Bạn biết những phong cách lãnh đạo cảm xúc hiệu quả nào không? Bạn đã nắm được cách áp dụng vào quản trị nhân sự đúng đắn hay chưa? Tất cả những câu hỏi về phong cách lãnh đạo cảm xúc sẽ được 123job giải đáp ngay cho bạn trong bài viết dưới đây.

Muốn quản trị nhân sự tốt, bạn nhất định phải có phong cách lãnh đạo đúng đắn. Nhưng điều làm nên sự khác biệt của các nhà quản trị lại chính là biết áp dụng trí tuệ cảm xúc vào phong cách lãnh đạo của mình. Liệu bạn đã biết bao nhiêu phong cách lãnh đạo cảm xúc nên theo đuổi? Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ chia sẻ cho bạn TOP 6 phong cách lãnh đạo cảm xúc và cách áp dụng trong quản trị nhân sự hiệu quả nhất. 

I. Tầm quan trọng của trí tuệ xúc cảm trong quản trị nhân sự

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence - EI) được dùng dưới hàm nghĩa khi nói về chỉ số EQ của từng cá nhân (Emotional Intelligence Quotient). Trí tuệ cảm xúc mô tả khả năng tự nhận thức được cảm xúc của chính mình; để đánh giá, xác định và điều tiết cảm xúc sao cho phù hợp với đối phương.

Bạn đã hiểu phong cách lãnh đạo cảm xúc là gì? Bạn đã hiểu phong cách lãnh đạo cảm xúc là gì? 

Phong cách lãnh đạo là gì? là việc dùng trí tuệ để điều hướng cảm xúc của những người xung quanh bạn (ví dụ như áp dụng trong quản trị nhân sự). Nếu không nắm được kiến thức căn bản về tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc, thì người quản trị có tài ba, thông minh đến đâu cũng rất khó để có được phong cách quản trị tầm vóc. 

II. 6 phong cách lãnh đạo cảm xúc và cách áp dụng trong quản trị nhân sự

1. Phong cách Định hướng - The Authoritative (Visionary) Leader

Phong cách lãnh đạo định hướng chính là khả năng truyền cảm hứng, tạo ra “khung xương sống” công việc đã được thiết lập, để mọi người cùng làm theo và đạt tới mục tiêu cuối cùng. Nhà lãnh đạo vẽ ra các lối đi tới vạch đích, nhưng chọn con đường nào là do nhân viên tự quyết định.

Phong cách lãnh đạo định hướng thường được khuyến khích khi công ty cần một chiến lược kinh doanh hoàn hảo, một hướng đi mới lạ. Nền tảng trong phong cách định hướng chính là sự tự tin, quyết đoán và đồng cảm, tuy nhiên, nếu áp dụng quá lâu dài, sẽ khiến bạn trở nên hống hách, mất điểm trong mắt các nhân viên. 

  • Ví dụ áp dụng: 

Bạn đang giữ vai trò của một trưởng phòng kinh doanh. Sắp tới đây công ty cần tăng doanh thu bán hàng, để thực hiện mục tiêu bạn đề ra kế hoạch chú trọng tới tâm lý người tiêu dùng, hoàn toàn mới lạ với nhân viên. Trước quy trình đổi mới này, với sự phấn khích, chân thành của bạn, nhân viên chắc chắn sẽ nỗ lực hết mình và sẵn sàng cố gắng để đạt được mục tiêu.  

2. Phong cách Huấn luyện - The Coaching Leader

Đây là phong cách quản lý tập trung vào sự phát triển của nhân viên, nhờ đó, nhà quản trị nhìn thấy được đâu là lỗ hổng của họ, chỉ cho họ cách hoàn thiện và kết nối định hướng bản thân với tập thể. Phong cách huấn luyện đạt hiệu quả nhất khi có nhân viên muốn được giúp đỡ, rèn luyện kỹ năng, nhưng bạn không nên quá lạm dụng phong cách này trong sự giám sát 1-1 với nhân viên, khiến họ có cảm giác vô dụng, thiếu sự tự tin.

Phong cách lãnh đạo huấn luyện - luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên khi gặp vướng mắc trong công việcPhong cách lãnh đạo huấn luyện - luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên khi gặp vướng mắc trong công việc

  • Ví dụ áp dụng:

Nhân viên A - một nhân sự mới. Trong tuần đầu đi làm, cô không thể thích nghi với công việc, và có những lời so sánh với chỗ làm trước đây. Trong trường hợp này, bạn nên gặp nhân viên A để nói chuyện, đồng thời giao một số dự án ngắn hạn cho A tiếp nhận. Sau một thời gian ngắn, nhờ sự nhiệt tình tạo động lực làm việc cho nhân viên của bạn, A đã học hỏi được thêm những kiến thức mới, mở rộng nền tảng chuyên môn và có cảm hứng với công việc của mình nhiều hơn. 

3. Phong cách Kết nối - The Affiliative Leader

Phong cách kết nối luôn chú trọng hình thành sự thiện cảm, hài hòa và kết nối cảm xúc giữa các nhân viên. Bạn muốn theo đuổi phong cách lãnh đạo quản lý này, cần biết tôn trọng và đánh giá cao cảm xúc của người khác, để khuyến khích các nhân viên hướng tới sự hòa nhập. Yếu tố ưu tiên luôn là hàn gắn nhân viên sau những cuộc xung đột không cần thiết, hoặc các bất đồng gây mất lòng tin. 

  • Ví dụ áp dụng:

Bạn được thăng chức đảm nhận vị trí Marketing Manager, thay cho sếp cũ với phong cách lãnh đạo độc tài. Nhân viên phòng ban vướng phải những “dư vị” từ quá khứ, trở nên khó gần với bất kỳ lãnh đạo nào. Điều bạn cần làm là hàn gắn lại niềm tin với các nhân viên trước khi bắt đầu nhiệm vụ. Sau vài cuộc họp được thoải mái mở lòng, đưa ra nhận xét, nhân viên của bạn đã cởi mở hơn, cảm xúc được gắn kết và bắt đầu hào hứng với một lãnh đạo mới. 

4. Phong cách Dân chủ - The Democratic Leader

Phong cách lãnh đạo dân chủ luôn soi chiếu vào hợp tác làm giá trị cốt lõi. Họ tập trung vào sự nhất trí, đồng lòng đến từ nhân viên, tạo dựng cho họ ý thức tập thể cao, cùng chung sức để hoàn thành dự án. Để nâng cao hiệu quả phong cách lãnh đạo dân chủ, bạn nên rèn luyện kỹ năng lắng nghe, khả năng thuyết phục và thúc đẩy năng lực làm việc của nhân viên. 

Sự đồng lòng của đội ngũ nhân viên luôn là yếu tố quan trọng của phong cách lãnh đạo dân chủSự đồng lòng của đội ngũ nhân viên luôn là yếu tố quan trọng của phong cách lãnh đạo dân chủ

  • Ví dụ áp dụng:

Doanh số bán hàng trong quý 2 giảm mạnh, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, khiến bạn vô cùng lo lắng. Bạn quyết định mở một cuộc họp, yêu cầu nhân viên đưa ra ý kiến và đề xuất giải pháp cho trường hợp này. Việc còn lại của bạn là lắng nghe các thành viên được tự do đưa ra suy nghĩ của bản thân. 

5. Phong cách Chỉ huy - The Coercive (Commanding) Leader

Người có phong cách lãnh đạo chỉ huy luôn làm việc dựa trên phương pháp độc đoán, bảo thủ và cưỡng chế. Họ dùng những mệnh lệnh, các chính sách trừng phạt mạnh tay để kiểm soát chặt chẽ tình hình nhân sự trong công ty. Bạn cần xem xét thật kỹ phong cách quản trị này, bởi nó thường gây sự tự ái đối với nhân viên. Bạn nên sử dụng trong những tình huống với nhân viên bất hợp tác, hay có khủng hoảng phát sinh.

  • Ví dụ áp dụng:

Bạn vừa nhận chức của một CEO mới, nhưng giá cổ phiếu của công ty đang liên tục giảm mạnh. Trên cương vị là nhà lãnh đạo, bạn cần “dẹp loạn” trong nội bộ công ty trước, sử dụng sự chỉ huy hoạt bát của mình, tìm ra người chịu trách nhiệm và tiến hành giải pháp cấp bách cho khủng hoảng.

6. Phong cách Dẫn đầu - The Pacesetting Leader

Người lãnh đạo định hướng theo phong cách dẫn đầu, luôn đòi hỏi nhân viên phải làm việc nhanh hơn, hoàn hảo hơn, giống như những gì họ đang cố gắng thực hiện. Dễ dàng nhận thấy phong cách lãnh đạo này luôn chú trọng nhiều vào hiệu suất hoàn thành công việc. Nhưng chỉ nên áp dụng phong cách dẫn đầu trong khoảng thời gian ngắn, khi bạn cần hiệu quả công việc nhanh chóng, hoặc với những nhân viên đã có sự tận tâm và cố gắng ngay từ đầu. 

Với phong cách lãnh đạo dẫn đầu, nhân viên luôn phải buộc mình theo yêu cầu gắt gao của cấp trênVới phong cách lãnh đạo dẫn đầu, nhân viên luôn phải buộc mình theo yêu cầu gắt gao của cấp trên

  • Ví dụ áp dụng:

Sắp đến kỳ nghỉ lễ, nhưng cấp trên lại yêu cầu đội bạn phải đạt doanh thu gấp 3 so với tháng vừa rồi. Trước kỳ nghỉ dài ngày, nhân viên của bạn rơi vào tinh thần “rã đám” hiệu suất công việc giảm rõ rệt. Là một trưởng phòng, bạn cần gương mẫu làm thêm giờ, cố gắng không ngừng nghỉ, để yêu cầu nhân viên tăng ca, đảm bảo mục tiêu được giao. 

III. Những điều cần chú ý khi áp dụng trí tuệ cảm xúc vào quản trị nhân sự

Quy trình quản trị nhân sự thường có xu hướng không cố định trong bất kỳ trường hợp nào, vậy nên, bạn phải cân nhắc thật kỹ, đánh giá đúng thực trạng để áp dụng một hoặc kết hợp một vài phong cách lãnh đạo cảm xúc, để giải quyết tình huống. Trong đó, các phong cách lãnh đạo huấn luyện, dân chủ, định hướng và kết nối sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực tại các không gian làm việc cần sự hài hòa và hợp tác tập thể. Trái lại, các phong cách chỉ huy và dẫn đầu có thể giúp hoàn thành công việc hiệu quả, nhưng sẽ tạo ra môi trường không thoải mãi, mang tính đè nén nhân viên, gây gò bó và thiếu ý tưởng kinh doanh sáng tạo

IV. Kết luận

Đối với một nhà quản trị nhân sự giỏi, nắm rõ 6 phong cách lãnh đạo cảm xúc, chính là tìm kiếm được kim chỉ nam hữu ích trong sự nghiệp của mình. Hy vọng với bài viết trên đây, 123job đã chia sẻ cho bạn những phong cách lãnh đạo cảm xúc và áp dụng vào công tác quản lý nhân sự hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!