Hoạt động quản lý nhà nước là yếu tố then chốt để đảm bảo hệ thống nhà nước và xã hội duy trì, phát triển ổn định. Ngành quản lý nhà nước do đó nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư, trong đó có hoạt động đào tạo và thu hút nhân tài cống hiến cho ngành.

Có thể nói, trong những năm gần đây, quản lý nhà nước đã trở thành một ngành học hấp dẫn với cơ hội việc làm rộng mở. Vậy những cơ hội việc làm trong ngành quản lý nhà nước là gì? Chuyên ngành này thích hợp với những ai? Thi tuyển vào chuyên ngành Quản lý nhà nước như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của 123job.vn. 

1. Quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước. 

  • Tính quyền lực thể hiển thông qua cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sử dụng các công cụ quản lý nhà nước (pháp luật, chính sách, quy định, chế tài,…) để điều chỉnh hành vi, quan hệ của cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật, chính sách quốc gia.
  • Quản lý trên mọi mặt đời sống xã hội (từ kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, y tế,…).
  • Được thực hiện bởi các cơ quản tổ chức nhà nước (các bộ, ban, ngành…) với mục đích duy trì an ninh, ổn định, phát triển trong xã hội. 

2. Những ai nên theo học ngành Quản lý nhà nước?

Với những đặc trưng cơ bản trên, ngành quản lý nhà nước đòi hỏi lực đòi hỏi những nhân lực có ý thức tổ chức, kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao. Hơn hết là tinh thần trung với Đảng hiếu với Dân và một tinh thần phụng sự tổ quốc, xã hội cao nhất. 

Dưới đây là những đối tượng phù hợp với ngành học Quản lý nhà nước: 

  • Người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước hay các tổ chức phi chính phủ, công ty nhà nước,... Là những cá nhân hiểu cơ chế quản lý nhà nước, theo học ngành quản lý nhà nước để vươn tới những vị trí cao hơn trong sự nghiệp, cống hiến nhiều hơn cho xã hội. 
  • Người quan tâm tới hoạt động nghiên cứu, khoa học xã hội, đặc biệt là chính sách công cộng, có mong muốn làm việc trong các cơ quan, viện nghiên cứu và quản lý chính sách xã hội. 
  • Người có khát khao đóng góp, xây dựng xã hội thông qua hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc tổ chức phi chính phủ. 
  • Học sinh mới tốt nghiệp hoặc sinh viên đang theo học chuyên ngành khác có mong muốn theo học ngành Quản lý nhà nước và công tác trong các cơ quan Nhà nước. 
  • Tóm lại ngành quản lý nhà nước phù hợp với những ai đã: Hiểu rõ mong muốn, định hướng tương lai của mình: Hiểu về cơ chế quản lý nhà nước và vai trò của hoạt động quản lý trong tổ chức nhà nước hoặc các doanh nghiệp tương tự; Đồng thời có mong muốn đóng góp cho đất nước, xã hội.

Xem thêm: Thông tin chi tiết nhất về ngành quản lý nhà nước về an ninh trật tự

3. Cơ hội việc làm trong ngành Quản lý nhà nước

Sinh viên ngành quản lý nhà nước sau tốt nghiệp có thể công tác tại đơn vị quản lý, kinh tế khác nhau với những vị trí sau: 

  • Công chức, viên chức công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước: phòng ban, trung tâm, cơ quan sự nghiệp các cấp….
  • Nhân viên hành chính, quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước hoặc tổ chức kinh tế, xã hội khác (tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân…). 
  • Cán bộ nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội, khoa học hành chính, chính sách công, khoa học quản lý tại cơ quan nghiên cứu, viện hay cơ quan tham mưu về chiến lược, chính sách quản lý Nhà nước. 
  • Giảng viên đảm nhiệm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo nhân sự ngành Quản lý nhà nước.
  • Những vị trí việc làm thuộc cơ quan, tổ chức nhà nước có tính ổn định và lộ trình phát triển rõ ràng. Với chính sách cải cách tiền lương mới nhất, lương công chức, viên chức hiện nay có nhiều tiến bộ tích cực. Mức lương cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí, trách nhiệm đi kèm của từng cá nhân. Mốc lương trung bình cho nhân sự công tác trong ngành quản lý nhà nước sẽ dao động từ 8 - 20tr/tháng.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội việc làm trên là những cạnh tranh, thách thức trong ngành, bao gồm: 

  • Cạnh tranh gay gắt với những vị trí trong bộ máy nhà nước. Đặc biệt, bạn sẽ cần tham gia kì thi công chức, đánh giá kiến thức, kỹ năng toàn diện. Tóm lại, để có được vị trí công việc tốt, bạn cần trang bị nhiều kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chắc chắn và kỹ năng cần thiết. 
  • Quá trình phát triển, hội nhập, nhân sự trong ngành phải liên tục nâng cấp kiến thức, kỹ năng chuyên môn và quản lý của mình để thích ứng và phát triển hơn trong bối cảnh hiện tại. 
  • Áp lực từ khối lượng, tính chất công việc yêu cầu kỷ luật, thống nhất của tổ chức là vấn đề bạn sẽ cần đối mặt khi công tác tại các tổ chức nhà nước. 

4. Sinh viên ngành Quản lý nhà nước được học gì?

Chương trình đào tạo ngành quản lý nhà nước sẽ được tùy chỉnh theo thế mạnh của mỗi cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, khung kiến thức chung trong ngành sẽ có những kiến thức quan trọng sau đây: 

  • Khoa học chính trị: Gồm những môn học lý luận chính trị như Triết học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương… nhằm tạo nên nền tảng chính trị vững vàng trong người học. 
  • Kinh tế học: Cung cấp cho người học kiến thức, tư duy tổng quan về cách vận hành của nền kinh tế vĩ mô, vi mô và vai trò của nhà nước trong quản lý, điều tiết nền kinh tế. 
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học, các nhóm ngành khoa học xã hội cung cấp người học phương pháp tiếp cận và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, phù hợp. 
  • Luật học: Hệ thống pháp luật liên quan trực tiếp tới chuyên môn quản lý nhà nước, cách thức áp dụng và triển khai quy định pháp luật phù hợp. 
  • Quản lý: Quản lý kinh tế, quản lý xã hội, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, hoạch định và phân tích chính sách công… cung cấp người học tư duy, kiến thức cần thiết về hoạt động quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng.
  • Chính sách công: Hệ thống các chiến lược, chính sách, quy định của Nhà nước, Chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, môi trường…
  • Ngoài kiến thức chuyên môn, người học ngành quản lý nhà nước cũng được trang bị những kỹ năng cần thiết như: Giao tiếp, tiếng Anh, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm. Qua đó giúp học viên có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để công tác cơ quan quản lý nhà nước, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. 

5. Thi tuyển ngành Quản lý nhà nước

5.1. Các chuyên ngành đào tạo Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước được phân chia thành nhiều hoạt động, khía cạnh khác nhau. Vì vậy, bạn vẫn có thể lựa chọn theo học chuyên ngành khác mà vẫn đảm bảo có được kiến thức chuyên môn phù hợp khi công tác tại các đơn vị hành chính nhà nước. Dưới đây là những phân ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước: 

5.2. Những phương thức xét tuyển đại học ngành Quản lý nhà nước

Tuyển sinh ngành quản lý nhà nước tại các trường Đại học hiện nay áp dụng 3 phương thức chính sau đây: 

  • Điểm thi tốt nghiệp THPT với điểm của tổ hợp môn theo quy định xét duyệt của từng trường.
  • Xét tuyển kết hợp: Giữa điểm trung bình học tập năm học 10, 11, 12 với chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEIC…) hoặc giải học sinh giỏi.
  • Điểm thi đánh giá năng lực (Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia…)

Với phương thức xét tuyển qua kết quả thi THPT quốc gia, dưới đây là những tổ hợp thường được sử dụng để xét tuyển sinh viên thuộc khối ngành quản lý nhà nước: 

  • Khối A: A00: Toán + Lý + Hóa; A01: Toán + Lý + Anh; A09: Toán + Địa + GDCD
  • Khối C: C00: Văn + Sử + Địa; C03: Văn + Toán + Sử
  • Khối D: D01: Anh + Toán + Văn, D09: Toán + Anh Sử

5.3. Điểm chuẩn và Trường đào tạo ngành Quản lý nhà nước uy tín 

Học viện Hành chính Quốc gia là cơ sở đào tạo khối ngành quản lý nhà nước uy tín và chất lượng bậc nhất trong cả nước. Học viện là nơi đi đầu về công tác đào tạo, là cơ sở đại học trọng điểm về quản lý công. Dưới đây là điểm chuẩn năm 2024 của Học viện Hành chính Quốc gia: 

Phân hiệu Hà Nội:

quản lý nhà nước

quản lý nhà nước

Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Hồ Chí Minh: 

quản lý nhà nước

Ngoài Học viện Hành chính Quốc gia, bạn có thể theo học khối ngành Quản lý nhà nước tại: 

quản lý nhà nước

Kết luận

Trên đây là tổng hợp thông tin về khối ngành quản lý nhà nước. Đây là khối ngành có vai trò quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của xã hội, đất nước. Đó là lý do đào tạo nhân sự ngành quản lý nhà nước được chú trọng hơn trong những năm gần đây. Hy vọng nội dung trên giúp bạn đọc hiểu hơn về đặc điểm, cơ hội - thách thức trong ngành quản lý nhà nước và những cơ sở đào tạo nhân sự quản lý nhà nước chất lượng hiện nay.