QA là gì? Công việc, mức lương của nó như thế nào là mối quan tâm của nhiều người bởi đây là ngành nghề hot nhất hiện nay. Bạn muốn trở thành nhân viên QA? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về công việc QA và có được định hướng chuẩn cho sự nghiệp của mình

I. QA là gì?

QA là gì? Qa là (viết tắt của Quality Assurance) nghĩa là đảm bảo chất lượng. Nhân viên QA là người đảm nhận nhiệm vụ xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và giám sát, đo lường việc thực hiện các chuẩn mực chất lượng đề ra. Công việc này được thực hiện trong mọi giai đoạn sản xuất, từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế,… cho đến khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng và bán hàng, tiêu thụ trên thị trường, chăm sóc khách hàng.

QA-la-gi

QA là gì?

II. Công việc của nhân viên QA

- Thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (Ví dụ: hệ thống ISO 9001, tiêu chuẩn ASME,...) cho doanh nghiệp, bao gồm: sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng, các quy trình – hướng dẫn công việc cụ thể, các biểu mẫu quản lý chất lượng.
- Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng của công ty hằng năm.
- Tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất, cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới và nâng cấp hệ thống kiểm tra của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
- Phối hợp với bộ phận QC để giám sát các công đoạn kiểm định chất lượng.
- Phối hợp với bộ phận sản xuất để giới thiệu sản phẩm khi khách hàng tìm hiểu công ty.
- Đánh giá các nhà thầu, nhà cung cấp đang thực hiện các dự án của công ty.
- Quản lý hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình.
- Tham gia đề xuất các phương án nhằm nâng cao bộ máy kiểm định chất lượng của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ huấn luyện, đào tạo các bộ phận liên quan về cách áp dụng những hệ thống và tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

QA-la-gi

Công việc của nhân viên QA

III. Nhiệm vụ của nhân viên QA:

- Đề xuất, đưa ra quy trình phát triển sản phẩm của công ty.
- Đưa ra những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng các sản phẩm đầu ra đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Giám sát việc thực hiện các quy chuẩn của các bộ phận liên quan xem có đúng như yêu cầu của bộ phận QA đưa ra hay không.
- Đôn đốc đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng.
- Điều chỉnh, thay đổi quy định phù hợp với những sản phẩm đang sản xuất thực tế.

IV. Những kỹ năng cần thiết của nhân viên QA

1. Tính tỉ mỉ

Kỹ năng quan sát là yếu tố quan trọng nhất của nhân viên QA. Ngoài khả năng quan sát tổng thể quy trình để kiểm soát chất lượng, nhân viên QA còn cần sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Chỉ cần một lỗi kỹ thuật hoặc sai sót nhỏ cũng có thể làm hỏng cả quy trình sản xuất. Chính vì vậy, họ cần tập trung vào từng chi tiết nhỏ nhất để tránh bỏ sót những lỗi kỹ thuật.

2. Lòng kiên nhẫn

Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ là biểu hiện của một người có lòng kiên nhẫn. Đặc biệt là với một nhân viên QA thì đây là điều không thể thiếu được. Để trở thành một nhân viên QA giỏi thì bạn cần kiên nhẫn trong mọi trường hợp. Việc bạn vội vã thông qua một công đoạn nào đó mà chưa kiểm tra kỹ lưỡng có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của cả một tập thể.

3. Kỹ năng giao tiếp tốt

Những tiêu chí trong “tiêu chuẩn quản lý chất lượng” thường khá chuyên sâu và trừu tượng, không phải ai nghe cũng hiểu được. Chính vì vậy mà nhân viên QA đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt những yêu cầu kỹ thuật tới các bộ phận có liên quan và giải thích được các bước mô tả của dự án.

4. Ham học hỏi

Những phần mềm quản lý và kiểm tra đều là thiết bị công nghệ, mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một nhân viên QA cần theo kịp những xu hướng công nghệ hiện đại nhất để không bị lạc hậu. Khi bạn càng biết nhiều về công nghệ kiểm soát chất lượng thì giá trị của bạn trong công ty ngày càng được nâng lên.

5. Quản lý thời gian

Công việc của nhân viên QA là kiểm soát chất lượng ở tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất. Không phải thời gian kiểm tra ở khâu nào cũng là như nhau, có khâu chỉ mất vài phút nhưng cũng có khâu mất vài ngày vẫn chưa hoàn thành được. Việc sắp xếp mức độ ưu tiên của công việc và quản lý thời gian cá nhân đòi hỏi nhân viên QA phải tự cân đối hiệu quả. Nếu không, bạn rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực vì khối lượng công việc phải giải quyết.

6. Biết thừa nhận lỗi sai của mình

Trong quá trình kiểm soát chất lượng, có thể bạn sẽ mắc sai lầm khi không phát hiện ra lỗi kỹ thuật ở một công đoạn nào đó trong quy trình sản xuất dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Bạn phải giả sử khi tình huống này xảy ra thì bạn sẽ làm gì? Bạn nên học cách chấp nhận sai sót và nỗ lực tìm ra giải pháp khắc phục hậu quả. Con người ai cũng có lúc mắc sai lầm, hãy coi đó là một bài học kinh nghiệm để đừng bao giờ tái phạm.

QA-la-gi

Kỹ năng của nhân viên QA

V. Phân biệt QC và QA

Khi nhắc tới QC và QA trong quy trình sản xuất, nhiều người sẽ có những suy nghĩ nhầm lẫn về vai trò của hai bộ phận này. Tuy cả hai vị trí đều làm về “Quản lý chất lượng” nhưng tính chất và mô tả công việc lại hoàn toàn khác nhau. Đây là hai lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan nhưng lại tách biệt với nhau.
Theo cuốn sách "Project management techniques" (2007):
- QA (Quality Assurance) là quá trình có tính hệ thống trong đó xác định, lập kế hoạch, thực hiện và xem xét lại các quy trình quản lý trong một công ty, với mục đích đảm bảo rằng sản phẩm do công ty sản xuất ra sẽ phù hợp với yêu cầu chung. QA mang tính vĩ mô, nó cho thấy hệ thống quản lý chất lượng của một công ty có thể ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra đối với các sản phẩm trong công ty như thế nào.
- QC (Quality Control) là quá trình được các công ty thực hiện nhằm xác nhận là sản phẩm sẽ đạt yêu cầu đã định trong hợp đồng, phương pháp chế tạo và yêu cầu kỹ thuật. QC mang tính vi mô, liên quan đến từng loại sản phẩm riêng biệt.

QA-la-gi

QA và QC có giống nhau không?

VI. Những khó khăn của nhân viên QA

1. Thay đổi cách thức và phương pháp làm việc cũ

Khi nhu cầu của thị trường thay đổi, khách hàng cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm. Việc thay đổi hệ thống quản lý chất lượng cần phải có thời gian để có thể thay đổi toàn diện chứ không thể thay đổi ngay lập tức được do thói quen sản xuất kinh doanh đã hình thành và hoạt động trong một thời gian dài. 

2. Chuẩn hóa và văn bản hóa hệ thống chất lượng

Các tiêu chuẩn chất lượng mới nhất hiện nay yêu cầu viết thành văn bản và tuân thủ một cách nhất quán. Nhân viên QA phải thường xuyên ghi chép, lập hồ sơ nghiêm túc, chặt chẽ trong từng công đoạn. Việc quá khắt khe về mặt thủ tục, giấy tờ có thể khiến cho hiệu quả công việc kém đi.

3. Hiểu biết và định hướng và tiêu chuẩn chất lượng

Bộ phận QA không chỉ ra lệnh, chỉ đạo thực hiện và còn phải cùng trực tiếp tham gia cùng các bộ phận có liên quan trong quá trình sản xuất. Để làm được điều này, nhân viên QA phải có kiến thức sâu và nắm vững chuyên môn để định hướng đúng đắn trong mọi công đoạn.

4. Không được phép mắc sai lầm

Đây là điều mà bất kỳ một nhân viên QA nào cũng tâm nhiệm trong đầu. Nhưng đã là con người thì làm sao có thể tránh được tất cả mọi sai lầm. Điều này khiến cho nhiều QA gặp phải áp lực rất lớn trong công việc.

QA-la-gi

Những khó khăn của nhân viên QA

VII. Mức lương và cơ hội phát triển của nhân viên QA

Theo khảo sát của 123job.vn, mức lương của nhân viên QC hiện nay dao động từ 5 đến 22,5 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Ngoài mức lương cơ bản này, nhân viên QC còn được hưởng đầy đủ những chế độ đãi ngộ của công ty, thưởng sáng kiến, thưởng hiệu quả công việc,... 

Khi trở thành một nhân viên QA giỏi, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến rất rộng mở. Bạn có thể được bổ nhiệm lên trưởng bộ phận QA. Một trưởng bộ phận QA tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc và có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc sẽ được thăng chức lên Quản đốc nhà máy, phân xưởng,...

QA-la-gi

Có người đã từng so sánh nhân viên QA giống như chiến sĩ công an đang chấp hành nhiệm vụ bảo đảm cho mọi người tuân thủ theo pháp luật. Tương tự như vậy, sứ mệnh của nhân viên QA là giám sát, bảo đảm cho các bộ phận có liên quan tuân thủ theo đúng quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra và mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Do đó, QA là một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp.

VIII. Mẹo viết CV cho nhân viên QA

Cũng như rất nhiều ngành nghề khác, điều quan trọng nhất khi viết CV xin việc cho nhân viên QA đầu tiên là phải đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng nêu trong bản mô tả công việc. Trong trường hợp bạn có kinh nghiệm và những kỹ năng liên quan thì hãy sử dụng chính những từ ngữ mà họ đã sử dụng để mô tả về công việc này, hãy tận dụng hết mức có thể những kỹ năng mà bạn có liên quan đến nghề này để đem vào trong CV.

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên của mình phải có những kỹ năng như đã nêu phía trên. Đây phần lớn là những tố chất của mỗi người và ít được đào tạo qua trường lớp. Vì vậy, kể cả khi bạn không có bằng cấp vượt trội nhưng có đủ những kỹ năng nêu trên, bạn có thể hoàn toàn tự tin ứng tuyển vị trí nhân viên QA trong ngành may mặc, xây dựng,...

IX. Kết luận

Nếu bạn ham thích học hỏi nhiều lĩnh vực khác nhau về phần mềm, thích tìm tòi để phát hiện ra lỗi cũng như các cải tiến cần có để có một sản phẩm tốt hơn cho người dùng, tôi nghĩ bạn thích hợp để trở thành một QA. Và với những thông tin trong bài viết của 123job chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp các bạn hiểu được QA là gì? Cũng như những điều cần biết liên quan đến QA để bạn có cái nhìn tổng quan hơn đối với nghề QA này. Đặc biệt, cung cấp một cách đầy đủ nhất để các ứng viên đang tìm việc làm QA biết mình cần phải làm gì khi đảm nhận các vị trí công việc này, cơ hội của mình và thách thức của mình ra sao?