Tư duy lạc hậu, pháp lý của hệ sinh thái không rõ ràng, thiếu startup tiên phong...là những khó khăn cản bước startup Việt mở rộng quy mô thị trường. Khi bạn đã quyết định startup, chắc chắn bạn sẽ phải chấp nhận những khó khăn đó.

Tư duy lạc hậu, pháp lý của hệ sinh thái không rõ ràng, thiếu startup tiên phong...là những khó khăn cản bước startup Việt mở rộng quy mô thị trường. Khi bạn đã quyết định startup, lập doanh nghiệp riêng, chắc chắn bạn sẽ phải chấp nhận những khó khăn cũng như thử thách.

Bởi vì kinh doanh là một quá trình gian truân bao gồm nhiều nhiều quy trình và giai đoạn khó khăn. Nên không phải ai cũng có thể làm chủ được nó ngay từ những bước đầu startup. Vậy muốn thành công trên con đường khởi nghiệp, giảm thiểu rủi ro, bạn phải có tư duy kiên cường bất chấp mọi khó khăn. Đồng thời sử dụng là những bài học kinh nghiệm kinh doanh rút ra từ chính trải nghiệm kinh doanh thực tế của các doanh nhân trên thế giới để vựơt qua trắc trở.

Khi có tư duy khởi nghiệp, các startup phải nắm được những khó khăn phải đối mặt khi muốn tiến xa cũng như mở rộng môi trường làm việc. Trong bài viết này, 123job.vnsẽ chia sẻ đến bạn đọc những điều này. 

1. Lối mòn tư duy khởi nghiệp "gia công"

khó khăn Khó khăn trong tư duy

Khó khăn đầu tiên phải kể đến là tư duy khởi nghiệp, các startup ở Việt Nam thường ít hướng đến những ý tưởng, tư duy sáng tạo mang tính đột phá và cách mạng. Họ chủ yếu mới dừng ở mức độ tìm kiếm và học hỏi những mô hình kinh doanh đã thành công trên thị trường trong và ngoài nước xong "địa phương hóa" lại để thực hiện.

Một mô hình khởi nghiệp như vậy sẽ rất khó khăn để chuyển hóa thành một startup thành công vì quy mô thị trường của bạn không đủ cạnh tranh với các tập đoàn lớn. Cách tốt nhất đối với các startup là nhanh chóng tính có kế hoạch mở rộng ra thị trường khu vực.

Trong thực tế nhiều doanh nhân khởi nghiệp sẽ nghĩ đến mở rộng hệ sinh thái ra khu vực Đông Nam Á trước tiên là các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore...Một số khác sẽ nghĩ đến các thị trường khó khăn hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc để thử thách bản thân. 

​​​​​​​2. Pháp lý cho hệ sinh thái khởi nghiệp chưa thực sự rõ ràng

Khó khăn về mặt pháp lýKhó khăn về mặt pháp lý

Nhiều nhà đầu tư hiện nay thường có xu hướng yêu cầu các startup có tiềm năng hay ít nhất là các mô hình kinh doanh mà nhà đầu tư để mắt tới phải thành lập thêm công ty ở Singapore hoặc Hong Kong (Trung Quốc). 

Những khó khăn về sự thiếu hụt của nguồn quỹ đầu tư mạo hiểm trên thị trường quốc tế trong quá trình mở rộng kinh doanh là một trong những vấn đề trọng tâm cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. 

Bên cạnh đó việc Việt Nam vẫn chưa có những ban hành về quy định pháp lý rõ ràng dành riêng cho từng hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế sẽ là một khó khăn lớn khiến các startup bị thoái vốn đối mặt nhiều rủi ro, gây nên nhưng tâm lý e ngại cho đối tác và nhà đầu tư.

Ngoài ra nhiều nguồn quỹ đầu tư trong nước cũng đang mang tâm lý "mặc kệ lời lỗ" mà chưa nhập cuộc để giải quyết khó khăn này. Họ vẫn mang tư thế và tinh thần của một nhà đầu tư đầy mạo hiểm hoặc chỉ rót vốn nhỏ giọt. 

Hiện nay nguồn tiền đầu tư quốc tế vẫn chủ yếu "quá cảnh" ở Singapore và gần như các doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam đều thường xuyên phải bay đi bay lại giữa hai quốc gia để ký kết các hợp đồng nhận vốn đầu tư.

Có nhiều quan điểm cho rằng một trong những điều kiện để khởi nghiệp lý tưởng ở Việt Nam là vì mức lương dành cho đội ngũ nhân lực trong các ngành kỹ thuật, và ngành IT ở đây thấp hơn nhiều so với San Francisco hay các thành phố trong khu vực lân cận là quan điểm không hoàn toàn chính xác.

Bởi khi đội ngũ nhân lực rẻ nhiều khả năng không thể đảm bảo sẽ xây dựng được nên những mô hình kinh doanh với trị giá hàng tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên một điểm cộng cho nguồn nhân lực rẻ không đủ "cân" các yếu tố như năng suất, hiệu quả làm việc, là số năm kinh nghiệm tích lũy và khả năng ngoại ngữ của các nhân lực Việt.

Ngoài ra, trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã đang không tạo đủ động lực, thử thách cũng như chưa, truyền đủ cảm hứng sáng tạo đến cho những nhân viên kĩ thuật, những người phát triển phần mềm và những nhân viên kinh doanh.

Hiện nay vẫn chưa có nhiều các công ty khởi nghiệp, các tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam có đủ năng lực để đào tạo, nuôi dưỡng tốt và giữ chân được đội ngũ kỹ thuật. Đó là khó khăn rất lớn cho các startup. Bởi nhiều người trong số đó thường sẽ có khả năng rời khỏi Việt Nam trong tương lai để tìm đến với các môi trường làm việc mới chuyên nghiệp hơn. Đó là nơi có nhiều điều kiện phát triển trình độ chuyên môn cũng như có thể trả cho họ mức lương tốt hơn.

3. Thiếu startup tiên phong trên chặng đường quốc tế hóa

Khó khăn vì không có người chỉ dẫnKhó khăn vì không có người chỉ dẫn

Yếu tố gây khó khăn và trở ngại trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam là tình trạng thiếu startup tiên phong trên chặng đường quốc tế hóa. Việc mở rộng quy mô thị trường sang các quốc gia khác đồng nghĩa với việc đối mặt bạn phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn, thử thách. Từ các vấn đề về giao tiếp, văn hóa đến khả năng phân tích, nghiên cứu thị trường, những khó khăn khách quan như khoảng cách địa lý, không gian và thời gian…mà một startup khi muốn mở rộng kinh doanh nhưng không có sự chuẩn bị kỹ càng trước đó thì chắc chắn sẽ không thể thực hiện nổi.

Điều này là khó khăn lớn, nó đã vượt quá khả năng cho phép của một startup cho dù sự chuẩn bị có tốt và kĩ càng đến đâu.  Bởi vì khi tiến xa ra thị trường quốc tế nó đã không nằm còn ở giới hạn chỉ phụ thuộc vào năng lực của bản thân mà nó đã trở thành một cuộc chơi của tập thể. Các vấn đề về mạng lưới quan hệ, sự hiểu biết thị trường, và sự thông hiểu các luật lệ về khởi nghiệp mang tính khu vực và quốc tế… sẽ là những yếu tố gây khó khăn cho những startup muốn tiến xa ra biển lớn. 

4. Kết luận 

Đứng trước hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam như hiện, sự thiếu liên kết cả chiều ngang lẫn dọc, cả chiều rộng lẫn chiều dài là khó khăn vô cùng lớn cho các startup Việt nói chung và những startup đang có ý định tiến xa ra thị trường quốc tế nói riêng. Các vết đứt gãy này khiến nhiều các startup thường xuyên rơi vào cảnh phải loay hoay một mình, phải tự chiến đấu đơn lẻ, mà không có sự kế thừa, chỉ dẫn các bước đi trên con đường khởi nghiệp từ các startup thành công đi trước.

Có thể nói hiện nay vẫn chưa có bất kì một tấm gương startup nào đã mở rộng được quy mô và chinh phục thành công hơn 15 thị trường, quốc gia khác nhau. Cũng như khó khăn về sự thiếu hụt về đội ngũ cố vấn tư duy khởi nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp đã trưởng thành và thành công ở mặt trận quốc tế để về đào tạo lại cho các thế hệ startup tương lai của đất nước Việt Nam.

Tóm lại, khi có quyết định khởi nghiệp, bạn cần có kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể để khắc phục những khó khăn mặc bạn phải đương đầu nếu muốn thành công. Chúc bạn thành công!