Có rất nhiều bạn sinh viên có định hướng theo ngành PR nhưng chưa biết thực tập ở đâu và bắt đầu như thế nào? Để giúp các bạn tìm kiếm được công việc tốt nhất, cùng tìm hiểu những kỹ năng trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành quan hệ công chúng là làm gì? Đây là công việc cần sự kết nối giữa khách hàng (client) và cộng đồng. Bạn sẽ là người đứng giữa doanh nghiệp và khách hàng (cộng đồng). Bạn sẽ là người chuẩn bị kế hoạch, báo cáo, làm việc với báo chí, tổ chức sự kiện, làm việc với chuyên gia, KOLs,... Nếu bạn đang muốn trở thành một nhân viên PR trong tương lai thì bạn cần tìm hiểu về nghề PR là gì, lĩnh vực này với những kỹ năng cần thiết quan hệ công chúng là làm gì dưới đây.
I. Tìm hiểu thật kỹ về nghề PR là gì?
Trước khi làm bất cứ công việc gì thì bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin về nghề PR là gì, những yêu cầu, kỹ năng cần có của PR marketing là gì,...
Quan hệ công chúng là làm gì?
1. Xác định được cá tính của bản thân
Ngành PR đòi hỏi một người có tính cách năng động, quảng giao, kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách xây dựng các mối quan hệ, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm linh hoạt. Bên cạnh đó, khả năng xử lý tình huống nhanh chóng là rất quan trọng vì các khủng hoảng truyền thông sẽ rất dễ xảy ra khi bạn làm việc trong ngành PR. Cùng với đó là khả năng quản lý, phát triển kế hoạch thành công, phục vụ đúng yêu cầu của cả khách hàng và công chúng. Đặc biệt là biết cách tự PR bản thân.
Để làm tốt công việc này tất nhiên rất cần sự nỗ lực, rèn luyện từng ngày, những kỹ năng trên không thể tự nhiên mà có được. Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và đặc biệt là hãy tự trải nghiệm để tự rút ra bài học cho chính bản thân mình.
2. Xác định kiến thức và kỹ năng cần có
Có rất nhiều người làm việc trong ngành PR nhưng không có bằng cấp liên quan mà họ theo đuổi vì đam mê và làm việc với những kinh nghiệm họ tích lũy. Nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn có nền tảng, đã học và hiểu về ngành này. Bằng cấp cũng giúp bạn có được công việc dễ hơn, được ưu tiên hơn khi tham gia các buổi phỏng vấn ứng viên của các công ty. Hãy mạnh dạn PR bản thân trong buổi phỏng vấn nhé!
3. Nghiên cứu mức lương cho công việc này
Dù làm ở vị trí nào trong công ty như thực tập sinh, nhân viên, quản lý,... thì bạn cũng cần tìm hiểu và biết mức lương trung bình với từng vị trí đó. Từ đó so sánh với khả năng của bản thân để deal lương khi bắt đầu nộp đơn xin việc. Mức lương có thể có chênh lệch một chút tùy theo công ty, khả năng của bạn và vùng miền,...
4. Tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp
Ngành PR marketing hiện tại có rất nhiều vị trí, công việc yêu cầu kỹ năng khác nhau, chính vì vậy cơ hội nghề nghiệp cũng rất mở rộng. Nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua được khả năng cạnh tranh trong nghề, vì công việc này có mức lương khá cao nên cũng có rất nhiều ứng viên trong ngành đang chờ công việc như bạn.
Bên cạnh đó thời gian làm việc của ngành này cũng rất tốn, bạn phải đi làm cả ngày có khi trực cả đêm, thường xuyên đi công tác, đi hội họp với khách hàng,... Hãy tìm hiểu kỹ về yêu cầu của công việc trước khi apply nhé!
5. Tập trung học một ngành cụ thể
Ngành quan hệ công chúng là làm gì cũng được chia ra nhiều công việc, vị trí khác nhau như sáng tạo nội dung, account, designer, quản lý xây dựng kế hoạch,... Vì vậy nếu bạn đang giỏi kỹ năng nào thì hãy tập trung học và phát triển nó. Đặc biệt không chỉ hiểu biết tổng thể về các ngành mà hãy định hướng cho bản thân học sâu về một ngành để làm thật tốt nhé!
Ví dụ bạn thích ngành thời trang, làm đẹp, hãy học những kiến thức chuyên môn về nó để có thể lập kế hoạch truyền thông thật tốt cho các brand về thời trang, mỹ phẩm. Giỏi một ngành quan hệ công chúng trong marketing sẽ giúp bạn xây dựng được uy tín, dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp hơn.
II. Trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng
PR marketing là gì? những yếu tố quan hệ công chúng là làm gì?
1. Tham gia các khóa học về nghề PR gì?
Nếu bạn đang đi học hãy tham gia các lớp về chuyên ngành về nghề PR là gì sẽ giúp bạn có những cái nhìn, tiếp cận gần nhất với các công việc trong tương lai. Ngoài ra có rất nhiều trung tâm dạy về PR, bạn có thể tham gia các khóa học này để hiểu rõ hơn về những yêu cầu công việc và bước đầu tập làm nhé!
2. Xin thực tập để lấy kinh nghiệm
Bên cạnh việc học lý thuyết trên sách vở thì việc xin đi thực tập tại các công ty là một điểm cộng cho các bạn. Đây là cơ hội cực kỳ tốt giúp bạn học việc, cải thiện kỹ năng đồng thời áp dụng những gì đã học vào thực tế quan hệ công chúng trong marketing. Cùng với đó khi tham gia, làm việc tại các công ty thực tập cũng giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ, phát triển khả năng giao tiếp hơn.
III. Học PR phải biết PR bản thân
1. Tìm cho mình một cố vấn
Thầy luôn là người chỉ dạy, định hướng tốt nhất trong việc học tập. Chính vì vậy hãy tìm cho mình một cố vấn có thể huấn luyện bạn, định hướng cho bạn về công việc, kỹ năng cần có quan hệ công chúng trong marketing và cùng bạn thử thách với những cơ hội tốt. Bạn có thể học kinh nghiệm từ những người đi trước, những người đồng nghiệp giỏi để học tập.
2. Kết hợp những thứ bản thân có với những thứ nghề PR cần
Không quá quan trọng việc bằng cấp và những chuyên ngành bạn đã học tại đại học. Chỉ cần có kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết, bạn cũng có thể tự tin apply các công việc liên quan đến PR marketing. Hãy tự PR bản thân, tận dụng và thể hiện khả năng của mình với nhà tuyển dụng để họ lựa chọn bạn.
3. Xây dựng các mối quan hệ tốt cho công việc
Gặp gỡ, xây dựng được nhiều mối quan hệ cũng là một kỹ năng quan trọng trong quan hệ công chúng là làm gì. Bạn càng có nhiều mối quan hệ bạn càng dễ dàng có nhiều cơ hội làm việc, hợp tác với các công ty trong các ngành và lĩnh vực khác nhau.
Hãy có thói quen lưu lại thông tin liên lạc với những người mà bạn quen biết, tích cực tạo sự liên kết với họ qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là qua mạng xã hội.
4. Phát triển mối quan hệ với các công ty liên quan
Nếu bạn định hướng làm PR marketing cho một ngành cụ thể hoặc một số công ty nhất định thì bạn hãy xây dựng và giữ mối quan hệ với những người làm việc trong ngành hoặc liên quan đến ngành đó thật tốt nhé. Bạn có thể tận dụng từ những cựu sinh viên trong khoa, trường bạn, những người bạn được giới thiệu qua người quen, những người đã từng làm việc, phối hợp trong quá khứ.
5. “Rải” hồ sơ việc của bạn
Hãy tranh thủ từng cơ hội một, bạn có thể apply, PR bản thân nhiều công việc tại các công ty khác nhau. Hãy apply vào các vị trí mà bạn cảm thấy phù hợp với khả năng của bạn để nhà tuyển dụng thấy được năng lực của bạn. Bạn có thể chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng kể cả công ty đó hiện tại không có thông tin tuyển dụng.
IV. Thăng tiến trong sự nghiệp của bạn
PR marketing là gì? Thăng tiến trong quan hệ công chúng là làm gì?
1. Nghiên cứu các xu hướng quan hệ công chúng trong marketing
Nghiên cứu và thường xuyên cập nhật các xu hướng mới về quan hệ công chúng trong marketing cũng là một yếu tố quan trọng khi bạn làm việc. Mỗi ngày thế giới đều có sự thay đổi, chuyển mình, nếu bạn không theo kịp nó thì bạn sẽ không thể thành công được. Có rất nhiều cách để update kiến thức như tham gia các sự kiện, hội thảo trong ngành.
Liên tục trao đổi với các đồng nghiệp tại các công ty có lĩnh vực tương tự. Thường xuyên theo dõi tin tức, phương tiện truyền thông, biết phân tích thông tin và đánh giá phản ứng của công chúng để nhìn nhận quan điểm của họ, Từ đó biết cách điều hướng và thực hiện các chiến lược PR marketing để hiệu quả.
2. Sử dụng nền tảng truyền thông xã hội
Trong thời kỳ 4.0 thì mạng xã hội chính là không gian mà nhiều người tham gia nhất. Chính vì vậy phương tiện truyền thông xã hội luôn được các doanh nghiệp tận dụng để PR marketing sản phẩm và thương hiệu. Hãy thường xuyên theo dõi các nền tảng truyền thông, nhanh chóng bắt kịp những xu hướng mới để tồn tại và phát triển trong ngành này nhé!
3. Học hỏi và phát triển kỹ năng công nghệ
Học hỏi và phát triển kỹ năng công nghệ là không thể thiếu khi làm việc trong ngành PR nói chung và truyền thông đại chúng nói riêng. Cũng như đã nói bên trên truyền thông mạng xã hội đang cực kỳ phát triển chính vì vậy bạn cần học những kỹ năng để phát triển web cơ bản, những khóa học về HTML, mã hóa,... để thành công.
4. Linh động xử lý sự cố
Trước đây khi công nghệ thông tin chưa phát triển thì những sự cố truyền thông không ảnh hưởng lớn và lâu như hiện tại. Chính vì vậy hãy đảm bảo trong kế hoạch PR marketing của bạn luôn có mục dự trù những sự cố truyền thông, khủng hoảng và cách xử lý, giải quyết.
- Xin phép và nhanh chóng xóa các bài đăng gây tranh cãi nhanh nhất có thể.
- Xác nhận vấn đề, không đổ lỗi cho những người khác, hãy xin lỗi công chúng và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng.
- Đưa ra những sự đền đáp đối với khách hàng sau khi sự cố để mong nhận được sự thông cảm từ họ.
V. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đển nghề pr là gì, pr marketing là gì, quan hệ công chúng là làm gì, làm thế nào để pr bản thân, những yếu tố liên quan đến quan hệ công chúng trong marketing,... Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin, kỹ năng để làm tốt công việc trong ngành PR. Chúc bạn thành công!