Trênh thị trường mua bán hàng hóa trao đổi phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì không thể thiếu những mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa. Vậy hãy cùng 123job tìm hiểu về các biểu mẫu ngay sau đây nhé!

Bạn mới bước chân vào ngành kế toán, có rất nhiều thuật ngữ và giấy tờ cần xử lý, vậy bạn phải bắt đầu từ đâu? Đặc biệt trong kinh doanh luôn có những hợp đồng mua bán, trao đổi cần ghi rõ theo quy định pháp luật. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa là gì, cách để viết một bản hợp đồng này như thế nào. Cùng với đó chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa để tham khảo nhé!

I. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? 

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người bán và người mua, theo đó người bán sẽ có nghĩa vụ giao hàng hóa cho người mua và nhận lại tiền thanh toán, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và thanh toán lại tiền hàng cho người bán.

hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán đơn giản

Xem thêm: Tổng hợp mẫu hợp đồng giao khoán nhân công mới nhất năm 2021

II. Cơ sở pháp lý để lập hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định của pháp luật hiện nay, hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa được quy định tại Luật Thương mại năm 2005 và Bộ Luật Dân sự 2015. 

III. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

1. Chủ thể hợp đồng chủ yếu là thương nhân

Căn cứ vào Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, những cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, những tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán đơn giản. 

Căn cứ Theo khoản 3 Điều 1, Luật thương mại thì hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải bắt buộc tuân theo Luật thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật thương mại.

2. Đối tượng hướng tới là hàng hóa

Theo Luật thương mại Việt Nam năm 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán, đó có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc có thể sẽ có trong tương lai, ngoài ra hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.

3. Mục đích ký kết hợp đồng là sinh lợi

Mục đích ký kết hợp đồng mua bán đơn giản chủ yếu của các bên tham gia là sinh lợi, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, một bên của hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa không nhằm mục đích sinh lời. 

hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán đơn giản

4. Những lưu ý với hợp đồng mua bán bất động sản

  • Đất đai không được xem là hàng hóa trong thương mại.

  • Quyền sử dụng đất cũng được chuyển nhượng nhưng giao dịch này sẽ do Luật Đất đai điều chỉnh.

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa là nhà hoặc công trình gắn liền với đất đai không chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự, Luật Thương mại mà bên cạnh đó còn chịu sự điều chỉnh của Luật đất đai và Luật kinh doanh bất động sản. 

Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh tế chuẩn nhất và những lưu ý cho bạn

IV. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán đơn giản là những điều khoản không thể thiếu được. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản cơ bản thì cũng đồng nghĩa với việc hợp đồng mua bán hàng hóa không thể giao kết được. Dưới đây là một số điều khoản cơ bản của hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa mà 123job muốn gửi đến bạn đọc:

a. Chủ thể của hợp đồng

Thông thường trong hợp đồng thì nội dung này thường được ghi nhận là thông tin các bên. Một hợp đồng chỉ được xác lập và ký kết khi có từ hai bên tham gia vào việc thỏa thuận và xác lập. Do đó, nội dung chủ thể của hợp đồng là cơ bản và bắt buộc phải có trong bất kỳ loại hợp đồng nào. Chủ thể của hợp đồng mua bán có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (pháp nhân).

b. Đối tượng của hợp đồng

Trong hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa bắt buộc phải ghi nhận đúng đối tượng của các bên tham gia giao dịch. Bên cạnh đó, để chắc chắn thì các bên thường quy định rất rõ ràng về loại đối tượng, số lượng, chất lượng… đối tượng của hợp đồng.

c. Nội dung hợp đồng

Nội dung của hợp đồng là điều khoản khái quát chung về những gì các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Nội dung hợp đồng có thể làm căn cứ chính xác để xác định trách nhiệm “đương nhiên” của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng đồng thời tìm ra được đối tượng hợp đồng mà các bên đang hướng đến.

Thông thường, nội dung hợp đồng sẽ được quy định chi tiết hơn ở trong hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ,hợp đồng thương mại (đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại…).

d. Giá và hình thức thanh toán

  • Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán chung là Việt Nam đồng nhưng trừ một số trường hợp đã được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối ở trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Ngoài ra, các bên ký kết hợp đồng cũng nên lưu ý đến vấn đề xác định giá khi có sự biến động, có sự kiện bất khả kháng. 

e. Phương thức và thời gian thanh toán

Các bên cần quy định rõ phương thức thanh toán chính là gửi tiền mặt hay chuyển khoản và thời gian thanh toán cụ thể đối với trường hợp thanh toán từng đợt.

Hợp đồng mua bán đơn giản

Hợp đồng mua bán đơn giản

f. Giao nhận hàng hóa

Các bên tham gia ký kết hợp đồng cần quy định rõ về thời điểm giao hàng, địa điểm giao hàng để tránh mất thời gian và tốn kém chi phí. 

g. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên

Các bên cần quy định chi tiết và rõ ràng những nghĩa vụ pháp lý của các bên trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt hợp đồng cụ thể.

h. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Để đảm bảo quyền, lợi ích của các bên tham gia và đảm bảo việc thực hiện đúng theo những thỏa thuận trong hợp đồng thì các bên nên thỏa thuận về điều kiện phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

i. Thời gian thực hiện hợp đồng

Trong hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt hợp đồng, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến việc hợp đồng chấm dứt hiệu lực. 

k. Giải quyết tranh chấp

Các bên thỏa thuận có thể lựa chọn con đường Tòa án hoặc Trọng tài nếu có tranh chấp xảy ra. Đồng thời đối với các hợp đồng quốc tế thì nên lưu ý về việc chọn luật điều chỉnh ngay từ khi ký kết hợp đồng nhằm tránh những rắc rối về sau. 

Xem thêm:  [Tiết lộ] Top 7 mẫu hợp đồng nguyên tắc phổ biến nhất 2021

V. Các điều khoản thông thường của hợp đồng mua bán hàng hóa

Các điều khoản thông thường của hợp đồng mua bán hàng hóa là những điều khoản đã được pháp luật quy định trước. Nếu trong quá trình ký kết hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa nhưng các bên không thỏa thuận những điều khoản này thì vẫn được coi như 2 bên đã thỏa thuận và mặc sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Một số điều khoản thông thường của hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa có thể là:

  • Điều khoản về những trường hợp bất khả kháng;.

  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng.

  • Điều khoản giải quyết những tranh chấp.

  • Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng.

  • Điều khoản phạt vi phạm: Các bên có thể cân nhắc để thỏa thuận các chế tài khi một bên vi phạm hợp đồng. 

VI. Các điều khoản tùy nghi của hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi tiến hành ký kết hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa, các bên có thể thỏa thuận thêm số số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng đầy đủ hơn. Từ đó tạo điều kiện cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Các điều khoản tùy nghi của hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa có thể là:

  • Điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ

  • Điều khoản về bảo mật thông tin.

  • Điều khoản về chuyển giao hoặc chuyển nhượng hợp đồng.

  • Điều khoản về cách thức thông báo giữa các bên trong hợp đồng liên quan tới hợp đồng. 

VII. Download mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

1. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản

Tải mẫu hợp đồng mua bán đơn giản: TẠI ĐÂY

2. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa có chiết khấu thương mại

Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa có chiết khấu thương mại: TẠI ĐÂY

3. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa có hàng khuyến mãi, hàng tặng kèm

Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa có hàng khuyến mãi, hàng tặng kèm: TẠI ĐÂY

VIII. Kết luận ​​​​​​​

Hợp đồng mua bán hàng hóa nghe có vẻ vô cùng quen thuộc đối với mỗi công ty, doanh nghiệp, chính vì vậy mà chúng ta thường không quá để tâm. Tuy nhiên để soạn thảo hợp đồng mua bán hàng chính xác và có thể đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia là vô cùng quan trọng. Hy vọng với những gì chúng tôi chia sẻ ở trên, có thể giúp ích bạn đọc rất nhiều trong việc soạn thảo hợp đồng mua bán hàng chuẩn và đầy đủ. Chúc bạn thành công!