Founder là một thuật ngữ tưởng chừng chỉ hiện hữu trong kinh doanh, vậy mà lại có founder đường hoàng tiến vào vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục của một đất nước. Bài viết này sẽ chỉ cho các bạn thấy founder bứt phá khởi nghiệp với nền giáo dục thế nào.

Cuối năm 2019, founder Nadiem Makarim- người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) của hãng gọi xe Go-jek- công ty mẹ của ứng dụng gọi xe GoViet đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia. Nghe có vẻ khó tin vì ông Makarim vốn là một founder, thế nhưng lại có thể đá chéo sân sang lĩnh vực giáo dục. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem cơ hội nào cho các founder muốn bứt phá khởi nghiệp với nền giáo dục nhé. 

I. Khi doanh nhân khởi nghiệp làm bộ trưởng

Founder Makarim từng tốt nghiệp đại học Brown và trường kinh doanh Harvard, là nhà đồng sáng lập và gắn bó, phát triển cùng Go-jek trong suốt 9 năm, có công rất lớn trong việc phát triển xe ôm công nghệ không chỉ trong nước mà còn lan ra cả khu vực Đông Nam Á. Là một founder có tầm nhìn phát triển công nghệ - một yếu tố cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế số, lại thuận lợi trong kỷ nguyên đất nước có định hướng muốn đẩy mạnh phát triển công nghệ nên Tổng thống Widodo đã không ngần ngại chọn lựa Makarim giữ chức vụ Bộ trưởng Giáo dục. 

Khi doanh nhân khởi nghiệp làm bộ trưởng Khi founder khở nghiệp làm bộ trưởng

Trước khi trở thành CEO của Go-jek, founder này từng thấy một mớ hỗn độn trên con đường Jakarta, ông đã khởi đầu bằng khát vọng sâu sắc khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, tạo ra một trật tự mới được tổ chức lại và thực hiện hiệu quả. Kết quả là cùng với những người bạn của mình, vị founder này đã tạo ra một doanh nghiệp được mệnh danh là một trong năm công ty khởi nghiệp “kỳ lân” của Indonesia.

Liên tưởng sang ngành giáo dục, từ đầu óc quan sát nhạy bén và định hướng, phát triển tương lai một cách hiệu quả ấy, chắc chắn founder cũng sẽ thấu hiểu được sự quan trọng của việc đào tạo, giáo dục bài bản, dần dần thay đổi những tư tưởng đã cũ để phát triển tương lai của nền giáo dục, cũng là tương lai của quốc gia. 

II. Nền giáo dục toàn cầu đương đầu với những thử thách mới

Các founder đều đồng ý rằng thời đại phát triển của công nghệ 4.0, máy móc hay tự động hóa đang dần thay thế con người, tỷ lệ mất việc làm đang dần gia tăng ở các nước lớn như Hoa Kỳ, Pháp, Đức... 

Nền giáo dục các nước đang hoặc kém phát triển vẫn đi theo lối mòn của những tư tưởng đã cũ, đang đào tạo các sinh viên đảm bảo số lượng chứ chưa thực sự đảm bảo chất lượng, cạnh tranh với máy móc, và như Jack Ma (cựu giám đốc điều hành của Alibaba) lập luận thì đó chính là một thảm họa. 

Những nền tảng công nghệ như Facebook, Google, Amazon, Lyft… đã giúp các founder định hình lại hệ thống sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các công ty bán lẻ, vận tải, truyền thông, thậm chí là cả khách sạn. Dù là tất cả những gì chúng ta đã, đang và chưa biết đều được gói gọn lại trong các thiết bị thông minh như smartphone, ipad... nhưng nó vẫn không thể phá vỡ được những câu đố giáo dục. 

Một ví dụ khá thực tế đó là trường học do founder Facebook - Mark Zuckerberg hậu thuẫn - Altschool, được cung cấp nền tảng học tập cá nhân hóa, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa tạo ra được kết quả như mong đợi. Các phụ huynh vẫn phản hồi rằng họ phải nhờ đến các gia sư hỗ trợ trong quá trình học tập của con. 

Một điểm khác nữa cũng được đánh giá cao chính là khóa học trực tuyến (MOOCs) được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn giáo dục. Điểm đặc biệt của MOOCs chính là kiến thức cần có của mỗi sinh viên đều được các em nắm trong tầm tay. Tuy nhiên cuối cùng nó cũng không đạt kỳ vọng, thậm chí một trong các MOOCs hàng đầu còn tuyên bố rằng MOOCs đã chết. 

Nền giáo dục toàn cầu đương đầu thách thứcNền giáo dục đang đường đầu với những thách thức

Từ những “vết xe đổ” đó có thể nhận thấy được rằng, khủng hoảng giáo dục không thể được giải quyết bằng việc cho học sinh một cái Ipad và bắt các em tự học được. Nhưng đó cũng chưa phải là dấu chấm hết bởi giáo sư George Mason Tyler Cowen lại cho rằng MOOCs có thể là giải pháp nếu con người tuân theo các quy tắc và hành xử hợp lý. Sinh viên học một mình thường không có động lực để tự học, cố gắng phấn đấu bằng khi các em ở trong một cộng đồng người học. 

Thành viên Hội đồng quản trị của Google và Disco, cựu chủ tịch đại học Stanford- John Hennessy nhận thấy tiềm năng lớn nhất nằm ở mô hình lớp học kiểu mới. Điều đó có nghĩa các kiến thức sẽ được sinh viên tiếp nhận thông qua việc học trực tuyến, còn lại các vấn đề, khúc mắc, các cuộc thảo luận, tương tác sẽ được thực hiện ở trên lớp.

Nếu xây dựng một kịch bản như vậy, giáo viên sẽ đóng vai trò là cửa ngõ kiến thức, còn học sinh là người hỗ trợ học tập. Thay vì để học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động thì các em sẽ chủ động hơn trong việc làm việc nhóm, làm dự án, phát triển các kỹ năng mềm của bản thân. Phần Lan là một quốc gia tiêu biểu đã áp dụng hình thức dạy và học này. 

Đối với các dự án và học tập mới như Holberton School, 42 và Epitech, khái niệm này cũng được coi là giá trị cốt lõi. Không có bài giảng chính thức, không có giáo viên trực tiếp giảng dạy, chỉ có người học tự tìm tòi kiến thức trên internet, đọc sách hoặc là thảo luận cùng bạn bè.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đưa robot, vận chuyển tự trị cùng trí tuệ nhân tạo đòi hỏi người lao động phải trau dồi và hoàn thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. Diễn đàn kinh tế cũng đã xếp đây là kỹ năng hàng đầu cho người lao động. 

Một hướng đi khác nữa là học nghề, trong điều kiện thực tế “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay thì giáo dục tay nghề cao cũng rất quan trọng, không chỉ các công việc liên quan trực tiếp đến máy móc như thợ hàn, thợ mộc mà tất cả các lĩnh vực đều cần được đào tạo tay nghề bài bản.

Hiện nay bằng cấp không còn là tiêu chí quan trọng nhất trong tuyển dụng ở các công ty/ doanh nghiệp, năng lực thực tế được ưu tiên hàng đầu, nhiều founder sẵn sàng chấp nhận các ứng viên học nghề cho các vị trí văn phòng, giúp tiết kiệm bốn năm mài dũa trên giảng đường đại học. 

III. Hành động đột phá thay đổi nền giáo dục

1. Xây dựng nhân cách

Trong thời đại phát triển của kinh tế số và tự động hóa, mỗi ngày lại có hàng trăm hàng nghìn tin tức được đưa ra, việc của giới trẻ chính là tiếp thu một cách có chọn lọc “cơn lũ thông tin” đó. Để làm được điều này, các em phải xây dựng được cho bản thân mình tư duy phê phán, khả năng suy nghĩ độc lập, đặt câu hỏi nghi ngờ về tính xác thực của thông tin mà các em đang tiếp nhận. Có thể nói, tư duy phê phán là một trong những điểm quan trọng nhất mà ngành giáo dục cần giải quyết. 

2. Tạo đột phá chống tệ quan liêu và cải thiện công tác hoạch định chính sách

Founder Makarim cho rằng các chính sách mà Chính phủ ban hành thường chưa giải quyết được các vấn đề mà nền giáo dục đang phải đối mặt, chưa đi sát với thực tế, đặc biệt là khâu kiểm soát chất lượng, còn tồn tại sự quan liêu làm cho sự phát triển của giáo dục đi theo một hướng dập khuôn, có sẵn, không linh động.

Thế giới thì ngày càng phát triển, nếu không thay đổi những tư duy cũ, “làm mới” những lối mòn cũ trong tư tưởng của những con người “đã cũ” thì sẽ làm cho đất nước ngày càng bị bỏ xa hơn trên đường đua với các nước trong khu vực và trên thế giới. 

Các nhà lãnh đạo nếu không thay đổi tầm nhìn và tư duy chiến lược để đưa ra công tác hoạch định chính sách định hướng cho tương lai của thế hệ trẻ cũng sẽ dẫn đến các hệ lụy về lâu về dài. 

3. Đầu tư và đổi mới trong giáo dục

Founder Makarim đã nhấn mạnh sự hợp tác với khu vực tư nhân để đầu tư và đổi mới trong giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất, chúng ta đều nhận thức được rằng nên đầu tư nhiều hơn vào đó. Tuy nhiên, nó lại là một hình thức dài hạn, tốn kém và không thể thu hồi lợi nhuận trong thời gian ngắn. Thêm vào đó là những quy định trong các chính sách có phần khô khan dẫn đến không thể tạo sự hấp dẫn với các nhà đầu tư. 

4. Tạo cơ hội, việc làm

Founder dễ dàng chỉ ra rằng mỗi học sinh, sinh viên đều có thể trở thành một nhà kinh doanh trong tương lai. Không chỉ những sinh viên học tập từ những trường đại học ở thành phố lớn mới có thể tạo ra cạnh tranh, mà ngay cả những sinh viên học ở các trường nhỏ ngoài thành phố cũng có thể có khả năng tạo việc làm cạnh tranh. 

Founder Makarim cho rằng cần phải cải thiện khả năng cạnh tranh của giáo dục hệ thống và văn hóa, khẳng định tầm quan trọng của nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh trong sinh viên. 

Founder mở ra cơ hội việc làmFounder mở ra cơ hội việc làm

5. Tăng khả năng tự quyết về công nghệ

Chúng ta đều đã nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. Nó giúp mở ra cơ hội tiếp cận giáo dục nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa. 

Dù có áp dụng bất kỳ một hình thức giáo dục trực tuyến nào thì nó cũng không thể thay thế được việc tạo sự tương tác giữa phụ huynh, giáo viên và học sinh.

Giáo dục không phải chỉ thực hiện ở trường lớp mà nó tồn tại ở hai không gian song song, trên trường lớp giữa giáo viên và học sinh, ở gia đình giữa ba mẹ và con cái. Mối liên hệ giữa hai không gian này chính là chiếc chìa khóa mà không một công nghệ nào có thể thay thế được. 

IV. Kết luận

Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng, phải được ưu tiên hàng đầu ở mỗi quốc gia. Bất cứ ai có tâm, có tầm thì cũng hoàn toàn có thể hoạt động điều hành nền giáo dục nước nhà. Founder cũng thế, quan trọng hơn là founder có những trải nghiệm thực tế, hiểu được tâm lý và định hướng phát triển của quốc gia cũng như khu vực trong nền kinh tế số. Chính vì vậy, founder đá chéo sân, bứt phá khởi nghiệp với nền giáo dục trong tương lai sẽ ngày càng có cơ hội cạnh tranh, chỉ cần founder đảm bảo được tầm nhìn chiến lược và chất lượng giáo dục cho các mầm non tương lai của đất nước.