Quan hệ công chúng (Pr) vốn được coi là một trong số những ngành "hot" nhất và có thu nhập đáng kể hiện nay. Vậy thế nào là Pr? Để làm tốt được công việc này, bạn cần phải sở hữu những yếu tố phẩm chất nào?

Để trả lời cho câu hỏi ngành quan hệ công chúng là gì, ta cần phải hiểu về bản chất của nó. Quan hệ công chúng là ngành thuộc sâu về lĩnh vực khoa học xã hội, nhằm phân tích tổng hợp những xu hướng phát triển, dự đoán kết quả, tư vấn, hướng dẫn, đề ra kế hoạch tham mưu cho các nhà lãnh đạo của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và trên cơ sở đó thực hiện các chương trình đã được lập kế hoạch để phục vụ cho tất cả các quyền lợi của tổ chức, xã hội.

I. Tìm hiểu chung nhất về ngành quan hệ công chúng 

1. Ngành quan hệ công chúng là gì?

Ngành Quan hệ công chúng (tiếng Anh là Public Relations, gọi tắt dưới cái tên PR) là ngành chuyên môn trong việc đào tạo sinh viên về những kế hoạch tạo lập, duy trì và từ đó phát triển mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức, công ty với toàn thể công chúng. 

Vậy vai trò của ngành quan hệ công chúng là gì? Sứ mệnh quan trọng nhất của ngành này là hướng tới việc tạo dựng sự hiểu biết và tinh thần ủng hộ của công chúng đối với toàn thể thương hiệu, tổ chức, công ty, doanh nghiệp đó.

2. Ngành Quan hệ công chúng học những gì?

Học trong môi trường của ngành Quan hệ công chúng, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành thực sự vững vàng trong lĩnh vựcPRnhư: vị trí, vai trò của Quan hệ công chúng trong từng loại tổ chức, doanh nghiệp, các hình thái của việc làm quan hệ công chúng, và hơn nữa là hiểu biết sâu về nhiệm vụ của PR trong từng lĩnh vực cụ thể của xã hội. 

Bên cạnh đó, người học còn có cơ hội được tìm hiểu thêm về các loại hình báo chí khác ví dụ như báo nói, báo hình, báo in, báo mạng… bên cạnh đó biết được quy trình sáng tạo tác phẩm truyền thông phục vụ cho nghề PR. Từ đó, sinh viên sẽ tăng khả năng tư duy, tương tác trong các hoạt động báo chí, truyền thông ngay khi ra trường.

3. Mức lương ngành Quan hệ công chúng

Mức lương trung bình cho một nhân viên học tập trong ngành Quan hệ công chúng thuộc top cao so khá nhiều các ngành khác, khởi điểm ở mức từ 7-15 triệu/tháng, thậm chí là lên tới hàng nghìn USD tùy vào những khả năng và kinh nghiệm mà mỗi người có được. Cụ thể như sau:

  • Đối với nhân viên chưa có thật nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty, doanh nghiệp thì mức lương dao động trung bình từ 250 – 500 USD (tương đương khoảng từ 5.5 - 10 triệu VNĐ/tháng).
  • Đối với chuyên viên đã có kinh nghiệm 1 - 2 năm trải nghiệm công việc tại các công ty, tập đoàn lớn thường sẽ có thu nhập cao hơn, mức lương sẽ từ 600-1000 USD/tháng (tương đương khoảng 13 - 23 triệu VNĐ/tháng).
  • Đối với quản lý cấp cao đã sở hữu thâm niên lâu năm hay đào tạo tại nước ngoài, sẽ hoàn toàn có thể có mức lương dao động là từ 1000-2500 USD (tương đương khoảng 23 - 55 triệu VNĐ/tháng).

4. Cơ hội việc làm ngành Quan hệ công chúng

Học xong và có nền tảng của ngành Quan hệ công chúng, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm ngay khi ra trường. Bạn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội như: Kinh tế, xã hội, thương mại, giáo dục, y học tại  các cơ quan Nhà nước, chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài. Cụ  thể:

  • Chuyên viên Quan hệ công chúng: Phụ trách công việc quan trọng và đòi hỏi chuyên môn cao như quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức và xúc tiến các sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ, báo chí có nhiệm vụ làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế.
  • Phóng viên, biên tập viên làm việc trực tiếp tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình, công ty về truyền thông. Phóng viên, biên tập viên phụ trách tất cả những chuyên mục về xã hội, du lịch, quảng cáo, truyền thông, giáo dục...
  • Chuyên viên mảng tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc quan trọng như trợ lý phân tích, tư vấn, lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và các công việc đối ngoại của đơn vị, cơ quan.
  • Chuyên viên Marketing: chuyên xây dựng, đề ra chiến lược và lập kế hoạch và thực hiện chiến lược xúc tiến truyền thông trong kinh doanh, quảng cáo, phát triển, quản lý đội ngũ nhân sự, xây dựng và từ đó đẩy mạnh phát triển thương hiệu.
  • Giảng dạy và đào tạo về môn Quan hệ công chúng trong các trường Đại học, cao đẳng, THPT, trung cấp chuyên nghiệp hay trực tiếp tham gia nghiên cứu các vấn đề mang tính khoa học, có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, làm công việc trợ lý giảng dạy.
  • Nghiên cứu viên: Trở thành một trong số những nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu, giảng viên cao cấp, ở vị trí nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông cùng với quan hệ công chúng.

II. Quan hệ công chúng có gì khác với quảng cáo? 

Quan hệ công chúng có gì khác với quảng cáo?

Quan hệ công chúng có gì khác với quảng cáo?

Nếu bạn đã thực sự hiểu mối quan hệ giữa ngành quan hệ công chúng là gì và quảng cáo là gì thì sẽ đều thấy rằng những chỉ số như chi phí, công sức, độ tin cậy giữa quảng cáo và quan hệ công chúng hoàn toàn không giống nhau. Bởi doanh nghiệp sẽ trực tiếp chi tiền để quảng cáo nhưng lại có thể phải bỏ rất nhiều công sức để xây dựng chiến lược xúc tiến quan hệ với công chúng. Quảng cáo thường khiến khách hàng mang cảm giác hoài nghi còn đặc điểm quan hệ công chúng thì lại thường được đánh giá là đáng tin cậy hơn.

Quảng cáo là hình thức truyền thông hoàn toàn mất phí, còn hoạt động quan hệ công chúng lại được cho là truyền thông mang tính lan truyền. Điều này có nghĩa là bạn cần thuyết phục và truyền cảm hứng được cho chính các phóng viên, biên tập viết câu chuyện thực sự tích cực về thương hiệu, nhân viên, khách hàng của mình, hay thậm chí là các vấn đề công ty đang phải đối diện. Câu chuyện của bạn sẽ được xuất hiện trong phần bài viết của các kênh truyền thông như tạp chí, báo đài, TV chứ không thuộc chuyên mục quảng cáo. Bởi vậy, câu chuyện của nhãn hàng sẽ thực sự trở nên đáng tin cậy hơn nhờ sự chứng thực từ một bên thứ ba, chứ hoàn toàn không phải do bản thân doanh nghiệp đưa ra.

Dưới đây là bảng thống kê các khác biệt cơ bản quan trọng giữa quảng cáo và ngành quan hệ công chúng là gì theo Forbes:

khác biệt cơ bản quan trọng giữa quảng cáo và ngành quan hệ công chúng là gì

Khác biệt cơ bản quan trọng giữa quảng cáo và ngành quan hệ công chúng là gì

III. Ưu điểm của ngành quan hệ công chúng

1. Là một công việc có độ tin cậy

Độ tin cậy: Người dùng sẽ có lòng tin tưởng, tin cậy hơn và thông điệp đến từ một bên thứ 3 có uy tín hơn là một nội dung khá rời rạc được quảng cáo tràn lan trên internet.

2. Được giao tiếp với nhiều người

Nếu công việc PR tốt thì chính nó sẽ giúp bạn thu hút được nhiều người, nội dung của bạn sẽ hoàn toàn có thể tiếp cận được nhiều đối tượng nhanh và chính xác hơn.

3. PR tạo sự liên kết với mọi người với chi phí thấp

PR chính là một kỹ thuật quan trọng và tốt nhất về chi phí để có thể tiếp cận được số lượng người dùng lớn hơn hẳn so với việc bạn phải trực tiếp bỏ tiền ra để quảng cáo.

IV. Nhược điểm của Pr 

1. Không có quyền điều khiển trực tiếp

Ngành PR không giống như các phương tiện truyền thông quảng cáo tính phí khác, bởi Quan hệ công chúng không được quyền kiểm soát trực tiếp nội dung mà chính nó được thông qua các phương tiện đã sử dụng, và đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất cũng như mối quan tâm nhất trong việc đầu tư vào pr - quan hệ công chúng.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Là một người làm và có những trải nghiệm trong nghề Pr, chắc hẳn bạn sẽ phải nói và hoạt động trong một thời gian khá dài mà không được thực sự nghỉ ngơi lúc nào cả. Lúc này, ảnh hưởng lớn nhất chính là thứ quan trọng nhất - sức khỏe của bạn. Cổ họng đau nhức, cơ thể rã rời có thế chính là những dấu hiệu khá là nghiêm trọng đầu tiên bạn cần chú ý.

3. Công việc vất vả 

Theo đuổi ngành Pr, bạn cần chấp nhận việc hàng ngày phải trực tiếp đối mặt với áp lực công việc, luôn phải nắm vững tất cả những thông tin và cùng với khối lượng công việc khá nhiều. Công việc này đòi hỏi bạn phải thực sự tăng tốc bất cứ khi nào doanh nghiệp cần.

V. Tố chất cần có của người theo ngành quan hệ công chúng

Tố chất cần có của người theo ngành quan hệ công chúng

Tố chất cần có của người theo ngành quan hệ công chúng 

1. Ưa thích các hoạt động, sự kiện

Bạn là người hướng ngoại và có sở thích tham gia các hoạt động sự kiện ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bạn thích môi trường với các hoạt động đội nhóm, luôn tự tin vào khả năng bản thân mình và giữ các vai trò lãnh đạo thực hiện điều hướng trong các hoạt động. Đây là yếu tố đầu tiên quan trọng cho thấy bạn phù hợp với ngành quan hệ công chúng.

2. Nhạy  cảm với những tin tức hoặc các sự kiện xảy ra xung quanh mình

Để có thể làm việc và thành công trong ngành quan hệ công chúng, một yếu tố quan trọng khác bạn cần chú ý đến đó chính là sự nhạy cảm với các thông tin bên ngoài và sự kiện có tầm ảnh hưởng đang xảy ra hàng ngày. Điều này giúp bạn có thể nắm bắt được các xu hướng tâm lý và các vấn đề công chúng đang dành sự quan tâm. Từ đó có những kế hoạch phù hợp và chiến lược quan trọng để có thể sáng tạo nội dung giúp lan tỏa thông điệp mà bạn  muốn truyền tải đến nhiều người.

3. Luôn cẩn thận và làm việc theo kế hoạch

Một trong các công việc cực kỳ quan trọng trong ngành PR là truyền tải những thông điệp hữu ích, có lợi cho sản phẩm, thương hiệu đến với toàn thể công chúng. Việc vô tình phạm phải sai lầm trong các thông điệp truyền tải đến công chúng là điều cực kỳ không thể chấp nhận được. Do đó, người làm trong ngành PR phải luôn rèn tính cẩn thận và làm việc  theo đúng các chỉ dẫn, các kế hoạch, các thảo luận bàn bạc đã đề ra.

4. Giảm cái tôi của mình lại

Một yếu tố đặc thù và quan trọng không kém trong ngành PR đó là làm việc nhóm, điều này mang ý nghĩa quyết định. Bạn không thể thành công nếu làm việc một mình, mà việc này chắc hẳn cần phải có sự giúp đỡ và hợp tác của một nhóm nhiều người liên quan tới thì mới có thể hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Do đó, trong ngành quan hệ công chúng, vị trí nào cũng cực kỳ quan trọng, nếu bạn là chỉ muốn làm việc một mình thì chắc chắn rằng bạn không thể thành công trong ngành PR này.

5. Bạn đang quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh

Mục đích cuối cùng của bất cứ một ngành nghề nào vẫn là hướng tới hiệu quả kinh doanh, quan hệ công chúng cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Kiến thức về kinh doanh thực sự vững vàng sẽ là mấu chốt để quyết định thành công của bạn trong nghề này.

Bạn thường hay đưa ra thắc mắc rằng tại sao người nổi tiếng này không sử dụng thương hiệu nọ, hay đúng ra thì chính những thương hiệu này phải quảng cáo ở chương trình nọ mới có thể thành công. Thì chúc mừng vì bạn có thể trở thành một chuyên viên PR trong tương lai vì lựa chọn kênh truyền thông như thế nào là một công việc hàng ngày của nghề quan hệ công chúng. Kênh truyền thông thì càng ngày càng trở nên phong phú, bởi thế để đưa ra một lựa chọn mang tính tối ưu nhất cho thương hiệu của mình không phải là việc đơn giản.

6. Bạn không ngừng quyết tâm

Các chuyên gia quan hệ công chúng sẽ luôn cam kết với sự thành công. Cho dù đó là quyết tâm để có được điểm 10 như thế nào trong lớp học, một công việc mới, làm cho khách hàng của mình xuất hiện trên một kênh truyền hình nổi tiếng, hay giành chiến thắng trong kinh doanh cho một khách hàng mới. Nếu bạn là người ngoài cuộc và chỉ đứng chờ xem ai sẽ là người chiến thắng thì xem ra bạn nên nghiêm túc lựa chọn một nghề khác phù hợp hơn. Trong quan hệ công chúng, một là quyết định chìm hẳn và hai là bạn phải bơi lội thật giỏi.

7. Kỹ năng giao tiếp tốt

Những chuyên gia quan hệ công chúng thành công luôn là những người giao tiếp rất giỏi, họ có sự chủ động trong các cuộc nói chuyện. Điều này giúp họ có thể tìm hiểu được các thông tin cần thiết nhất cho chiến dịch mà họ sẽ triển khai sắp tới. Luôn chú ý xây dựng và thực hiện mở rộng mối quan hệ với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau ví dụ như giới truyền thông, báo chí, nhà sản xuất…

VI. Kết luận 

Ngành Quan hệ công chúng là một trong những ngành đang được nhiều bạn trẻ ngày nay quan tâm và theo học. Bởi ngành nghề đặc biệt này không chỉ năng động, có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp mà còn có mức lương được trả vô cùng hấp dẫn.