có sự hợp tác với một hoặc nhiều người khác để thành lập nên một công ty thì đều được gọi là co-founder. Tuy nhiên, trong thực tế kinh doanh thì lại không có định nghĩa cụ thể hay bất kỳ quy chế, quy định pháp lý cụ thể nào quy định về vấn đề ai được hay không được gọi người đồng sáng lập. Chức danh này có thể được thực hiện và tạo nên thông qua việc thỏa thuận giữa các thành viên, với người sáng lập hoặc hội đồng cổ đông (nếu là các doanh nghiệp).
2. Người sáng lập danh dự đối với người làm người founder là gì?
“Người sáng lập danh dự” được nhắc tới khi một số tổ chức sau khi đã thành lập và đi vào hoạt động nhưng lại không có hoặc không cần tới sự góp mặt và đóng góp sức lực của người sáng lập. Người sáng lập danh dự đó sẽ tự tạo ra một vị trí, chức danh với chức năng là để duy trì mối liên hệ với người sáng lập công ty đó.
Tuy nhiên, trên thực tế thì đây lại là một vị trí mà phần lớn đều hoàn toàn chỉ mang tính biểu tượng, xảy ra trong một số ít trường hợp. Khi “người sáng lập danh dự” nắm được trong tay quyền lực và mang vai trò quyết định thì không sớm thì muộn sẽ có xảy ra mâu thuẫn với người lãnh đạo hiện tại của tổ chức này. Nếu xung đột có xảy ra thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới định hướng, các hoạt động triển khai cũng như doanh thu, lợi nhuận thu được và thậm chí là uy tín, danh tiếng và hình ảnh của tổ chức đó.
3. Tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” đối với người làm founder là gì?
Tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” đối với người làm founder là gì?
Khi một doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, sau một thời gian phát triển, nó quá hiệu quả, mạnh mẽ và điều này bắt buộc người sáng lập phải mở rộng hoặc có mong muốn bành trướng phát triển, tăng thêm số lượng nguồn nhân lực hoặc các công ty con khác, nhưng điều này lại vượt quá khả năng và tầm kiểm soát của người sáng lập ban đầu.
Lúc này sẽ tùy thuộc vào quy mô hiện tại, các mối quan hệ giữa các thành viên chính trong doanh nghiệp mà người sáng lập sẽ quyết định lùi lại và bàn giao một số hoặc toàn bộ quyền điều hành cho người khác hay những người là đồng sáng lập. Co-Founder lúc này sẽ phải cân nhắc để đảm bảo các quyền lợi đối với người sáng lập ban đầu cũng như cả các thành viên khác trong tổ chức.
4. Bị lãng quên đối với làm người founder là gì?
Có không ít các nhà sáng lập ban đầu của công ty đã bị chính những người đồng hành của mình, các Co-Founder khác quay lại thực hiện “đảo chính và lật đổ”, khiến vai trò của người đầu tiên này không còn được như lúc ban đầu hoặc thậm chí bị đá ra khỏi doanh nghiệp do chính mình tạo nên.
IV. 6 phẩm chất cần phải có khi khởi nghiệp kinh doanh của một người founder là gì?
6 phẩm chất cần phải có khi khởi nghiệp kinh doanh của một người founder là gì?
Hầu như mọi công việc, mọi vị trí đều không có công thức chung nào để thành công, tuy nhiên, trong thực tế thì những người làm founder đều sở hữu cho riêng mình những kỹ năng và tố chất riêng có. Thậm chí, những điều ấy còn bị người khác coi là lập dị vì những con người đó không hình dung được con đường mà người sáng lập đang vạch ra để đi thực hiện.
1. Tò mò thể hiện trong người là founder là gì?
Tò mò là một trong những điều không thể thiếu đối với founder. Khi nền công nghệ và trí tuệ nhân tạo ngày một phát triển, con người ở tất cả những nơi khác nhau sẽ chịu tác động của môi trường xã hội và các cách thức kinh doanh khác nhau.Đó chính là lý do vì sao người trẻ tuổi muốn khởi nghiệp kinh doanh phải không ngừng đi tìm tòi câu trả lời cho một ý tưởng khởi nghiệp mới được hình thành.
2. Thích mở rộng mối quan hệ đối với người làm founder là gì?
thích giao lưu, học hỏi từ người khác là một trong những kỹ năng cần có của một người founder. Bạn không thể bó hẹp các mối quan hệ trong một nhóm người. Thỉnh thoảng, ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp lại được hình thành khi vô tình nhắc tới hoặc đến từ câu chuyện chia sẻ của họ khi nói chuyện với nhau. Bên cạnh đó, việc tham khảo hay lấy ý kiến từ những người cùng suy nghĩ thì có thể trở thành người hỗ trợ, lời khuyên đắc lực trong việc phát triển về sau của bản thân và doanh nghiệp.
3. Khó tính đối với người làm founder là gì?
Dễ giải và chấp nhận mọi việc ở hiện tại sẽ không thể nào xuất hiện. Do vậy, việc duy trì hành động và luôn theo đuổi các giải pháp chính là những gì nên thực hiện của những người khởi nghiệp kinh doanh.
Một phần lý do mà spin ra đời đơn giản chỉ là vì 1 người phải thường xuyên dành thời gian đợi tài xế Uber đến đón và phải dùng nó làm phương tiện đi lại, di chuyển quanh văn phòng làm việc trong điều kiện đường xá đầy xe cộ. Và Eowyn Poon đã quyết định tìm ra giải pháp cho vấn đề hiện tại của mình hơn là ngồi mong ngóng một ai đó đến và giải quyết nó.
4. Chú ý tới những nhu cầu cơ bản của con người đối với người làm founder là gì?
6 phẩm chất cần phải có khi khởi nghiệp kinh doanh của một người founder là gì?
Đối với người khởi nghiệp kinh doanh cần phải học hỏi và tích lũy kinh nghiệm về đọc vị con người, cách nhận thức về các vấn đề và thiếu thốn xung quanh họ có liên quan đến các nhu cầu của con người. Nếu bạn biết được những gì mà con người đang đòi hỏi thì có thể tiếp cận đến họ đúng loại sản phẩm, tìm ra cơ hội cải thiện trải nghiệm và giúp họ theo đuổi nhu cầu cá nhân. Đó là các ý tưởng mà founder sẽ nỗ lực để giải quyết, giúp cho họ đạt được những mục tiêu trong khởi nghiệp kinh doanh.
5. Sự linh hoạt của người làm founder là gì?
Sự linh hoạt của người làm founder là gì? Bạn không thể đi đến thành công nếu không nhìn nhận chính xác thực tế, chấp nhận những điều thay đổi trong kế hoạch của mình ở đúng thời điểm. Những Founder thành công họ phải là người biết cách cân bằng giữa sự linh hoạt và kiên định.
Bạn cần phải có đủ quyết đoán để tiếp tục duy trì và hiện thực hóa ý tưởng của mình, kể cả nếu như ai đó cho rằng đó là ngu ngốc hay khi bạn bắt đầu có những hoài nghi về chính bản thân mình. Tuy nhiên, bạn cũng phải có sự linh hoạt để nhận ra các vấn đề trong đó của bản thân để tránh lạc hướng.
6. Khả năng lập luận đối với người làm founder là gì?
Làm thế nào để nhận ra vấn đề và giải quyết. Đó là nhờ vào các lập luận dựa theo những gì mà thực tế đang thể hiện. Nhờ vào khả năng lập luận sắc bén mà các Founder cũng tìm ra được các giải pháp, vượt qua những rào cản trong việc thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của mình.
V. 3 bài học đắt giá trong khởi nghiệp kinh doanh của người làm founder là gì?
3 bài học đắt giá trong khởi nghiệp kinh doanh của người làm founder là gì?
1. Khởi nghiệp quá sớm đối với vị trí founder là gì?
Khởi nghiệp cần đến 3 loại vốn là vốn kiến thức, vốn quan hệ và và vốn xã hội. Khởi nghiệp chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Do vậy, tiền không bao giờ là yếu tố đủ để duy trì việc hoạt động kinh doanh. Khi tuổi khởi nghiệp còn quá trẻ, rất ít những nhà sáng lập hội tụ đầy đủ cả 3 yếu tố này. Vì thế bạn cần tìm được những co-founder có các loại vốn để bù đắp được với bạn.
Lời khuyên ở đây là trừ khi bạn có tiền và muốn đổi tiền để lấy kinh nghiệm, thì hãy tích lũy 3 loại vốn bằng việc trải nghiệm một công ty startup nào đó trước khi tự mở startup cho riêng mình.
2. Quá chú tâm vào các chức năng mà người founder thích.
Có một xu hướng phổ biến có trong mỗi người làm founder là thường quá tự tin với hiểu biết của bạn thân về một sản phẩm tốt là thế nào. Họ có thể mắc vào một sai lầm đó là thiết kế sản phẩm dịch vụ theo những điều họ lên ý tưởng, điều họ thích mà hơn là nhu cầu người tiêu dùng. Điều này sớm muộn cũng dẫn đến một tất bại. Họ quá chú trọng đến ý tưởng, thỏa sức sáng tạo nên dần đi xa thực tế. Có khái niệm trong phát triển về sản phẩm gọi là “overfitting”, chỉ khi đội ngũ phát triển sản phẩm hoạt động theo kiểu “đo ni đóng giày” . Kết quả là sản phẩm làm ra cực kỳ phù hợp khi những người sử dụng là đội ngũ sáng lập doanh nghiệp, nhưng lại không hẳn được chào đón và nhận thức ở thị trường đại chúng.
Hãy ý thức rằng mỗi ý tưởng đều chỉ là các giả thiết, liệu người tiêu dùng có thực sự cần ý tưởng này? Bao nhiêu phần trăm người tiêu dùng của bạn thực sự có nhu cầu sử dụng chức năng đó? Và nếu thiếu chức năng đó, có bao nhiêu phần trăm người dùng quyết định rời bỏ sản phẩm?
3. Burn tiền quá nhanh khi làm founder là gì?
Khi mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, các founder thường hào hứng việc tuyển dụng, thuê địa điểm đặt văn phòng, phát triển ý tưởng khởi nghiệp sản phẩm dịch vụ. Khởi nghiệp là con đường rủi ro cao và bất trắc, trong khi thường chỉ có nguồn tài nguyên hạn hẹp. Điều này giống như việc khi bạn đi vào sa mạc mà trong tay chỉ có một lượng nước uống ít ỏi vậy. Nếu bạn dùng hết nước trước khi tìm được ra một ốc đảo để tiếp sức, bạn sẽ bị đào thải. Chiến thuật trong này là bạn cần bắt đầu hành trình gọn nhẹ thôi, tập trung nguồn lực ban đầu để tìm kiếm được hướng đi đúng đắn trước khi dồn nguồn lực chạy theo con đường tiếp theo.
Hãy nhớ, mục tiêu lớn nhất ở đây là để giúp bạn tìm ra dòng tiền mới trước khi dòng tiền hiện tại được đầu tư phát triển hết.
4. Lời khuyên cho founder là gì?
Khởi nghiệp chưa ba giờ là con đường bước trên hoa hồng. Rào cản lớn nhất đối với founder lần đầu là việc thiếu những kinh nghiệm trong phân bổ phù hợp nguồn lực của mình. Hãy tập trung trước tiên vào những điều quan trọng, và hiện thực hóa chúng từng bước một.
VI. Chân dung 10 nhà sáng lập các thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới
1. Nike - Phil Knight
Phil Knight - nhà sáng lập của thương hiệu Nike - Fouder là gì?
2. Starbucks - Howard Schultz
Howard Schultz - nhà sáng lập của thương hiệu đồ uống nổi tiếng thế giới Starbucks
3. ZARA - Amancio Ortega
Amancio Ortega - nhà sáng lập của thương hiệu thời trang và phụ kiện ZARA
4. Pandora - Per Enevoldsen và Winnie Enevoldsen
Per Enevoldsen và Winnie Enevoldsen - nhà sáng lập của những chiếc vòng nổi tiếng thế giới Pandora
5. Ferrero - Michele Ferrero
Michele Ferrero - người sáng lập của tập đoàn bánh kẹo lớn nhất thế giới Ferrero
6. Quán cà phê Hard Rock - Isaac Tigrett và Peter Morton
Isaac Tigrett và Peter Morton nhà sáng lập của hãng cà phê Hard Rock
7. Laсoste - René Lacoste
René Lacoste - nhà sáng lập của hãng quần áo thời trang và thể thao Lacoste
8. Lego - Ole Kirk Christiansen
Ole Kirk Christiansen - người sáng lập của công ty đồ chơi xây dựng thương hiệu Lego
9. Google - Larry Page và Sergey Brin
Larry Page và Sergey Brin - người sáng lập của công cụ tìm kiếm và phổ biến nhất thế giới Google
10. Instagram - Kevin Systrom
Kevin Systrom - nhà sáng lập của một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới Instagram
VI. Kết luận
Bài viết đã cung cấp được cho bạn tất cả những thông tin founder là gì? Phẩm chất để thành công của một founder là gì? Những vấn đề phát sinh của một founder là gì? Và top 10 founder thành công trên thế giới là ai. Mong rằng những kiến thức trên sẽ hỗ trợ được cho bạn nếu đang ươm mầm mong muốn trở thành một founder.