Stalk là một thuật ngữ liên quan tới vấn đề quyền riêng tư của mỗi người. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến và được hiểu trong giới hạn stalk trên mạng xã hội. Thực chất stalk được dùng với nhiều ngữ cảnh khác nhau, trong đó có cả môi trường công sở.
Vậy stalk là gì? Dấu hiệu nào giúp nhận biết tình trạng bị stalk trong môi trường làm việc. Nên làm gì khi bị stalk nơi công sở. Cùng 123job.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
1. Stalk là gì?
Stalk là gì? Stalk là một động từ tiếng Anh thường xuyên được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Hiện nay, thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa phổ biến sau: Stalk là hành động theo dõi hoạt động, đời sống của một cá nhân khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thông tin nào đó.
Tóm lại, stalk có thể mang hướng tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào động cơ, hành động thực tế của cá nhân stalk. Về mặt tích cực, stalk chỉ việc theo dõi cá nhân nào đó nhằm đạt được những thông tin quan trọng giúp hoàn thành nhiệm vụ (trong điều tra, phá án…). Với nghĩa tiêu cực (được sử dụng nhiều hơn), stalk là hành vi bí mật theo dõi, giám sát người khác, và đây là hành vi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân.
Với bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung nội dung những mặt tiêu cực của hành động stalk. Thuật ngữ stalk thường được gắn liền với hành vi sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, stalk hiện nay diễn ra với nhiều hình thức, phạm vi khác nhau bao gồm cả stalk tài khoản cả nhân (facebook, instagram…) và stalk tại môi trường công sở.
2. Bị stalk nơi làm việc là gì?
Bị stalk tại nơi làm việc là tình huống bạn bị theo dõi hoặc giám sát thái quá bởi đồng nghiệp hoặc cấp trên. Bất kể bạn đang trong giờ làm việc nghỉ ngơi lúc tan ca, stalker vẫn luôn “săm soi” mọi nhất cử nhất động của bạn. Quá đáng hơn, họ có thể ghi lại mọi công việc bạn làm, quan sát mọi lịch trình, cuộc gọi, tin nhắn, những phạm trù riêng tư của bạn.
Stalk trong môi trường làm việc là vấn đề có thể xảy ra với bất kỳ ai, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng, hiệu quả làm việc. Với những hành vi stalk quá đà, chúng thực chất là hành động xâm phạm quyền riêng tư cá nhân. Vì vậy, để mọi nhân viên đều thoải mái, doanh nghiệp cần có hành động cụ thể để đẩy lùi hành vi stalk.
3. Ảnh hưởng tiêu cực khi bị stalk là gì?
Ảnh hưởng từ việc stalk sẽ chẳng mấy đáng kể nếu nó chỉ dừng ở mục đích tò mò, muốn hiểu hơn về người khác. Ngược lại, lạm dụng stalk, tần suất stalk một cá nhân trở nên dày đặc có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cá nhân, tổ chức. Những ảnh hưởng tiêu cực do stalk gây nên có thể bao gồm:
- Tâm lý sợ hãi, lo lắng: Bị theo dõi, quan sát mọi cử chỉ, hành đồng không chỉ gây ra sự phiền phức. Nghiêm trọng hơn là tâm lý sợ hãi, lo lắng khi liên tục trong tình trạng mất sự riêng tư, cảm giác từ nguy cơ bị tấn công.
- Giảm hiệu suất công việc: Liên tục bị đồng nghiệp, cấp trên stalk làm cá nhân phân tâm, không thể tập trung hoàn toàn vào công việc của mình. Chưa kể tâm lý lo lắng, không thoải mái cũng khiến hiệu suất làm việc giảm mạnh.
- Hợp tác nhóm không hiệu quả: Sự soi mói quá đà làm mất kết nối giữa những người đồng nghiệp. Mối quan hệ đồng nghiệp thân thiết trở nên e dè sẽ khiến quá trình làm việc chung không thoải mái, thiếu tiếng nói chung. Cuối cùng là hiệu quả giảm sút.
- Văn hóa doanh nghiệp tiêu cực: Một môi trường làm việc coi nhẹ hành vi theo dõi, giám sát người khác thường xuyên là một môi trường nuôi dưỡng thù địch. Điều này tạo nên văn hóa toxic, tiêu cực. Về lâu dài, khi sự tiêu cực đã ăn sâu vào từng cá nhân và ảnh hưởng nghiêm trọng tới văn hóa doanh nghiệp.
- Thiệt hại danh tiếng: Trong trường hợp hành vi stalk gây ảnh hưởng, đe dọa tới cá nhân, nạn nhân sẽ tìm tới phương án pháp lý để bảo toàn quyền lợi của mình. Chưa kể, một doanh nghiệp chấp nhận mọi hành động stalk, không có biện pháp can thiệp sẽ mất thiện cảm trong mắt ứng viên và công chúng.
4. Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị stalk trong môi trường làm việc
Dấu hiệu stalk tương đối đa dạng, hành động stalk nào xảy ra phụ thuộc nhiều vào động cơ của stalker (người đi stalk). Nhìn chung, để xác định bản thân có đang bị stalk tại nơi làm việc hay không, bạn có thể căn cứ trên những dấu hiệu sau đây:
- Stalker tìm mọi cách để tiếp cận với bạn: Để stalk một cá nhân, stalker sẽ tìm cớ để tới gần không gian làm việc của bạn nhiều nhất có thể.
- Liên tục dõi theo, giám sát mọi hành động của bạn, kể cảm những việc cá nhân. Bất kể bạn đang ở đâu, khi nào, stalker đều dò hỏi bạn đang làm gì. Sự quan tâm ấy có phần thái quá, nhạy cảm với tần suất liên tục. Hành động stalk thậm chí vẫn tiếp diễn ngay cả khi họ đã thấy tín hiệu không vui, phản đối từ bạn.
- Tìm mọi cách liên lạc với bạn: Thường xuyên nhắn tin, gọi điện kể cả trong và ngoài giờ làm việc. Trong khi đó nội dung trao đổi thường là vấn đề riêng của bạn, mà không phải công việc hay quan điểm chung của cả hai.
- Theo dõi tài khoản cá nhân: Bao gồm hành động theo dõi mọi nhất cử nhất động trên mạng của bạn: đào sâu những bài đăng trong quá khứ, liên tục gắn thẻ bạn vào bài viết không liên quan, bình thuận vào những bài đăng, tương tác cũ của bạn…
- Gây khó chịu: Không chỉ cố tình theo dõi để biết bạn đang làm gì. Nhiều tình huống stalker cố tình tiếp cận, làm phiền, tặng quà, thậm chí động chạm, tạo nên tâm lý khó chịu, sợ hãi…
- Xâm phạm quyền riêng tư: Rình mò, xem trộm những nội dung thuộc về riêng bạn, giấy tờ, tài liệu thuộc sở hữu cá nhân. Nghiêm trọng hơn là hành động ăn cắp, phá hoại thông tin, tài liệu, tài sản cá nhân hoặc phát tán những thông tin đã trộm được.
5. Nên làm gì khi bị stalk trong môi trường công sở
Trong trường hợp nhận thấy bạn thân đang bị stalk nơi công sở, tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự việc, bạn cần có cách xử sự phù hợp.
Nếu hành vi stalk của đồng nghiệp dừng ở mức độ tò mò và không ảnh hưởng quá mức tới tâm lý, công việc của bạn, hãy thẳng thắn trao đổi với đối phương. Trước hết là thể hiện thể hiện thái độ không hài lòng, không mấy vui vẻ của mình. Nếu vấn đề vẫn tiếp diễn, bạn hãy tìm cơ hội trao đổi riêng với đối phương để chấm dứt tình trạng trên. Trao đổi thẳng thắn sẽ giúp sự việc được giải quyết nhanh chóng và không tái diễn.
Tuy nhiên, nếu bạn đã trao đổi mà không nhận thấy sự hợp tác của đồng nghiệp hoặc tình trạng bị stalk thậm chí nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, công việc và cuộc sống cá nhân, bạn cần có những hành động mạnh mẽ hơn:
Tự bảo vệ bản thân
Đơn giản nhất là bảo vệ tài khoản cá nhân của bản thân, giới hạn đối tượng có thể xem, tương tác với bạn trên trang facebook, instagram. Bạn cũng có thể chủ động đề xuất đổi lịch làm việc (nếu có thể), vị trí làm việc để tránh tai mắt, hành động tiếp cận thường xuyên của stalker.
Đối với tài sản cá nhân, tài sản trí tuệ của bạn, bản thiết kế, kế hoạch kinh doanh, hãy chủ động lên phương án bảo mật thông tin: đặt lại mật khẩu máy tính, sử dụng chìa khóa cho tủ cá nhân tại văn phòng, luôn cất tài liệu riêng trong tủ cá nhân để tránh động cơ, hành động xấu nhất từ stalker.
Liên hệ với cấp trên hoặc HR
Trong trường hợp ý kiến của bạn không được lắng nghe bởi đối tượng stalker, hãy tìm tới cấp trên hoặc HR để được hỗ trợ. Hãy trao đổi chi tiết tình huống bạn gặp phải và nhấn mạnh những tiêu cực bạn phải đối mặt khi rơi vào tình huống bị stalk liên tục. Cấp trên và HR qua đó có cơ sở đưa ra biện pháp phù hợp.
Thu thập bằng chứng và cân nhắc pháp lý nếu cần
Nếu việc stalk gây nên sự ám ảnh, tác động xấu tới cuộc sống của bạn mà quản lý hay HR vẫn không đưa ra phương án giải quyết thỏa đáng, bạn cần cứng rắn hơn. Hãy thu thập lại bằng chứng: ảnh, tin nhắn, email, tài liệu bị xâm phạm, xác thực của đồng nghiệp… Những bằng chứng này là công cụ hữu hiệu nhất giúp bạn lấy lại công bằng khi đối diện với cơ quan chức năng.
Đổi môi trường làm việc
Một môi trường làm việc độc hại chỉ mang lại tiêu cực cho bạn, về cả thể chất và tinh thần. Lựa chọn rời đi là phương án tốt nhất khi tiếng nói của bản thân bị coi nhẹ, không được tôn trọng.
6. Sự khác nhau giữa stalk và sự quan tâm
Nhiều người nhầm lầm stalk là biểu hiện cho sự quan tâm. Chính tâm lý ấy tạo nên nhiều tình huống khó xử và cảm xúc tiêu cực cho nhiều người. Hoặc nhiều người vì lầm tưởng mà coi nhẹ tình huống mình gặp phải, dẫn tới nhiều hệ lụy không đáng có. Vậy giữa stalk và sự quan tâm nên phân biệt thế nào. Bạn có thể theo dõi qua bàng sau đây:
| Stalk | Sự quan tâm |
Mục đích | - Tò mò, tìm hiểu thông tin - Ám ảnh, mong muốn được kiểm soát | - Thể hiện tình cảm, sự quan tâm - Hỗ trợ |
Tần suất | Thường xuyên Quá mức | Đều đặn nhưng phù hợp với từng mối quan hệ |
Sự cho phép | Không nhận được sự cho phép của đối phương | Có sự đồng ý và sẵn sàng tiếp nhận tình cảm |
Hành vi | Theo dõi một cách bí mật, rình mò, soi mói, nghiêm trọng hơn là xâm phạm quyền riêng tư của người khác | Giao tiếp qua lại một cách cởi mở, chân thành nhất |
Cảm xúc của người nhận | Phiền hà, khó chịu Lo lắng, sợ hãi | Thoải mái, an toàn Vui vẻ, hạnh phúc |
Tính pháp lý | Vi phạm pháp luật khi xâm phạm quyền riêng tư | Hợp pháp |
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung stalk là gì và nên ứng xử ra sao khi rơi vào tình huống bị stalk nơi công sở. Hy vọng thông tin trên giúp bạn hiểu hơn dấu hiệu, tác hại của hành vi stalk cũng như cách phân biệt hành động stalk với sự quan tâm thông thường. Đừng ngần ngại khi lên tiếng để bảo vệ quyền riêng tư, cảm xúc và cuộc sống cá nhân của chính mình nhé.