Bạn có biết kế toán bán hàng là gì hay chưa. Công việc của một kế toán bàn hàng là gì và họ đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Một trong những vị trí vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp chính là kế toán. Họ sẽ là người giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được các vấn đề về kinh tế, về mức lương của nhân viên, về tổng lượng hàng hóa doanh số đã bán ra và số công nợ,... Hiện nay rất nhiều bạn trẻ đang có hứng thú và mong muốn tìm hiểu về công việc kế toán, về những khía cạnh cũng như là công việc của ngành nghề này. Có bạn quan tâm về kế toán tài chính, có bạn quan tâm về kế toán nhân sự, và đặc biệt rất nhiều bạn quan tâm về kế toán bán hầng. Vậy thì kế toán bán hàng là gì, công việc của kế toán bán hàng là gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
I. Kế toán bán hàng là gì ?
Kế toán bán hàng chắc chắn không phải là một khái niệm, nghề nghiệp gì quá xa lạ đối với các bạn học về ngành kế toán nói riêng và cả những bạn học về nền kinh tế nói chung. Kế toán bán hàng ngày nay là một vị trí vô cùng quan trọng trong một bộ máy hoạt động của doanh nghiệp bộ phận này sẽ góp phần đối với những doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ để có thể phát triển và nâng cao năng suất lao động việc làm cũng như là những doanh thu của doanh nghiệp. Trong một môi trường làm việc yêu cầu tính năng động cao và có thể nói là công việc của một kế toán bán hàng đã trở thành một trong những công việc có thể thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhất là đối với những sinh viên vừa mới ra trường hoặc là đang làm quen với ngành kế toán bán hàng
Nếu như bạn muốn hiểu rõ hơn về những việc làm cũng như là tổng quan nhất về công việc của kế toán bán hàng là gì, làm gì thì bạn phải hiểu được hai khái niệm nhỏ: kế toán là như thế nào và bán hàng là như thế nào.
Bạn hiểu kế toán bán hàng là gì ?
Đầu tiên thì về bán hàng Bán hàng được hiểu một cách đơn giản nhất thì có thể là hoạt động tư vấn, giới thiệu và chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa sản phẩm của người bán đến với người mua để đem lại lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp. Theo về một góc độ kinh tế, bán hàng chỉ là một quá trình mà doanh nghiệp sẽ thu về các thành quả trong việc chuyển giao hàng hóa từ vật chất sang hình thái tiền tệ.
Còn đối với kế toán thì có nghĩa là quá trình giá trị hóa đơn và tiến hành thu tiền trong việc chuyển giao tiền tệ đấy. Theo một nghĩa tổng quát nhất thì công việc kế toán bán hàng sẽ là người phải nắm rõ những vai trò và thực hiện các nhiệm vụ cũng như là Thu Ngân, quản lý sổ sách, quản lý các giao dịch lưu trữ có hóa đơn và ghi chép các công việc cũng như là sự công tác nghiệp vụ khác của doanh nghiệp liên quan đến kho bán hàng.
Công việc của kế toán bán hàng đôi khi sẽ được liệt kê chung vào công việc của kế toán tài chính của doanh nghiệp. Chính vì thế chúng tôi sẽ đưa ra một số các điểm khác nhau dưới đây để các bạn có thể phân biệt nhé.
II.Công việc của kế toán
Sau khi các bạn đã hiểu rõ được kế toán bán hàng là gì thì chúng tôi sẽ nói một cách chi tiết về các công việc của một kế toán bán hàng là gì để bạn có thể hiểu hơn về ngành nghề này nhé. Công việc của kế toán bán hàng đôi khi bị nhầm với công việc của kế toán tài chính vì đều có chức danh tên gọi chung là kế toán. Tuy nhiên thì 2 nghiệp vụ này cũng có đôi chỗ khác nhau. Công việc của kế toán bán hàng như sau:
1.Công việc hàng ngày
- Hàng ngày thì một kế toán bán hàng sẽ phải làm các công việc như là
- Thực hiện việc cập nhật giá cả sản phẩm mới và phần mềm quản lý của kế toán doanh nghiệp
- Tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa bán ra
- Theo dõi và thực hiện các việc tính tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng
- Làm báo cáo giá thành của sản phẩm và các hợp đồng cho khách hàng khi mà khách hàng cần
- Ghi nhận các thông tin để có thể làm các loại thẻ ưu đãi cho khách hàng,...
- Nhập các số liệu bán hàng mua vào các phần mềm kế toán của doanh nghiệp Kiểm tra và đối chiếu các số liệu cũng như là mua bán hàng hóa trên phần mềm quản lý của kế toán với số liệu thống kê ở trong kho công và kho nợ Thống kê công nợ và thực hiện các việc đốc thúc công nợ khách hàng
2.Công việc cuối ngày
Công việc cuối ngày của một kế toán bán hàng là
- Mỗi cuối ngày làm việc thì họ phải tiến hành báo cáo và chi tiết kê khai các hóa đơn bán hàng trong ngày
- Tính tổng giá trị hàng hóa đã bán ra cũng nhiều tính thuế gtgt nếu có trong ngày của doanh nghiệp
- Đối chiếu với thủ kho hoặc là kế toán kho về số liệu hàng xuất cũng như là hàng tồn ở trong kho
- Thực hiện các việc tổng hợp số liệu bán hàng số liệu mua hàng và báo cáo quản lý trưởng phòng bộ phận kế toán.
3.Công việc khác
Một số các công việc khác của kế toán có thể kể đến như là
- Thực hiện quản lý các chứng từ, các số sách liên quan đến hoạt động kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp
- Họ phải cập nhật, quản lý thông tin của khách hàng và luôn luôn hỗ trợ công việc cho kế toán tổng hợp khi cần thiết
- Họ phải làm báo cáo định kỳ báo cáo bán hàng hàng tháng, hàng ngày theo yêu cầu của quản lý doanh nghiệp và luôn thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu trong phạm vi nghề nghiệp của mình
III. Một số vấn đề khác của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
1.Nhiệm vụ
Ngoài các công việc trên thì các kế toán cũng có một số các nhiệm vụ khác như là:
- Họ phải nhận các mệnh lệnh trực tiếp từ quản lý, các kế toán trưởng bộ phận bán hàng. Luôn phải có những nhiệm vụ của kế toán bán hàng.
- Đối với trường hợp xuất hóa đơn của khách hàng mà chưa phù hợp thì kế toán bán hàng cần phải có những đề xuất cũng như là có những phương hướng xử lý một cách kịp thời.
- Khi có bất kỳ vướng mắc gì của khách hàng đối với bộ phận kế toán trưởng của doanh nghiệp, các kế toán bán hàng có thể thực hiện các bước đề xuất giải quyết một cách tối ưu nhất với kế toán trưởng của doanh nghiệp.
- Việc thực hiện đề xuất kinh doanh doanh nghiệp có điều chỉnh sửa đổi, thanh toán hủy hóa đơn.
- Các quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự trong tầm kiểm soát và phạm vi nghề nghiệp kế toán tùy thuộc với từng doanh nghiệp, công ty khác nhau.
2. Mức lương
Mức lương của một kế toán doanh nghiệp thì có thể sẽ được phát hoặc là được nhận mức lương tùy vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn hay nhỏ, phân khúc giá thị trường chung của từng nơi, mỗi một công ty làm việc trong lĩnh vực khác nhau và một số các tính chất khác như là kinh nghiệm làm việc của kế toán bán hàng, tính chất công việc của kế toán bán hàng và hiệu quả công việc mà họ đem lại.
Một số vấn đề khác của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
Mỗi người kế toán bán hàng sẽ có mức lương được chi trả khác nhau tùy theo vai trò của họ trong doanh nghiệp cũng như là độ lớn của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu như bạn đang thắc mắc rằng liệu mức lương của kế toán bán hàng mà mình đang muốn được ứng tuyển vào có được chi trả đúng như thị trường hiện nay không thì bạn có thể tham khảo một số góc các mức lương và chúng tôi sẽ đưa ra ở sau đây.
Mức lương của một kế toán bán hàng hiện nay theo thể nhận được từ khoảng 8 cho đến 10 triệu đồng đó là mức lương cơ bản nhất của một kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra nếu như bạn được hưởng mức lương về kế toán trung bình hoặc là được nhận ăn theo tiền hoa hồng khi bán sản phẩm thì mức lương có thể cao hơn nữa một kế toán mà chúng tôi nhận thấy trong khoảng thời gian Hiện nay trên thị trường thì mức lương thị dao động từ khoảng 15 - 20 triệu đồng tùy vào lượng công việc cũng như là tùy vào năng lực làm việc và kinh nghiệm làm việc.
Ngoài ra nếu như bạn làm kế toán bán hàng ở các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp lớn có thể nhận được mức lương lên tới 30 cho tới 40 triệu đồng một tháng. Đương nhiên thì bạn cũng cần phải làm một số lượng công việc nhiều hơn cũng như là phải bị đòi hỏi cao hơn ở các lĩnh vực tiếng anh, tiếng nước ngoài,….Tuy nhiên để được làm việc ở các công ty này bạn phải cố gắng rất nhiều không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải giỏi ở rất nhiều các kỹ năng khác nữa như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tính toán, kỹ năng làm việc nhóm kết hợp với các nhân viên Marketing, nhân viên kinh doanh,… của doanh nghiệp.
IV.Những kiến thức mà kế toán bán hàng cần có
1.Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần không phải là một khái niệm xa lạ đối với những bạn đang học chuyên ngành kế toán, kế toán tài chính đến năm 3 hoặc năm 4 tại các trường đại học tuy nhiên đối với những người không học chuyên ngành kế toán thì nghe đến doanh thu thuần lại thấy khái niệm này rất xa lạ. Vậy sau đây chúng tôi sẽ nói cho các bạn biết doanh thu thuần là gì để các bạn có thể hiểu rõ về nó nhé.
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần hay còn có một tên gọi khác dễ hiểu hơn là doanh thu thực, đó là một khoản doanh thù mà chúng ta đạt được sau khi chúng ta đã trừ đi các khoản thu đã trừ đi các khoản giảm trừ. Doanh thu thuần có nhiều các cách để định nghĩa khác nhau. Các bạn có thể gọi nó là doanh thu trước thuế hoặc là doanh thu, con số chênh lệch sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Chúng ta có thể hiểu chúng với các định nghĩa cơ bản như vậy nhưng nói chung lại thì đây chính là một khoản doanh thu nhận được sau khi đã quyết toán và trừ đi các khoản phí giảm trừ cần thiết.
2. Quy tắc ghi nhận kế toán bán hàng
Trước tiên chúng ta cần biết rằng kết quả bán hàng chính là phần thu lợi nhuận còn lại từ việc bán hàng sau khi mà chúng ta đã trừ đi tất cả chi phí cần thiết.
Để có thể xác định, ghi nhận kế toán bán hàng thì kế toán bán hàng cần phải tính ra số liệu chênh lệch giữa các doanh thu thuần đối với các chi phí khác như là giá vốn bán hàng, chi phí quản lý, chi phí nhân sự, chi phí truyền thông nội bộ, truyền thông đa phương tiện,… đã phát sinh trong một kỳ nhất định để bán sản phẩm, đưa sản phẩm đến với khách hàng.
Quy tắc ghi nhận doanh thu bán hàng bao gồm có 5 điều kiện để có thể ghi nhận doanh thu bán hàng, đó chính là:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao những rủi ro và cả những lợi ích từ sản phẩm, dịch vụ cho người mua, cho khách hàng của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đã không còn có quyền để có thể quản lý hàng hóa giống như chủ sở hữu của hàng hóa đó nữa .
- Doanh nghiệp đã có thể xác định được doanh thu và khá chắc chắn về nó.
- Doanh nghiệp đã có thể thu được lợi ích về kinh tế từ việc bán hàng.
- Doanh nghiệp đã xác định được các loại chi phí có khả năng có thể liên quan đến giao dịch bán hàng của sản phẩm.
3. Các loại chứng từ kế toán được kế toán bán hàng sử dụng
Sau đây là các loại chứng từ mà kế toán bán hàng thường hay sử dụng. Các bạn tham khảo để hiểu hơn về công việc của kế toán bán hàng nhé.
Các loại chứng từ kế toán được kế toán bán hàng sử dụng
4.Trình tự luân chuyển chứng từ – công việc kế toán bán hàng nên biết
Trình tự của việc luân chuyển chứng từ và công văn mà một kế toán bán hàng nên biết như sau:
Sau khi phát sinh một hóa đơn hoặc chứng từ kế toán thì kế toán bán hàng sẽ phải nắm được trình tự luân chuyển chứng từ này để có thể làm việc hiệu quả cao nhất có thể. Để có thể nắm được trình tự các quy tắc này các bạn cần làm theo các bước mà chúng tôi sắp kể ra sau đây:
Khi hợp đồng phát sinh, kế toán bán hàng, không giống kế toán tài chính
- Họ sẽ là người lập hóa đơn bán hàng. Hóa đơn bán hàng sẽ có 3 liên. Liên 1 sẽ lưu trên gốc của quyển hóa đơn. Liên 2 thì sẽ được bàn giao cho khách. Còn liên mà công ty giữ lại thì được gọi là liên 3. Sau khi lập hóa đơn xong sẽ có một số vấn đề phát sinh như sau:
- Nếu như lúc này mà khách hàng nhận nợ thì kế toán bán hàng cần phải lập biên bản giao nhận hàng hóa và biên bản xác nhận nợ. Chứng từ sẽ được lập thành 3 liên. Tuy nhiên, Liên 1 sẽ dùng để kiểm tra khi hàng xuất ra khỏi kho. Liên 2 vẫn được giao cho khách hàng. Còn liên 3 lúc này được lưu lại quyển.
- Nếu như trường hợp khách thanh toán bằng tiền mặt thì lúc này kế toán bán hàng lại cần phải lập phiếu thu. Phiếu thu thì cũng sẽ được lập thành 3 liên. Thủ quỹ sẽ là người giữ 1 liên, ở nơi lập phiếu sẽ giữ 1 liên và cuối cùng thì người nộp tiền sẽ giữ 1 liên. Trên liên thì cần phải có đầy đủ nội dung, chữ ký của giám đốc doanh nghiệp để xác nhận hóa đơn hợp lệ.
- Còn nếu như khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản thì công ty sẽ cần phải thu nhận giấy báo có nội dung xác nhận về khoản tiền thanh toán của khách hàng.
V. Kết luận
Vậy là trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn kế toán bán hàng là gì, công việc của kế toán bán hàng là gì. Các bạn có thể thấy là kế toán bán hàng rất quan trọng và cần thiết đối với một doanh nghiệp đúng không nào. Nếu như bạn có đam mê với ngành kế toán, kế toán tài chính hay kế toán bán hàng thì đừng ngần ngại mà lên 123job.vn để có thể tìm được những công việc kế toán phù hợp nhé.