Khởi nghiệp là con đường phát triển sự nghiệp rộng mở, được nhà nước khuyến khích. Nhưng cũng có các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần tránh mà không phải vị doanh nhân nào cũng biết. Để làm rõ vấn đề này hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Khởi nghiệp, kinh doanh là xu hướng mới trong những năm gần đây được nhiều người lựa chọn giúp vừa phát triển tương lai, vừa nâng tầm đất nước. Cũng chính bởi vậy, chính phủ Việt Nam đang tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi giúp nhiều doanh nhân hình thành, xây dựng công ty của mình. Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào cũng được khuyến khích, hỗ trợ và người làm kinh doanh cần nắm chắc thông tin pháp lý này. Nếu bạn vẫn chưa có đủ kiến thức về vấn đề trên, hãy cùng 123job.vn tìm hiều các thông tin xoay quanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần tránh khi khởi nghiệp trong bài viết dưới đây.

I. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện bị cấm

Luật kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật kinh tế

Để đảm bảo nền kinh tế, xã hội luôn diễn ra một cách trong sạch, không trái với pháp luật, đạo đức, văn hóa dân tộc thì chính phủ nước ta đã quy định một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện bị cấm. Cụ thể theo điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 nêu rõ doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Theo đó, tại điều 6 cho biết các ngành nghề bị cấm như sau:

  • Kinh doanh các chất ma túy được quy định ghi tại phụ lục 1.
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định ghi tại phụ lục 2.
  • Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được quy định ghi tại phụ lục 3.
  • Kinh doanh mại dâm.
  • Kinh doanh, hoạt động mua bán về người, cà các bộ phận liên quan đến cơ thể người
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến việc sinh sản vô tính trên cơ thể người.

II. Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định Nhà nước

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động đầu tư kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện được quy định pháp lý trước. Sở dĩ, nước ta xây dựng các điều luật này nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng. Theo đó, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được ghi rõ tại Phụ lục 4 của Luật đầu tư năm 2014.

Ngoài ra, điều kiện ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng được quy định rõ tại các luật, pháp lệnh và nghị định mà nhà nước ban hành kết hợp cùng hiệp ước quốc tế mà Việt Nam hiện là thành viên. Do vậy, bên cạnh hiểu kỹ pháp luật trong nước, người làm kinh doanh cần có kiến thức luật pháp quốc tế. Điều này cũng góp phần tạo điều kiện pháp lý để doanh nghiệp phát triển đầu tư nước ngoài.

Điều kiện kinh doanh ban hành được quy định phù hợp với mục tiêu chung nhằm phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Nó đảm bảo tính công khai, minh bạch và khách quan và được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Lưu ý, các bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về những điều kiện đầu tư được phép kinh kinh doanh. Các thông tin về ngành nghề kinh doanh có điều kiện pháp lýsẽ được Chính phủ công bố và kiểm soát.

III. Điều kiện để được kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện 

Điều kiện để được kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện pháp lý

Điều kiện để được kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện 

Điều kiện để được kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là các yêu cầu từ phía cơ quan có thẩm quyền buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Trong đó, những điều kiệnpháp lý được thể hiện trên giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định cùng các yêu cầu khác kèm theo. Cụ thể, các thông tin về vấn đề này sẽ được 123job.vn chia sể chi tiết ngay dưới đây.

1. Đảm bảo về điều kiện về giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh thường được gọi với cái tên khác là giấy phép con. Nó là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp hay chủ thể được quyền hoạt động kinh doanh tại một số lĩnh vực nhất định trong phạm vi nhất định. Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu nó như một loại giấy tờ pháp lýmang tính thông hàng mà tổ chức hay cá nhân sở hữu nó sẽ được hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.

Đôi khi hồ sơ đăng ký kinh doanh được sử dụng như một cách để nhà nước quản lý, hạn chế đối với những ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện được nêu tại Luật doanh nghiệp 2014 muốn kinh doanh thì bắt buộc phải có giấy tờ này. Điển hình, một số lĩnh vực được nhà nước ta quy định nhiều loại giấy phép là: công thương, giao thông vận tải, nông nghiệp, thông tin và truyền thông.

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Thông thường, điều kiện kinh doanh liên quan đến các vấn đề, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất hoặc con người của đơn vị đó. Nếu chủ thể, tổ chức đã đáp ứng được đầy đủ những điều kiện pháp lý được cơ quan có thẩm yêu cầu dựa trên quy định pháp luật thì sẽ được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp của bạn có đầy đủ điều kiện kinh doanh. Lưu ý, chỉ khi được cấp giấy chứng nhận này, doanh nghiệp mới được phép kinh doanh trong nghề.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là một cách thức để nhà nước kiểm soát được chất lượng và khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng dựa vào nó để tiến hành kinh doanh thuận lợi, lấy được niềm tin của đối tác và khách hàng. Những loại giấy chứng nhận đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện pháp lý phổ biến được sử dụng hiện nay như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, khả năng phòng cháy chữa cháy…

3. Điều kiện về giấy chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề được hiểu là văn bằng cấp cho tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ trình độ, chuyên môn để hoạt hoạt trong một ngành nghề nhất định. Trong đó, đơn vị có quyền và nghĩa vụ cấp chứng chỉ này là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền. Thông thường, với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay thì doanh nghiệp cần có người hoạt động trong lĩnh vực đó đã có chứng chỉ hành nghề.

Ngoài ra, với mỗi ngành nghề khác nhau thì nhà nước cũng có những quy định về số lượng cá nhân có chứng chỉ hành nghề cùng vị trí mà họ đảm nhận trong doanh nghiệp khác nhau. Yêu cầu này giúp đảm bảo chất lượng, khả năng điều phối hoạt động kinh doanh diễn ra đúng theo chủ chương, đường lối phát triển của nhà nước và các điều kiện. Trước khi xin chứng chỉ hành nghề, chủ sở hữu hoặc người chịu trách nhiệm thực hiện công việc này cần chắc chắn rằng doanh nghiệp của mình đã đạt tiêu chuẩn.

Để bạn đọc có thể hiểu rõ ràng hơn, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ minh họa cho vấn đề trên dưới đây:

  • Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh là người phải có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ liên quan đến năng lực về ngành nghề.
  • Có thể là giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh và ít nhất một cán bộ chuyên môn cấp cao theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề và các giấy chứng nhận chuyên môn của lĩnh vực ngành nghề.
  • Đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm, điều kiện cần có không yêu cầu giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên phải có ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ kiến thức chuyên môn.

Nhân viên và giám đốc kinh doanh

Nhân viên và giám đốc kinh doanh thỏa luận về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

4. Điều kiện về vốn pháp định

Điều kiện về vốn pháp định với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là các yêu cầu về vốn pháp định, đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao của doanh nghiệp hoặc các ngành nghề có yêu cầu lớn về cơ sở vật chất. Mục đích của điều kiện này nhằm xác định năng lực hoạt động của doanh nghiệp trong ngành nghề đó và góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể có thực hiện giao dịch với doanh nghiệp đó.

Để bạn đọc dễ hiểu hơn, một ví dụ điển hình và nội dung pháp lý trên được quy định trong luật doanh nghiệp như sau: "Luật kinh doanh bất động sản quy định doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định là 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ 20 tỷ đồng mới được hoạt động lĩnh vực này."

5. Một số điều kiện khác mà ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần đảm bảo

Bên cạnh những thông tin được nêu ở trên, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện bạn còn cần chú ý một số vấn đề pháp lýkhác để được kinh doanh như sau:

  • Cần có văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc.
  • Cần lập dự án và được phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đã đăng ký đầu tư trước khi bắt tay vào thành lập công ty và tiến hành kinh doanh.
  • Nắm rõ các điều kiện mà cá nhân, tổ chức cần đáp ứng để thực hiện đầu tư kinh doanh không cần phải có giấy xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định.

IV. Kết luận

Trên đây là các thông tin cụ thể liên quan đến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện dựa theo quy định được nhà nước ban hành trong luật doanh nghiệp Việt Nam. Mọi cá nhân, tổ chức đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh giúp phát triển bản thân cũng như phát triển đất nước nhưng trước hết vấn cần phải đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật. Hy vọng những điều chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn thực hiện công việc này một cách suôn sẻ hơn.