Là một người mua hàng chắc chắn ai cũng muốn được chiết khấu. Thuật ngữ chiết khấu được sử dụng nhiều trong kinh doanh vậy nó có ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu chiết khấu là gì và các loại chiết khấu trong kinh doanh trong bài viết dưới đây.
Chiết khấu là gì? Chiết khấu là một trong những phương pháp thường xuyên được sử dụng trong Marketing nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đây là hình thức được người tiêu dùng ưa thích bởi cảm giác được mua hàng với giá “hời” và nó mang lại hiệu quả nhanh chóng cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên lạm dụng phương pháp này trong dài hạn bởi sẽ khiến các khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu chiết khấu là gì? chiết khấu thương mại là gì? chiết khấu thanh toán là gì? chiết khấu bán hàng là gì? Làm sao để sử dụng chiết khấu mà không làm giảm giá trị sản phẩm?
I. Tổng quan về chiết khấu
1. Chiết khấu là gì?
Chiết khấu được hiểu là một hình thức giảm giá niêm yết của một sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp theo tỷ lệ phần trăm nhất định. Chiết khấu được coi là một chiến lược Marketing về giá và thường xuyên được sử dụng trong kinh doanh. Đây là phương pháp kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, một chiến lược kinh doanh quen thuộc nhưng luôn có hiệu quả.
Chiết khấu là gì?
Doanh nghiệp có thể áp dụng rất nhiều kiểu chiết khấu khác nhau như chiết khấu dành cho những khách hàng mua lần đầu, khách mua sỉ, chiết khấu tùy sản phẩm, chiết khấu dịp lễ Tết, giờ vàng,...
Mục đích của chiết khấu là gì? Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu Marketing nhưng lý do chung nhất là để cạnh tranh, lôi kéo khách hàng, kích thích nhu cầu mua sắm. Đồng thời giới thiệu các sản phẩm mới, tri ân khách hàng trung thành hoặc để xả kho hàng tồn nhanh chóng.
2. Mức chiết khấu là gì
Mức chiết khấu được chọn dựa trên chi phí, tỷ lệ chiết khấu có thể dễ dàng điều chỉnh. Người bán cần có sự tính toán phù hợp sao cho đưa ra mức chiết khấu hợp lý nhất, nó giúp kích thích khách hàng và cũng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giống như kinh doanh nhượng quyền thì doanh nghiệp cũng nhận được chiết khấu từ doanh thu cửa hàng nhượng quyền.
3. Chiết khấu ngân hàng là gì?
Chiết khấu có thể được hiểu là hình thức ngân hàng kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng đứng ra cho vay, nhận hoặc gửi, các dịch vụ cầm cố thế chấp… để thu về phần lãi từ những khách hàng của mình. Lãi chiết khấu trong ngân hàng được hiểu là phần lãi suất do ngân hàng tính lãi đối với khách hàng của mình.
4. Tỷ lệ chiết khấu là gì?
Tỷ lệ chiết khấu (còn gọi là chiết suất) thường được chọn tương đương nhau với chi phí vốn. Với tỷ lệ chiết khấu có thể thay đổi được. Nó đòi hỏi có sự tính toán vô cùng kỹ lưỡng. Đồng thời tỷ lệ chiết khấu cũng sẽ liên quan tới các vấn đề rủi ro, vòng quay tiền tệ và một số vấn đề khác trong nền kinh tế.
II. Chiết khấu trong kinh doanh là gì?
Chiết khấu trong kinh doanh là tỷ lệ phần trăm giảm giá mà người bán dành cho người mua. Chiết khấu là gì trong kinh doanh nhằm thúc đẩy nhu cầu mua hàng với số lượng lớn của khách hàng. Các loại chiết khấu thường đi kèm với điều kiện như thanh toán qua app, mua số lượng lớn, thanh toán trước hạn,...
Ví dụ với đơn hàng 1 triệu, khách hàng được chiết khấu 10%, tức là doanh nghiệp chịu 100 nghìn tiền chiết khấu để người mua hàng mua nhiều hơn.
1. Chiết khấu tiền mặt là gì?
Chiết khấu tiền mặt là khoản trợ cấp hoặc nhượng bộ mà người bán đưa ra cho người mua để khuyến khích việc thanh toán nhanh chóng nhất. Chiết khấu được sử dụng nếu người mua thanh toán ngay lập tức bằng tiền mặt. Chiết khấu tiền mặt thường được liệt kê trong báo giá và hóa đơn. Nó được ghi dưới dạng phần trăm và được khấu trừ từ tổng đơn giá người mua bỏ ra.
2. Chiết khấu thương mại là gì?
Chiết khấu thương mại là gì? Chiết khấu thương mại được hiểu là việc giảm giá trên danh mục hàng hóa theo số lượng. Mục đích của việc chiết khấu này để kích thích người mua thực hiện lô hàng lớn, thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Chiết khấu thương mại không được hiển thị trong sổ sách kế toán doanh nghiệp. Nó được trừ thẳng trong giá danh mục nhập và thay đổi theo số lượng đặt hàng.
III. Những lý do không nên lạm dụng chiết khấu là gì?
Cái gì nếu quá cũng không tốt, như một món ăn mà bạn cho quá nhiều gia vị mặn thì món đó cũng hỏng, quá nhiều gia vị ngọt thì cũng không ngon. Chúng ta cần nêm nếm đủ vị, trong kinh doanh cũng vậy. Bạn cần biết tiết chế, sử dụng chương trình chiết khấu đúng lúc, đúng cách.Vậy những lý do khiến bạn không nên lạm dụng chiết khấu là gì?
Chiết khấu là gì trong kinh doanh
1. Khách hàng sẽ mất niềm tin vào sản phẩm
Bạn có thể chiết khấu 1, 2 lần để kích thích mua hàng nhưng đừng vì thế mà lợi dụng nó, xa dần khách hàng thấy được việc này sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu sản phẩm bạn có vấn đề gì không, tại sao bạn lại liên tục giảm giá? Và liệu chất lượng, uy tín của sản phẩm doanh nghiệp sẽ bị đánh giá như thế nào về tiêu chuẩn chung của toàn ngành hàng? Khách hàng có thể nghi ngờ rằng liệu họ có bị lừa hay không về giá sản phẩm của bạn, liệu giá có thấp hơn không và có phải bạn đang đặt giá cao nên mới có thể thường xuyên giảm giá như vậy? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra và bạn sẽ dần mất đi niềm tin từ phía khách hàng.
Độ uy tín doanh nghiệp mà bạn xây dựng bấy lâu nay trong lòng khách hàng bởi rất nhiều chiến lược Marketing mà giờ đây chỉ vì sự lạm dụng một chiến thuật Chiết khấu mà mất đi niềm tin của khách hàng. Từ đó doanh thu cũng bị ảnh hưởng và cả hình ảnh thương hiệu cũng từ đó mà ra đi. Vì vậy trước khi bắt đầu thực hiện một chương trình giảm giá, bạn cần phải xác định được mục đích của chiết khấu là gì? Sản phẩm sẽ chiết khấu là gì? và ảnh hưởng của việc chiết khấu là gì?
2. Tránh sự nhàm chán cho thương hiệu
Theo nhiều khảo sát cho thấy những thương hiệu ít khi có chương trình khuyến mãi, chiết khấu trong năm thường được khách hàng mong đợi, săn đón hơn trong những ngày giảm giá. Đây cũng là một trong những cách mà nhiều thương hiệu cao cấp áp dụng để không làm giảm giá trị hàng hóa, vừa kích thích được nhu cầu của khách hàng.
Đối với nhiều khách hàng họ sẽ sinh ra suy nghĩ là nếu không mua đợt này thì sẽ có đợt sau, nhiều khách hàng còn dự đoán trước được thời gian doanh nghiệp đưa ra chương trình khuyến mãi nữa. Như vậy chiến lược này đã thất bại, làm giảm đi sức hút của việc chiết khấu cũng như mong đợi từ khách hàng.
3. “Tiền nào của đấy”
Đánh giá chất lượng sản phẩm thường thông qua định giá của nó, đây cũng là một trong những nhận thức lâu đời của người Việt Nam khi nói câu “tiền nào của nấy”. Nếu như việc chiết khấu là gì này không được áp dụng đúng cách sẽ khiến giảm đi giá trị của sản phẩm, thương hiệu của bạn.
4. Lợi nhuận, doanh thu bị thụt giảm
Tác động trực tiếp và tiêu cực nhất đối với doanh nghiệp khi lạm dụng chiết khấu là gì? Đó chính là việc lợi nhuận, doanh thu sụt giảm. Việc bạn chiết khấu phần trăm giá thành sản phẩm đồng nghĩa với việc bạn phải bán được bằng hoặc nhiều hơn số tiền đã bỏ ra cho chiết khấu. Bên cạnh đó còn có chi phí mặt bằng, nhân viên,... chứ không chỉ là chi phí sản xuất ra sản phẩm đó.
IV. Cách sử dụng chiết khấu không làm giảm giá trị của sản phẩm
Cách sử dụng đúng chiết khấu là gì?
Đầu tiên hãy tập trung vào giá trị và chất lượng sản phẩm mà bạn đang có, không liên quan đến chính sách chiết khấu, đây sẽ luôn là ưu tiên số 1 của doanh nghiệp. Bạn hãy tập trung vào cách sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có thể tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng của mình. Chỉ có đảm bảo giá trị, chất lượng sản phẩm mới có thể giữ được lòng tin của khách hàng.
Thứ hai, nhu cầu của khách hàng mục tiêu là điều mà doanh nghiệp cần tập trung đáp ứng, thỏa mãn. Từ đó mới có thể kích thích được nhu cầu của khách hàng mục tiêu, đưa ra đúng chiến lược chiết khấu phù hợp trong thời điểm hoàn hảo.
Cuối cùng, kết hợp các phương pháp khác để đẩy mạnh chương trình chiết khấu. Quảng cáo hiển thị xuất hiện đúng thời điểm sẽ khiến khách hàng hứng thú với chương trìnhchiết khấu, tạo ra hiệu quả rõ rệt thay vì 2 hoạt động này tách riêng.
V. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến hoạt động chiết khấu là gì? Chiết khấu thanh toán là gì? Chiết khấu bán hàng là gì? Vai trò và các loại chiết khấu mà doanh nghiệp thường áp dụng. Sau bài viết này mong rằng bạn đọc đã có những kinh nghiệm riêng để áp dụng chiết khấu đúng cách, đúng lúc, tránh mắc những sai lầm kể trên. Chúc các bạn thành công!