Hình thức khoán việc dù chưa được ghi nhận trong các văn bản pháp luật nhưng lại được áp dụng rộng rãi. Chính vì lý do đó mà ở bài viết này, 123Job sẽ đưa ra những hợp đồng giao khoán nhân công mới nhất.

Đối với khái niệm hợp đồng giao khoán công việc (hợp đồng khoán việc) thì hiện nay các văn bản pháp luật về lao động hiện hành của nước ta không có quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên trên thực tế thì loại hợp đồng này vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Bài viết sau đây của 123Job sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về hợp đồng giao khoán công việc.

​​​​​​​I. Hợp đồng giao khoán công việc là gì? Phân loại hợp đồng khoán việc

1. Hợp đồng giao khoán công việc là gì?

Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đây cũng đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.

2. Phân loại hợp đồng khoán việc

Hiện nay, hợp đồng khoán việc thường được áp dụng cho những công việc mang tính thời vụ, diễn ra trong một thời điểm nhất định. Thực tế, dựa trên tính chất công việc có thể phân chia hợp đồng khoán việc thành 2 loại:

  • Khoán trọn gói: bên khoán giao toàn bộ cho bên nhận khoán các chi phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ, dụng cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc.

Bên khoán trả cho bên nhận khoán một khoản tiền bao gồm các chi phí nêu trên và lợi nhuận phát sinh từ việc nhận khoán.

  • Khoán nhân công: Bên nhận khoán phải tự bảo đảm công cụ, dụng cụ lao động để hoàn thành công việc. 

Bên khoán trả cho bên nhận khoán một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ, dụng cụ lao động. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu doanh nghiệp biến hợp đồng lao động thành hợp đồng khoán việc nhằm trốn tránh nghĩa vụ bảo hiểm với người lao động thì có thể bị phạt tiền tới 20 triệu đồng theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

II. Các dạng hợp đồng giao khoán nhân công

Hợp đồng giao khoán nhân công có thể được thực hiện ở các dạng như sau:

  • Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán việc với từng người lao động: Với dạng này, kế toán có trách nhiệm theo dõi, chấm công, tính lương, tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu toàn phần đối với từng người lao động.
  • Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với một nhóm người lao động (Ký với tất cả các thành viên trong nhóm): Tại đây, sẽ có một người đại diện nhóm và được các cá nhân trong nhóm ủy quyền cho người đại diện này thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với chỉ một người đại diện (Người này có trách nhiệm tìm kiếm lao động để thực hiện các công việc trong hợp đồng giao khoán)

Trong trường hợp này, người đại diện nhóm như một các nhân viên kinh doanh và thường được sử dụng trong hợp đồng giao khoán nhân công xây dựng nhà.

III. 3 trường hợp thường gặp của hợp đồng giao khoán

1. Ký hợp đồng giao khoán nhân công với từng lao động

Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán nhân công với từng cá nhân, khi đó kế toán có trách nhiệm theo dõi, chấm công, tính lương, tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu toàn phần đối với từng người lao động.

Hồ sơ gồm:

  • Hợp đồng giao khoán nhân công
  • Hồ sơ lao động
  • Bảng chấm công
  • Bảng thanh toán tiền lương
  • Thực hiện đăng ký MST cho từng người lao động
  • Tính thuế TNCN: Theo biểu thuế toàn phần 10% trên thu nhập và không được giảm trừ.

2. Ký hợp đồng giao khoán nhân công với một nhóm người lao động

Trường hợp này người đại diện của nhóm sẽ là người đứng ra giao dịch với doanh nghiệp. Cung cấp danh sách nhân sự nhóm cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng giao khoán với từng cá nhân trong nhóm.

Người đại diện nhóm có trách nhiệm:

  • Theo dõi lao động trong nhóm
  • Chấm công
  • Lập bảng thanh toán tiền lương theo lương đã thỏa thuận trong hợp đồng giao khoán nhân công, cá nhân trong nhóm nhận lương phải ký nhận đầy đủ
  • Nhận tiền lương theo bảng lương và trả lại cho từng cá nhân trong nhóm
  • Gửi lại toàn bộ hồ sơ trên cho doanh nghiệp để doanh nghiệp làm căn cứ tính vào chi phí được trừ.

Tính thuế TNCN: Trước khi trả tổng lương của nhóm cho người đại diện nhóm, kế toán phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo biểu toàn phần 10%

3. Ký hợp đồng giao khoán nhân công chỉ với một người đại diện

Người này có trách nhiệm tìm kiếm lao động để thực hiện các công việc trong hợp đồng giao khoán, doanh nghiệp không cần danh sách những cá nhân lao động trong nhóm. Trường hợp này người đại diện nhóm như một cá nhân kinh doanh.

Tính thuế TNCN: Quy định về cá nhân kinh doanh được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2015 về việc tính thuế với cá nhân kinh doanh.

Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

a. Nguyên tắc áp dụng

  • Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
  • Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
  • Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

b. Căn cứ tính thuế

  • Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ…. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

Lĩnh vực ngành nghềTỷ lệ thuế suất
Thuế GTGTThuế TNCN
Phân phối, cung cấp hàng hóa1%0,5%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu5%2%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên liệu3%1,5%
Hoạt động kinh doanh khác2%1%

Như vậy, với trường hợp ký hợp đồng giao khoán nhân công với một người đại diện thì:

  • Nếu người đại diện này có tổng doanh thu từ kinh doanh trong năm dưới 100 triệu đồng thì không phải kê khai tính nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
  • Nếu tổng doanh thu trong năm của người đại diện trên 100 triệu đồng/năm thì người đại diện có thể thay mặt nhóm lao động của mình đến cơ quan thuế đề nghị được cấp hóa đơn lẻ theo số tiền trong hợp đồng giao khoán nhân công. Khi đó, cơ quan thuế sẽ khấu trừ thuế GTGT và thuế TNCN theo một trong những lĩnh vực ngành nghề được nêu trên.

IV. Một vài vấn đề liên quan đến hợp đồng giao khoán nhân công

1. Bảo hiểm xã hội

Vì đây chỉ là hợp đồng giao khoán nhân công (không phải là hợp đồng lao động) nên bạn không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

2. Thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ theo quy định được trích từ Điều 2 Thông tin 111/2013/TT-BTC thì cá nhân giao kế của bản hợp đồng cần phải có nghĩa vụ và trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền công, tiền lương từ việc thực hiện những hợp đồng giao khoán đó. 

Doanh nghiệp, công ty giao khoán có nhiệm vụ và trách nhiệm khấu trừ các khoản thu nhập cá nhân của người nhận khoán và cần cấp những giấy tờ, chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân đó. Trường hợp người nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp, công ty quyết toán thuế thì doanh nghiệp hoặc công ty đó không phải cấp chứng từ khấu trừ. Khi chi trả thu nhập cho cá nhân phải khấu trừ 10% nếu trả từ 2 triệu đồng trở lên/ lần.

Trường hợp doanh nghiệp thỏa thuận sẽ trả thay tiền thuế TNCN cho lao động thì người lao động không bị khấu trừ thuế TNCN nhưng doanh nghiệp phải có trách nhiệm tính, kê khai nộp khoản tiền thuế TNCN thay người lao động đó.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Để các khoản chi hợp đồng giao khoán nhân công được tính vào chi phí được khấu trừ thuế TNDN thì phải có các hồ sơ sau:

  • Hợp đồng giao khoán nhân công
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Bản sao chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân của người lao động
  • Biên bản xác nhận công việc hoàn thành
  • Bảng chấm công
  • Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn
  • Chứng từ chi tiền
  • Chứng từ khấu trừ thuế TNCN hoặc chứng từ nộp thuế TNCN

V. Mục đích và cách ghi hợp đồng giao khoán nhân công chi tiết nhất

1. Mục đích của hợp đồng giao khoán

Bạn đã hiểu rõ được mục đích của hợp đồng giao khoán nhân công là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Hợp đồng giao khoán nhân công là một loại hợp đồng có sự thỏa thuận từ hai bên, từ đó bạn có thể hiểu rằng bên nhận khoán cần hoàn thành theo yêu cầu công việc nhất định của bên giao khoán yêu cầu trên hợp đồng và sau đó bên nhận khoán cần bàn giao sản phẩm cho bên giao khoán đạt những yêu cầu được quy định trong hợp đồng. Bên giao khoán cần có trách nhiệm nhận lấy kết quả, sản phẩm của công việc mà bên nhận khoán bàn giao, kiểm tra và trả tiền thù lao đúng theo yêu cầu cho bên nhận khoán trong hợp đồng.

Mục đích chính của hợp đồng giao khoán nhân công chính là bản điều kiện, làm chứng từ ký kết giữa hai bên người nhận khoán và người giao khoán để làm căn cứ xác nhận về nội dung công việc giao khoán, khối lượng công việc cụ thể, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên. Đây cũng là cơ sở để xác thực thanh toán chi phí cho bên nhận khoán một cách rõ ràng và minh bạch.

2. Cách ghi hợp đồng giao khoán

Cách ghi hợp đồng giao khoán là khâu vô cùng quan trọng, để bản hợp đồng có hiệu lực trước pháp luật thì bạn cần phải ghi chính xác. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách ghi một bản hợp đồng giao khoán nhân công chuẩn chỉnh nhất nhé!

  • Góc trên cùng phía bên trái cần ghi rõ địa chỉ, tên đơn vị và số của hợp đồng giao khoán. Ghi rõ những nội dung bao gồm: Họ tên, chức vụ hiện tại đại diện cho phòng, ban hay bộ phận nào của hai bên nhận khoán và giao khoán.
  • Phần 1. Điều khoản chung

- Phương thức giao khoán: Bạn cần ghi rõ ràng về phương thức giao khoán cho người nhận khoán một cách chi tiết nhất.

- Điều kiện thực hiện hợp đồng: Những nội dung cam kết của 2 bên khi ký hợp đồng giao khoán cần được ghi lại đầy đủ và chi tiết nhất có thể.

- Thời gian thực hiện hợp đồng: Sau khi giữa hai bên thống nhất xong sẽ lấy ngày bắt đầu và ngày kết thúc để ghi vào bản hợp đồng, ghi rõ ràng ngày/tháng/năm đầy đủ.

- Các điều khoản các (nếu có): Cũng sẽ ghi rõ trong bản hợp đồng khi ký kết giữa hai bên.

  • Phần 2. Điều khoản cụ thể

Cả hai bên cần thống nhất và ghi rõ những nội dung bao gồm công việc khoán, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người giao khoán và người nhận khoán (điều kiện làm việc, thời gian hoàn thành, yêu cầu về sản phẩm được khóa, số tiền phải thanh toán)

Hợp đồng giao khoán nhân công sẽ được bên giao khoán lập thành 3 bản:

  • 1 bản giao khoán để giao cho người nhận khoán (đây được xem như bản chính)
  • 1 bản lưu ở bộ phận hợp đồng lập ra bản hợp đồng đó
  • 1 bản đưa đến phòng kế toán để phân công người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện có đúng theo hợp đồng giao khoán nhân công hay không, từ đó để lấy làm căn cứ để thanh toán hợp đồng cho bên nhận khoán.

Khi kết thúc hợp đồng, bạn cần chú ý có đầy đủ phần mục chữ ký cả họ và tên của hai bên đại diện, bên nhận khoán và bên giao khoán, kế toán trường và người lập bên giao khoán.

VI. Các mẫu hợp đồng giao khoán 

1. Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công mới nhất

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn tham khảo mẫu hợp đồng giao khoán nhân công mới nhất hiện nay, các bạn hãy tham khảo và áp dụng nhé!

mẫu hợp đồng giao khoán nhân công mới nhất

mẫu hợp đồng giao khoán nhân công mới nhấtmẫu hợp đồng giao khoán nhân công mới nhất

mẫu hợp đồng giao khoán nhân công mới nhất

Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công mới nhất

2. Mẫu hợp đồng giao khoán theo Thông tư 133

Ngoài mẫu hợp đồng giao khoán nhân công ở trên, mẫu hợp đồng giao khoán nhân công cũng được quy định theo Thông tư 133.

mẫu hợp đồng giao khoán nhân công theo thông tư 133

mẫu hợp đồng giao khoán nhân công theo thông tư 133

Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công theo thông tư 133

3. Mẫu hợp đồng giao khoán theo Thông tư 200

mẫu hợp đồng giao khoán nhân công theo thông tư 200

mẫu hợp đồng giao khoán nhân công theo thông tư 200

Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công theo thông tư 200

VII. Một số lưu ý khi lập mẫu hợp đồng giao khoán

Sau đây, chúng tôi sẽ nêu ra cho các bạn một số lưu ý khi lập mẫu hợp đồng giao khoán nhân công mà bạn cần biết:

  • Nội dung cơ bản của hợp đồng giao khoán cần nêu rõ các thông tin chính liên quan đến họ và tên, chức vụ của bên giao khoán và bên nhận giao khoán.
  • Trong hợp đồng giao khoán nhân công, cần ghi rõ các điều khoản chung và điều khoản cụ thể mà bên giao khoán và bên nhận giao khoán thỏa thuận liên quan đến phương thức giao khoán, điều kiện và thời gian thực hiện giao khoán, nội dung công việc thỏa thuận giao khoán, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện giao khoán và nhận giao khoán.
  • Sau khi hoàn thành những thông tin hướng dẫn, người đại diện bên giao khoán sẽ ký xác nhận vào hợp đồng giao khoán nhân công, những người liên quan được quy định cụ thể trong hợp đồng giao khoán nhân côngsẽ phải thực hiện nhiệm vụ theo đúng những điều khoản đã được thỏa thuận.

Hợp đồng giao khoán nhân công có thể chấm dứt trong các trường hợp bất khả kháng, có các lỗi phát sinh từ một trong hai bên, trong trường hợp chấm dứt hợp đồng cần báo trước, hai bên phải cùng nhau thỏa thuận và giải quyết. Nếu hủy bỏ hợp đồng mà không thông báo thì bên còn lại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hợp đồng.

VIII. Kết luận 

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về hợp đồng giao khoán nhân công, các mẫu hợp đồng giao khoán nhân công chuẩn chỉnh và mới nhất hiện nay. Với những thông tin đó hi vọng các bạn có thể hiểu rõ được những quy định, lưu ý của hợp đồng giao khoán để không mắc những sai sót.