Bạn đã từng nghe qua hoặc đọc ở đâu đó khái niệm Animation là gì chưa? Bạn đã bao giờ tìm hiểu những thú vị trong nghề Animation là gì chưa? Nếu chưa thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!

Trong bài viết này, 123job sẽ cho bạn một cái nhìn bao quát và chính xác hơn về khái niệm Animation là gì, làm Video Animation mất khoảng thời gian bao lâu? Và đặc biệt hơn có rất nhiều người hay nhầm lẫn giữa “animation” và “motion graphics”, thậm chí còn có người cho rằng chúng là một và hoàn toàn giống nhau. Vậy cách phân biệt motion graphicsanimation là gì? Theo dõi tiếp bài viết ở dưới đây để được 123job bật mí nhé!

I. Animation là gì?

Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu Animation là gì? Hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì Animation chính là hoạt hình. Gắn vào phạm trù nghề nghiệp mà chúng ta đang quan tâm đến thì Animation chính xác là để chỉ nghệ thuật biểu diễn hoạt hình, hình ảnh thường xuyên xuất hiện phổ biến trong những bộ phim hoạt hình, trong các chương trình quảng cáo hay trong các trò chơi điện tử… Người làm việc trong lĩnh vực Animation thường được gọi là Animator.

Animation là gì?

Animation là gì?

II. Khi nào nên sử dụng video animation?

a. Trong các sự kiện, hội thảo

Thay vì những bài thuyết trình dài và rất khó để có thể diễn đạt, Video Animation sẽ trở thành một hạng mục ấn tượng trong các sự kiện ra mắt sản phẩm, nhằm giúp tăng độ thích thú trong khán phòng với âm thanh và những hình ảnh vô cùng hấp dẫn.

b. Sử dụng trên website, các trang mạng xã hội

Đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ quá phức tạp, người xem thường sẽ có xu hướng tìm hiểu thông tin trước ở trên internet trước khi chọn mua sản phẩm. Video animation chắc chắn sẽ là một content marketing rất hấp dẫn và tạo được ấn tượng lớn ở trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, instagram….

c. Cửa hàng, showroom, hội chợ

Một video animation đóng vai trò như một nhân viên tiếp thị, bởi trong các video đó, những thông tin về dịch vụ, cách sử dụng sản phẩm đều được trình chiếu một cách rõ ràng nhất. Và điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng hơn và cung cấp đầy đủ các tính năng, công dụng của sản phẩm tới khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

Bên cạnh đó, việc phát sóng liên tục những video animation giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp còn giúp khách hàng tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu.

 Khi nào nên sử dụng video animation?

 Khi nào nên sử dụng video animation?

III. Làm Video Animation mất khoảng thời gian bao lâu?

Chắc chắn đây sẽ là câu hỏi mà được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm nhất. Thời gian để cho ra đời 1 video animation chất lượng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và có thể điều chỉnh phù hợp tùy vào từng dự án, tuy nhiên quy trình vẫn sẽ được thực hiện một cách chuyên nghiệp và đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Nhìn chung, thời gian để làm Video Animation sẽ diễn ra trong khoảng 4 tuần, cụ thể:

  • Tuần 1: Nhận Brief và chuẩn bị làm kịch bản.
  • Tuần 2: Xây dựng bối cảnh, nhân vật
  • Tuần 3: Animation và dựng phim
  • Tuần 4: Phản hồi của khách hàng về bản dựng và hoàn thiện việc làm Video Animation.

IV. Những điều thú vị trong nghề Animation là gì?

1. Animation tạo ra bằng cách nào?

Animation được các Animator tạo ra bằng cách thay đổi những nội dung của các khung ảnh liên tiếp nhau, những nhân vật có thể di chuyển qua các bối cảnh khác nhau, được thay đổi kích thước và màu sắc…

Để tạo nên một đối tượng Animation chuyển động liên tiếp thì có 2 cách chính như:

  • Frame by frame: Tạo ảnh cho mỗi khung chuyển động
  • Tweened animation: Chỉ cần tạo ảnh cho khung bắt đầu và khung kết thúc, Flash sẽ tạo thêm nhiều khung ảnh ở giữa khoảng này (thay đổi các thuộc tính ảnh, màu sắc, kích thước…).

Những điều thú vị trong nghề Animation là gì?

Những điều thú vị trong nghề Animation là gì?

2. Nhiệm vụ của người làm Animation

Các Animator thường sẽ thường xuyên làm việc với các bản vẽ, các phần mềm chuyên dụng, hay các mô hình con rối theo từng giai đoạn khác nhau, sau đó tiến hành trình chiếu hình ảnh với tốc độ cao tạo cho người xem cảm giác nhân vật đang chuyển động thật.

Về thời gian làm việc, đại đa số các Animator thường thích làm việc một cách tự do để tạo được nhiều cảm hứng mới, không bó buộc về vấn đề thời gian. Để trở thành một Animator chuyên nghiệp bạn cần phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng như: Kỹ năng vẽ giỏi, thành thạo IT, quan sát tốt, có khả năng sáng tạo, tập trung cao trong một khoảng thời gian dài… 

3. Các phương pháp thực hiện trong nghề Animation là gì?

a. Vẽ Animation 2D bằng máy tính

Phương pháp làm video animation bằng máy tính giúp rút ngắn được khá nhiều thời gian thao tác cho một sản phẩm đồ họa. Các Animator sẽ sử dụng những phần mềm vẽ đồ họa chuyên dụng để tạo hình nhân vật, vẽ phong cảnh và lồng nhạc nền vào cho phim.

b. Stop frame hoặc Stop motion

Stop frame hay Stop motion được biết đến là một kỹ thuật sử dụng mô hình, con rối hoặc các đối tượng 3D để chụp lại quá trình chuyển động của các nhân vật và đưa vào khung ảnh. Khi các khung ảnh liên tục được ráp vào lại với nhau thì tất nhiên sẽ tạo nên một quá trình chuyển động cho nhân vật. Kỹ thuật này đã ra đời từ rất lâu, từ khi công nghệ làm phim xuất hiện, dù đã trải qua quãng thời gian khá dài nhưng đến nay Stop frame – Stop motion vẫn được các nhà làm phim yêu thích và lựa chọn hàng đầu vào quá trình làm phim bởi những hiệu ứng đặc biệt mang lại.

c. Vẽ đồ họa 3D

Các phương pháp thực hiện trong nghề Animation là gì?

Các phương pháp thực hiện trong nghề Animation là gì?

Ngày nay, với sự phát triển của mạnh mẽ công nghệ, phương pháp vẽ đồ họa 3D ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn, đặc biệt được sử dụng nhiều trong hoạt động thiết kế game, làm phim hoạt hình… Đồ họa 3D là kỹ thuật vẽ minh họa các nhân vật trong không gian 3 chiều được tạo ra bởi phần mềm máy tính. Nhân vật sẽ chuyển động trong không gian có chiều sâu, khiến cho người xem cảm thấy thực tế hơn.

d. Vẽ Animation 2D bằng tay

Là phương pháp vẽ tay một loạt các hình ảnh liên tiếp – thể hiện các giai đoạn chuyển động có trong phim hoạt hình. Các hình ảnh vẽ tay này sẽ được đưa vào máy tính để xử lý lại, hình vẽ sẽ có thêm màu sắc hơn, các tấm lớp phim sẽ tạo phong cảnh nền cho ảnh . Khi hình ảnh được trình chiếu với một tốc độ cao thì sẽ khiến cho người xem có có cảm giác nhân vật như đang chuyển động thật.

V. Phân biệt giữa animation và motion graphics

Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu về 2 khái niệm animation là gì và motion graphics là gì?

  • Animation là gì? Animation là một thuật ngữ mang tính rộng hơn motion graphics. Lịch sử hình thành và phát triển của animation là gì có từ cách đây hơn 100 năm trước.
  • Motion graphics là loại hình đồ họa khiến cho bản thiết kế trở nên sống động hơn, thông qua những chuyển động rất cơ bản mà không cần phải quá lo lắng, tốn nhiều thời gian trong việc gắn những dịch chuyển ấy với một câu chuyện có nội dung cụ thể.

Điểm khác nhau giữa motion graphics và animation là gì?

Điểm khác nhau giữa motion graphics và animation là gì?

Điểm nổi bật nhất để phân biệt Animation là gì và Motion Graphics là nhìn qua những câu chuyện mà chúng hướng tới:

  • Linh hồn của Animation là câu chuyện và nhân vật, qua hành động của nhân vật để truyền tải 1 câu chuyện, thông điệp và một ý nghĩa nhất định. Nó có thể là một đoạn hoạt hình ngắn nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa, hay một bộ phim như của Disney hay Ghibli, hoặc thậm chí là ở trong game.
  • Motion Graphics thiên về hiệu ứng chuyển động nhiều hơn là thiên về nhân vật như ở Animation, không có nhân vật bạn vẫn kể được câu chuyện của riêng mình bằng yếu tố hình ảnh đồ hoạ. Bạn sẽ dễ dàng thấy Motion Graphics xuất hiện ở khắp mọi nơi, ngay ở trong những chương trình TV mà bạn hay xem thường ngày.

VI. Kết luận

Như vậy thông qua bài viết trên, khái niệm Animation là gì không còn quá xa lạ và mới mẻ với đại đa số người đọc nữa. Giúp người đọc hiểu hơn về Animation là gì, những thú vị trong nghề Animation là gì là mục đích lớn nhất mà 123job muốn gửi gắm thông qua bài viết này. 123job cảm ơn vì bạn đã dành thời gian quý báu để theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi nhé!