Bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo chính là khởi đầu cho sự thành công đối với doanh nghiệp. Nhằm bắt đầu hoạt động và phát triển kinh doanh bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về quy trình cũng như cách lập kế hoạch kinh doanh tốt nhất.

Kế hoạch kinh doanh hay việc lập bảng kế hoạch kinh doanh giúp cho doanh nghiệp xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, là điều kiện để bạn phân tích những tiềm năng, những ưu thế cũng như khó khăn trong cách thứ bán hàng, kinh phí và chi phí của hoạt động kinh doanh. Bảng kế hoạch kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát nhất, đánh giá hiệu quả và những tiềm năng của hoạt động kinh doanh. 

I. Mục đích của việc lập bản kế hoạch kinh doanh.

Bản kế hoạch kinh doanh có thể bao gồm cả chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị, chiến lược marketing, chiến lược tài chính, … Vậy có thể thấy việc lập ra bản kế hoạch kinh doanh là vô cùng quan trọng trong việc mở mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các cá nhân. Nó sẽ giúp cho người lãnh đạo đưa ra được các quyết định chính xác trong kinh doanh, có được chiến lược bán hàng thành công, mở ra đường lối kinh doanh có mục tiêu rõ ràng. 

II. Mẫu bản kế hoạch kinh doanh phổ biến nhất

1. Mẫu bản kế hoạch kinh doanh chuẩn nhất

Download mẫu bảng kế hoạch kinh doanh: TẠI ĐÂY

2. Lập bản kế hoạch kinh doanh quán cafe nhỏ cho người mới bắt đầu 

2.1. Lập kế hoạch mở quán cafe

Tùy vào khả năng và sở thích, mỗi người sẽ tự lập cho mình một bản kế hoạch quán cafe khác nhau phụ thuộc vào tài chính, mục đích của cá nhân và nhu cầu của khách hàng. 

2.2. Tìm hiểu kỹ càng về cafe và ngành cafe nơi bạn muốn kinh doanh

Tìm hiểu về một số những gì có liên quan đến cafe, điển hình như:

Giá cả bất động sản tại nơi bạn muốn nhắm đến. 

  • Tham khảo các mẫu cafe mà bạn muốn kinh doanh trong mô hình của mình  và  những loại cafe đang hot trên thị trường.
  • Phân chia các loại cafe được làm bằng tay hay máy….
  • Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh.
  • Liên hệ với các designer để có thể đưa ra bản thiết kế phù hợp. 

Mẫu kế hoạch kinh doanh

Mẫu kế hoạch kinh doanh

2.3. Quyết định bắt đầu công việc

Đây là bước quan trọng để biết bạn có thực sự nghiêm túc với công việc này. Có thể thấy, việc kinh doanh nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn. Đòi hỏi các yếu tố khác nhau. Nhưng chỉ cần bạn quyết tâm “làm” thì chắc chắn thành công đang đợi bạn phía trước rồi nhé. 

2.4. Nghiên cứu địa điểm mở quán cafe

Địa điểm mở quán là một trong những yếu tố rất quan trọng. Một địa điểm lý tưởng giúp cho bạn tiếp cận tối đa được khách hàng của mình sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn trở nên thành công hơn.

2.5. Nghiên cứu thị trường và mục tiêu khi kinh doanh cafe

Hãy hướng đến các đối tượng là khách hàng. Khách hàng là ai? Khách công sở hay học sinh, sinh viên….. Thời điểm đến quán cafe là sáng, chiều hay tối… Điều này rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến doanh thu sau này của quán.

Tìm hiểu tâm lý khách hàng và xu hướng dùng đồ uống của họ. Người từng vùng miền có những cách thưởng thức cafe khác nhau, từ đó đưa ra được những công thức chuẩn và áp dụng vào thức uống. 

2.6. Đặt ra câu hỏi số vốn bỏ ra khi mở quán cafe

Xác định rõ ràng nguồn vốn bạn sẽ bỏ ra để đầu tư vào quán. Nên suy nghĩ kĩ vì đây chính là bước đệm quyết định bạn có chắc chắn gây dựng nên nền móng của quán hay không

 III. 6 bước trước khi có bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

  • Bước 1: Viết ra ý tưởng kinh doanh cơ bản của cá nhân.
  • Bước 2: Thu thập các số liệu bạn có thể có về tính khả thi và chi tiết của ý tưởng kinh doanh của bạn.
  • Bước 3: Tập trung,sàng lọc ý tưởng của mình trên cơ sở các số liệu đã có.
  • Bước 4: Phác họa chi tiết về mô hình kinh doanh của bạn. Sử dụng phương pháp tiếp cận các câu hỏi “cái gì? Ở đâu? Tại sao? và Như thế nào” điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
  • Bước 5: Làm cho bản kế hoạch của bạn thật hấp dẫn để nó không những mang lại cho bạn cái nhìn sâu sắc mà còn trở thành một công cụ tốt khi làm việc với các mối quan hệ có tầm quan trọng đối với bạn.
  • Bước 6: Tham khảo các bản kế hoạch kinh doanh để tự đưa ra được bản kế hoạch của riêng mình.

Xem thêm: Kinh doanh trà sữa cơ hội và thách thức

IV. Hướng dẫn cách viết bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất

Ý tưởng kinh doanh chưa bao giờ là khan hiếm. Để biến ý tưởng kinh doanh thành hành động kinh doanh là cả một quá trình cần phải đầu tư thời gian. Công đoạn đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh đó là lập kế hoạch kinh doanh.

Sau đây là những yếu tố chính để lập nên một bản kế hoạch kinh doanh:

1. Bản tóm lược

Đối với các nhà đầu tư thì ấn tượng ban đầu quan trọng bậc nhất. Bạn nên trình lên trước một bản kế hoạch kinh doanh tóm tắt súc tích khoảng 3 đến 4 trang. Trong bản kế hoạch tóm tắt đó, bạn đề cập tới đối tượng kinh doanh là gì? Trong thời điểm hiện tại loại hình kinh doanh này có thị trường như thế nào? Quy mô công ty của bạn ra sao? Dự kiến về chi phí, doanh thu và lợi nhuận? Những thông tin về trình độ học vấn, chứng chỉ liên quan đến những người sáng lập công ty là điều rất cần thiết.

2. Kinh doanh

Hãy dùng ý tưởng kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư. Đặt ra đích đến của mô hình kinh doanh của bạn là gì? Bạn có muốn dành một thị phần nhất định nào đó hay chiếm lĩnh toàn bộ cả thị trường.Bằng cách nào đó, bạn hãy giải thích rõ ràng kế hoạch kinh doanh để đạt được mục tiêu. Hãy trình bày với nhà đầu tư chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh của bạn là lấp đầy những lỗ hổng thị trường hay sẽ tung ra sản phẩm với giá ưu đãi hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

Trình bày ngắn gọn tư cách pháp nhân doanh nghiệp cùng với sự bảo đảm kèm theo. Nếu ai chưa chắc chắn về vấn đề này thì nên tìm hiểu về thuế. Hãy nhớ rằng, các nhà đầu tư sẽ đặc biệt quan tâm tới việc bạn sẽ lựa chọn thị trường như thế nào để kinh doanh với những thị trường bán lẻ. Hãy mô tả ngành nghề kinh doanh của bạn. 

Bản kế hoạch kinh doanh mẫu

Bản kế hoạch kinh doanh mẫu

3. Mặt hàng kinh doanh

Phải cố gắng thuyết phục những người bỏ vốn rằng không phải là một kế hoạch kinh doanh không có tính khả thi. Tại sao khách hàng lại mong chờ và sẵn sàng đón nhận các sản phẩm của bạn? Những thông tin về tình hình và những khả năng phát triển trong tương lai của sản phẩm cũng hết sức quan trọng. Việc sản xuất mặt hàng đó sẽ được tiến hành bằng phương thức nào? Hệ thống thiết bị, máy móc nào bạn sẽ định đưa vào hoạt động?

Khi sử dụng quy trình sản xuất công nghệ, chúng tôi khuyên bạn nên bỏ qua những chi tiết rắc rối, mà chỉ nên tập trung giải thích sao cho đơn giản và rõ ràng tới mức có thể.

4. Thị trường 

Bạn hãy tìm hiểu thông tin của các ngành nghề liên quan, các doanh nghiệp lớn để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường mà bạn đang muốn tiêu thụ sản phẩm.

5. Tiêu thụ

Dự định đưa sản phẩm của bạn đến với khách hàng như thế nào? Hãy miêu tả quy trình bán hàng. Bạn đang có suy nghĩ như thế nào về việc thành lập chuỗi sản xuất kinh doanh?  Bạn phải bỏ tiền ra để PR cho sản phẩm, nó có thể chiếm một phần không nhỏ trong phần vốn ban đầu của bạn. Và dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra như thế nào ? Làm thế nào để mặt hàng của bạn đưa được đến tận tay người tiêu dùng…

6. Người chủ sở hữu

Hãy giới thiệu về bản thân và các thành phần trong ban quản trị công ty. Phần này sẽ chứng minh được ai là một doanh nghiệp thật sự có năng lực. Hãy trình bày những kinh nghiệm mà bạn đã đạt được để các chủ đầu tư có niềm tin vào lời nói cũng như tin tưởng vào quyết định của bạn.. Những người bỏ tiền cho bạn cũng muốn biết lý do tại sao bạn lại muốn tự lập.

Ngoài ra, hãy giải thích rõ những chức vụ quan trọng nào trong công ty và do ai đảm nhận. Muốn công ty có chỗ đứng trong tương lai thì nên chứng tỏ năng lực làm việc của mình ngay từ những ngày đầu làm việc.

7. Kế hoạch tương lai

Phải thuyết phục được người nghe về khả năng thành công và phát triển của lĩnh vực bạn kinh doanh, bằng cách đưa ra những dẫn chứng,lý lẽ cụ thể.Đưa ra được nguồn thu nhập trong dự tính từ đó nhìn nhận được nguồn thu ở thực tế. Lên kế hoạch tài chính để thể hiện được các khoản doanh thu và các nguồn tài trợ vốn đều có thể đáp ứng, chi trả cho tất cả các khoản thanh toán. Trình bày hoạt động kinh doanh cụ thể trong các năm tiếp theo.

8. Những cơ hội và nguy cơ

Cần phải thể hiện được rằng bạn đã lường trước và tính đến mọi khả năng ví dụ như những cơ hội đặc biệt,những rủi ro có thể xảy ra. Bản dự tính về doanh thu cũng như thu nhập thực tế trong những năm tiếp theo thường chưa có được sự đảm bảo chắc chắn cho nên bạn nên tính toán thật kỹ để chắc chắn dự định của bạn phát triển trong điều kiện thuận lợi.

Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn cũng là điều nên lưu tâm.

9. Nhu cầu tài chính

Bạn sẽ không cần thiết phải nói nguồn vốn mà bạn được cung cấp là từ ai. Sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các tổ chức, cá nhân và các công ty cổ phần. Hãy chọn cho mình một hình thức liên kết kinh doanh hợp lý và nêu rõ ai, phải bỏ ra bao nhiêu tiền hùn vốn và số cổ phần họ được nắm giữ là bao nhiêu.

10. Tài liệu kèm theo

Hãy cung cấp thông tin cần thiết cho những người quan tâm tới sản phẩm của bạn. Gửi bản lý lịch của người sáng lập, cũng như tên tuổi các thành viên của công ty,các mặt hàng kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, danh sách vị trí đề cử.

Hãy giới hạn những thông tin quan trọng nhất để giúp cho bản chiến lược kinh doanh của bạn ngắn gọn, xúc tích.

Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh

V. Một số lưu ý khi lập bản kế hoạch kinh doanh

  • Lợi nhuận ròng hàng năm trong ngành này là bao nhiêu? Đưa ra được con số cụ thể
  • Thách thức tới từ các doanh nghiệp khác cùng cung cấp sản phẩm/dịch vụ này
  • Cơ hội của chúng ta khi tham gia thị trường( những thuận lợi và khó khăn có thể xảy ra)
  • Hạch toán chi tiết trong từng giai đoạn cho tới khi hòa vốn
  • Phương án hợp tác  

VI. Kết luận 

Kế hoạch kinh doanh là văn bản mô tả chi tiết các hoạt động, quá trình kinh doanh của công ty, doanh nghiệp ứng với một thời gian nhất định trong tương lai.. Việc lập bản kế hoạch kinh doanh giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, vạch ra đường đi đúng đắn cho cả công ty và doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng giúp việc quản lý ngân sách thuận lợi cũng như kiểm soát được rủi ro gặp phải, góp phần tạo cho công ty, doanh nghiệp một nền tảng vững chắc trong hiện tại và tương lai.