Trắc nghiệm MBTI được biết đến từ đầu thế kỷ 20 và nhanh chóng trở thành một trong những bài kiểm tra tính cách phổ biến nhất cho đến tận bây giờ, được ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong các lĩnh vực đời sống.

Được nghiên cứu và phát triển từ năm 1917, MBTI hiện nay trở thành phương pháp nghiên cứu tính cách hành vi của con người hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của MBTI test là định hướng nghề nghiệp vì thế mà các bài test MBTI còn được gọi với nhiều cái tên khác như trắc nghiệm nghề nghiệp, trắc nghiệm hướng nghiệp, trắc nghiệm chọn nghề test nghề nghiệp hay trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp.

Trắc nghiệm MBTI là gì? các hình thức test MBTI, kiểm tra MBTI phổ biến hiện nay là gì? theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về phương pháp trắc nghiệm tính cách cá nhân này.

I. MBTI là gì?

1. Khái niệm 

mbti

Trắc nghiệm MBTI là gì? Kiểm tra MBTI

Trắc nghiệm MBTI là gì? Các bạn hẳn đã quá quen thuộc với thuật ngữ MBTI và nhận biết được đây là một dạng bài kiểm tra tính cách để từ kết quả đó phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như test nghề nghiệp, định hướng và chọn nghề. Tuy nhiên không phải ai cũng có một cái nhìn đầy đủ về khái niệm của thuật ngữ này.

MBTI viết tắt của Myers - Briggs - Type - Indicator, đây là tên gọi của một phương pháp khám phá tính cách cá nhân qua bộ câu trắc nghiệm tính cách gồm 16 câu hỏi do 2 nhà khoa học, tâm lý học Isabel Myers và Kathryn Briggs sáng tạo nên dựa trên nền tảng tâm lý học và có độ chính xác rất cao.

Bài trắc nghiệm tính cách MBTI dựa vào những câu trả lời của mỗi người cho mỗi câu hỏi từ đó kết hợp và phân tích để suy ra cá tính, tính cách riêng biệt của người làm trắc nghiệm MBTI.  Bộ câu hỏi trắc nghiệm MBTI có các dạng 70 câu hỏi, 72 câu hỏi và 76 câu hỏi. Ngày nay khá dễ dàng để có thể tiếp cận với các bài trắc nghiệm tính cách miễn phí.

2. Lịch sử hình thành và phát triển

Bắt nguồn từ công trình nghiên cứu phương pháp nghiên cứu hành vi và tính cách con người của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung vào năm 1921, Katherine Briggs và Isabel Myer đã bổ sung và hoàn chỉnh phương pháp trắc nghiệm MBTI vào năm 1962 trong cuốn sách mà cả 2 đồng tác giả - Myers-Briggs Type Indicators.

Ban đầu, nhà tâm lý học Carl Gustav Jung với mục đích hỗ trợ cho mục đích nghiên cứu về ý thức và vô thức đưa ra 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng của một con người là:

  • Extraversion – Introversion (hướng nội/hướng ngoại ) - Xu hướng tự nhiên của nguồn năng lượng
  • iNtuition – Sensation (trực giác/giác quan) - Cách thức tìm hiểu, nhận thức thế giới bên ngoài
  • Thinking – Feeling (lý trí/tình cảm) - Cách thức quyết định, đưa ra lựa chọn

Sau đó, Myer và Briggs bổ sung thêm yếu tố thứ 4 là Judging – Perceiving (nguyên tắc/linh hoạt) - Cách tác động lên thế giới bên ngoài. và phát triển hệ thống phân loại gồm 16 loại tính cách từ 4 tiêu chí trên. Mỗi tính cách trong nhóm 16 tính cách được phân loại có những đặc điểm, tính chất khác nhau và hệ thống phân loại này không chỉ chỉ ra đặc điểm mà còn giúp phân tích, lý giải và dự đoán hành vi của mỗi cá thể mang các nét tính cách khác nhau.

MBTI trắc nghiệm

16 tính cách trong trắc nghiệm MBIT

Từ nền tảng này, việc phát triển của hệ thống kiểm tra MBTI trên toàn thế giới đã và đang diễn ra ngày một sôi nổi và bùng nổ với nhiều nghiên cứu, phát hiện mới về lý thuyết và các ứng dụng của hệ thống kiểm tra tính cách này này.

Trong vòng 50 năm, hệ thống tài liệu về công cụ trắc nghiệm MBTI đã tăng lên 150 lần từ 81 tài liệu lên đến 12.140 tài liệu theo thống kê của Trung tâm CAPT, 2011. Hiện tại phương pháp MBTI được ứng dụng dưới nhiều hình thức: trắc nghiệm nghề nghiệp, trắc nghiệm hướng nghiệp,trắc nghiệm tính cách, trắc nghiệm chọn nghề,...

3. Các tiêu chí đánh giá trong trắc nghiệm tính cách MBTI - MBTI test

Như đã đề cập ở trên, nhóm 16 tính cách từ MBTI test xuất phát từ nhóm 4 tiêu chí đánh giá tính cách. Vậy cụ thể các tiêu chí đánh giá tính cách trong trắc nghiệm MBTI là gì?

MBTI

Tiêu chí đánh giá trong trắc nghiệm MBTI

  • Xu hướng tự nhiên: Hướng ngoại (Extraversion) >

Tiêu chí này được đại diện bằng chữ cái đầu tiên trong phân loại tính cách là  E – I, thể hiện chiều hướng mà mỗi cá nhân sử dụng nguồn năng lượng, suy nghĩ và cảm xúc của mình. Có 2 xu hướng đối lập đó là hướng ngoại - hướng nguồn năng lượng và sự tập trung về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, môi trường, mối quan hệ…và hướng nội - hướng năng lượng sự tập trung của bản thân vào nội tâm, bao gồm cảm xúc, suy nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng…

  • Nhận thức về thế giới: Giác quan (Sensing) >

Đại diện bởi chữ cái thứ 2 trong phân loại tính cách N hay S, nhận thức về thế giới là xu hướng mà mỗi người lựa chọn để tiếp nhận thông tin bên ngoài vào. Những cá nhân thuộc nhóm S nhận thức thế giới qua các giác quan cụ thể như mắt thấy, mũi ngửi, tai nghe những màu sắc, hình ảnh, mùi vị, âm thanh.

Họ sắc bén với thực tế, tin vào thế giới dưới cái cách họ đang tiếp nhận qua 5 giác quan. Ngược lại, thế giới của những cá nhân thuộc nhóm N thiên về trực giác sẽ gồm các mô hình, tưởng tượng mà họ suy luận, sắp xếp từ dữ liệu họ thu thập được.

  • Quyết định và lựa chọn: Lý trí (Thinking) >

 Đại diện bởi chữ cái thứ 3 trong phân loại tính cách T hay F , tiêu chí quyết định và lựa chọn thể hiện xu hướng mà mỗi người lựa chọn và cảm thấy tự nhiên nhất khi đưa ra quyết định. Người lý trí - nhóm T sẽ ra quyết định dựa trên việc xác định các thông tin liên quan, các tiêu chí đúng sai trái phải.

Họ luôn suy luận logic đưa ra đáp án cụ thể nhất, có căn cứ khoa học nhất.Trái lại, người cảm xúc - nhóm F sẽ lựa chọn dựa vào cảm tính, ví dụ như yêu, ghét, thương, thù,...

  • Cách thức hành động: Nguyên tắc (Judging) >

Đại diện bởi chữ cái thứ 4 trong phân loại tính cách P hay J. Tiêu chí này đại diện cho cách thức mà mỗi người lựa chọn tác động tới thế giới bên ngoài, tiêu chí cách thức hành động thể hiện rõ phong cách sống của mỗi người. Cá nhân thuộc nhóm J có cách thức hành động dựa trên nguyên tắc sẽ lập kế hoạch và đưa ra lộ trình trong quá trình chinh phục mục tiêu.

Ngược lại, thuộc nhóm P - nhóm người linh hoạt đôi lúc chấp nhận những thay đổi bất chấp trái ngược với kế hoạch ban đầu để phù hợp với hoàn cảnh thực tại nhằm đem lại kết quả tại một thời điểm xác định là tối ưu nhất.

II. Ứng dụng của trắc nghiệm MBTI vào quản lý doanh nghiệp và đời sống

Ứng dụng của trắc nghiệm MBTI trải rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống từ các vấn đề riêng tư đến công việc, áp dụng trên mọi khía cạnh của mỗi con người bởi suy cho cùng, kết quả thu được từ bài test MBTI là đại diện cho bản chất tự nhiên của mỗi con người, đại diện cho cách chúng ta sống và tương tác trên thế giới này. 

Tất cả các ứng dụng từ bài trắc nghiệm MBTI - MBTI test đều dựa trên nền tảng của việc thấu hiểu từng loại tính cách. Từ các hiểu biết đó có thể đưa ra các dự đoán về khả năng phát triển, hành vi của mỗi cá nhân trong các tình huống cụ thể. Ứng dụng của bài trắc nghiệm MBTI phổ biến nhất là ở các lĩnh vực Giáo dục, phát triển cá nhân, trong gia đình và đặc biệt là trong các doanh nghiệp cần tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực.

1. Ứng dụng của trắc nghiệm MBTI trong quản lý doanh nghiệp

Thực sự tầm ảnh hưởng và tác dụng của trắc nghiệm tính cách MBTI - MBTI test không chỉ với một các nhân mà với quy mô cả một tập thể lớn, cấu tạo phức tạp. Các bài kiểm tra MBTI là một công cụ không thể thiếu nếu bạn muốn dẫn dắt, quản lý một doanh nghiệp thành công. Quản lý doanh nghiệp phần lớn liên quan đến đến quản trị nhân sự: tuyển dụng nhân viên ra sao, văn hóa công ty thế nào, vai trò của các cấp lãnh đạo,...

Cụ thể thì vai trò của trách nghiệm tính cách MBTI là gì trong các doanh nghiệp trên toàn thế giới?

1.1. Tuyển dụng nhân sự

MBTI test - trắc nghiệm tính cách cá nhân là công cụ giúp nhà tuyển dụng phán đoán tính cách của ứng viên, từ đó biết được điểm mạnh điểm yếu của họ dựa theo các báo cáo về tính cách trong trắc nghiệm MBTI. Tính cách của ứng viên rất quan trọng bên cạnh khả năng chuyên môn. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào kết quả bài kiểm tra tính cách để đánh giá xem ứng viên có phù hợp với môi trường cũng như con người của tổ chức hay không. Đó là một phần ứng dụng của trắc nghiệm tính cách cá nhân MBTI đối với các nhà tuyển dụng nhân sự.

1.2. Quản lý nhân sự

Khi đã tuyển những nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ cần có những phương pháp, giải pháp để quản trị nhân sự của mình nhằm đem lại hiệu quả công việc cao nhất. Trong phân tích tính cách đầy đủ của các nhóm tính cách thông qua bài kiểm tra MBTI có phân tích về biểu hiện của các nhóm tính cách MBTI trong quá trình làm việc - đây là thông tin rất có giá trị đối với các nhà quản trị. 

Tiêu chí quan trọng trong quản trị nhân sự hiệu quả là thấu hiểu nhân viên. Tính cách của họ ra sao, phản ứng của học trước các áp lực công việc như thế nào, cách họ làm việc nhóm, khả năng tập trung và sáng tạo của nhân viên ra sao?...

Nắm được những yếu tố đó từ các nhân viên giúp các nhà quản trị sử dụng đúng người, đúng việc, có các tiêu chí xử phạt, khen thưởng thích hợp với mỗi cá nhân và tổ chức cả quy tắc làm việc nhóm, làm việc cá nhân trong doanh nghiệp nhằm giảm thiểu mâu thuẫn giữa các nhân viên và tối ưu hóa hiệu suất làm việc chung của cả tổ chức.Trắc nghiệm MBTI là công cụ phổ biến nhất mà các nhà quản trị trên thế giới sử dụng để test tính cách nhân viên.

1.3. Hỗ trợ hình thành văn hóa doanh nghiệp

Lựa chọn nhân viên theo ứng dụng hệ thống test tính cách MBTI phần nào cung cấp cho các nhà quản trị một công cụ định tính đối với tính cách của doanh nghiệp, tổ chức của mình. Dựa trên hệ thống phân loại tính cách MBTI và những nghiên cứu khác, ông Truskie (2010) đã phát triển 4 xu hướng xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp thành công - The L4 model:

  • Xu hướng hợp tác – cooperative patterns (dựa trên nhóm tính cách SF) với các yếu tố chủ đạo trong văn hóa doanh nghiệp gồm sự hợp tác, làm việc nhóm, sự đa dạng…
  • Xu hướng tạo cảm hứng – Inspiration patterns (dựa trên nhóm tính cách NF) với các yếu tố chủ đạo trong văn hóa doanh nghiệp gồm sự thử thách trong công việc, sự kết nối, sự phát triển sự nghiệp, sự đào tạo và nâng cao kỹ năng cũng như thúc đẩy, tạo cảm hứng cho nhân viên.
  • Xu hướng coi trọng thành quả – Achievement patterns (dựa trên nhóm tính cách NT) với các yếu tố chủ đạo trong văn hóa doanh nghiệp gồm khám phá, cải tiến, hướng đến những điều xuất sắc.
  • Xu hướng kiên định – Consistent patterns (dựa trên nhóm tính cách ST) là xu hướng nhấn mạnh sự quan trọng của kỷ luật trong văn hóa doanh nghiệp để có thể phát triển một cách ổn định, bền vững.

2. Ứng dụng trắc nghiệm MBTI trong giáo dục

Mục tiêu của việc giáo dục bao gồm việc phát triển con người theo đúng xu hướng tự nhiên, phát huy những khả năng vốn có của mỗi cá nhân thông qua việc hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm nhằm từ đó phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu còn tồn tại để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

MBTI test, các bài kiểm tra tính cách là công cụ tuyệt vời cho các giáo viên, huấn luyện viên, chuyên gia giáo dục trong, hệ thống test MBTI về cơ bản cho họ một hệ thống quy chuẩn về phân loại tính cách con người và nhìn ra được xu hướng cũng như khả năng tự nhiên của học viên của mình để từ đó phân loại và xây dựng lên các định hướng cụ thể với mỗi loại hình tính cách.

Hệ thống trắc nghiệm tính cách MBTI cũng giúp mỗi cá nhân hiểu rõ về bản thân mình hơn từ đó có thể đóng vai trò như huấn luyện viên của chính mình, tìm ra cách học hiệu quả nhất của bản thân cũng như lựa chọn định hướng cho sự phát triển tương lai của mình.

Bên cạnh đó, các bài test MBTI còn trang bị cho những cá nhân và tổ chức giáo dục những định hướng kỹ năng mềm hiệu quả như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng lãnh đạo… 

Tóm lại, những hỗ trợ của trắc nghiệm tính cách MBTI trong lĩnh vực giáo dục gồm: phương pháp dạy và học, chuyên biệt hóa chương trình đào tạo ở các cấp khác nhau, thích ứng giáo dục và đào tạo với những nền văn hóa khác nhau. 

3. Ứng dụng trắc nghiệm MBTI trong gia đình

Vai trò của trắc nghiệm MBTI - MBTI test - trắc nghiệm tính cách cá nhân MBTI là gì trong gia đình? Môt gia đình hạnh phúc và bền vững là gia đình mà các thành viên thấu hiểu lẫn nhau, hỗ trợ nhau cả về mặt vật chất và cảm xúc. Bố mẹ thấu hiểu con cái đề có thể lựa chọn cách giáo dục con phù hợp giúp con lớn lên hạnh phúc và có ích.

Trong một gia đình, thế giới quan của mỗi thành viên có thể khác nhau, để có thể dung hòa được những sự khác biệt đó, chúng ta cần nhận biết và thấu hiểu thông qua các bài kiểm tra tính cách, trắc nghiệm tính cách cá nhân như MBTI test từ đó dựa vào những kết luận trên cơ sở khoa học để tìm ra phương pháp, định hướng xây dựng hạnh phúc trong gia đình.

Không khó để tìm được những địa chỉ cho phép bạn thực hiện trắc nghiệm tính cách miễn phí, hoặc bài bản hơn bạn có thể tìm một địa chỉ cung cấp trắc nghiệm MBTI chuyên nghiệp để được nghe phân tích trợ giúp từ chuyên gia. Thấu hiểu thực sự là con đường duy nhất để mỗi thành viên đều cảm thấy được yêu và được tôn trọng trong gia đình của mình. Ngày càng có nhiều gia đình, bậc phụ huynh tiên tiến sử dụng test tính cách làm công cụ quan trọng trong quá trình xây dựng gia đình hạnh phúc.

Ứng dụng của MBTI test trong gia đình: Nuôi dạy con cái phát triển, kỹ năng làm cha mẹ. 

4. Ứng dụng trắc nghiệm MBTI để định hướng nghề nghiệp

Lựa chọn nghề nghiệp luôn là mối quan tâm lớn trong cuộc đời mỗi người. Mỗi ngành nghề lĩnh vực công việc sẽ có những yêu cầu nhất định về con người, phong cách làm việc, sở trường, điểm mạnh,... Muốn chọn được công việc phù hợp với mình bạn cần hiểu rõ bản thân mình là người như thế nào, phù hợp với những lĩnh vực nghề nghiệp nào để có những định hướng đúng đắn giúp bạn tiết kiệm nhiều nguồn lực như thời gian, tiền bạc,....

Tinh cách có ảnh hưởng lớn tới công việc vì vậy mà kết quả các bài test tính cách MBTI còn được phát triển và làm định hướng cho các bài test nghề nghiệp. Thật dễ dàng để tìm được những địa chỉ cho phép bạn thực hiện trắc nghiệm nghề nghiệp, trắc nghiệm hướng nghiệp , trắc nghiệm chọn nghề trên nền tảng internet hay tại các đơn vị chuyên nghiệp tư vấn giải pháp nghề nghiệp. 

MBTI

Ứng dụng trắc nghiệm MBTI - trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp

Sơ lược về những đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực công việc phù hợp với 16 loại tính cách MBTI sau:

  • ENFJ - Người cho đi: ENFJ phù hợp với môi trường làm việc có nhiều sự hỗ trợ và động viên, nhất là trong các công việc phải giao tiếp với con người và thấu hiểu người khác như: Nhà ngoại giao,Nhà tâm lý học, Công tác xã hội, Nhà giáo, Nhà tư vấn / Cố vấn, Quản lý nhân sự, Tổ chức sự kiện, Nhà văn
  • ENFP - Người truyền cảm hứng: ENFP làm rất tốt trong các công việc đòi hỏi những ý tưởng thú vị và có một lượng khán giả lớn để giữ chúng trong một thời gian dài như: Chuyên viên tư vấn, Nhà văn/ Nhà báo/ Phóng viên, Diễn viên, Doanh nhân, Luật sư, Nhà báo, Nhà nghiên cứu, lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống máy tính,...
  • ENTJ - Nhà điều hành: Các ENTJ rất phù hợp với vai trò tổ chức và lãnh đạo các công việc như: Doanh nhân, giám đốc điều hành, quan tòa, giáo viên,... sẽ phù hợp.
  • ENTP - Người có tầm nhìn: ENTP phù hợp làm việc trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là có thể thoải mái, tự do trong việc theo đuổi sự sáng tạo. Các vị trí công việc phù hợp: Luật sư, Cố vấn, Doanh nhân, Nhà khoa học, Kỹ sư, Thợ chụp ảnh, Nhân viên đại diện bán hàng, Diễn viên, Tiếp thị cá nhân
  • ESFJ - Người quan tâm: ESFJ sẽ làm tốt những công việc liên quan đến việc duy trì sự trật tự và cấu trúc, họ sẽ cảm thấy thoải mái khi làm những công việc phục vụ mọi người.
  • ESFP - Người trình diễn: người mang tính cách ESFP phù hợp với những công việc tạo cho họ cơ hội sử dụng những kỹ năng giao tiếp tuyệt vời của mình, họ không thích bị gò bó bởi lý thuyết
  • ESTJ - Người bảo hộ: ESTJ thích hợp với những công việc đòi hỏi phải thiết lập trật tự và cấu trúc.
  • ESTP - Người thực thi: ESTP phù hợp với các vai trò đòi hỏi phải suy nghĩ, phản ứng nhanh tại chỗ, không có nhiều quy định phức tạp.
  • INFJ - Người che chở: INFJ phù hợp với các nghề nghiệp liên quan tới sứ mệnh làm nên một điều gì đó ý nghĩa.
  • INFP - Người lý tưởng hóa: INFP nên làm việc trong các lĩnh vực cho phép họ sống một cuộc sống hằng ngày theo đúng các giá trị của họ đồng thời mang lại nhiều điều tốt đẹp cho nhân loại như nhà văn, nhạc sỹ,...
  • INTJ - Nhà khoa học: INTJ gắn sự nghiệp của họ với tư duy độc lập, cái nhìn sâu sắc trọn vẹn về điều gì đó.
  • INTP - Nhà tư duy: INTP nên đi theo con đường tìm kiếm và phân tích các nguyên tắc và ý tưởng cơ bản trong môi trường làm việc độc lập.
  • ISFJ - Người nuôi dưỡng: ISFJ nên lựa chọn những công việc mà họ có thể sử dụng khả năng quan sát và khả năng tổ chức tuyệt vời.
  • ISFP - Người nghệ sỹ: Hầu hết các nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới đều mang kết quả test tính cách ISFP.
  • ISTJ - Người có trách nhiệm: ISTJ phát huy tối đa năng lực với các công việc xoay quanh đặc điểm truyền thống, quyền hạn, sự an toàn hoặc các dữ kiện logic.
  • ISTP - Nhà cơ học: ISTP sẽ thể hiện khả năng tốt nhất khi làm việc một mình hoặc trong môi trường có đủ sự linh hoạt mà họ có thể áp dụng kỹ năng lập luận tuyệt vời hoặc giải quyết những vấn đề thực tế.

Trắc nghiệm nghề nghiệp hỗ trợ rất nhiều trong việc ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn. Đừng bỏ qua bước hiểu rõ chính bản thân mình nhờ vào việc thực hiện bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp nhé.

III. Ứng dụng trắc nghiệm MBTI trong doanh nghiệp ở Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đưa trắc nghiệm hướng nghiệp, trắc nghiệm chọn nghề cũng như test tính cách vào hệ thống quản lý nhân sự. Các trắc nghiệm tính cách miễn phí, trắc nghiệm hướng nghiệp, trắc nghiệm nghề nghiệp rất dễ dàng có thể tiếp cận được thông qua các nền tảng internet, tuy nhiên độ tin cậy chưa thể xác thực và các thông tin chưa thật sự đầy đủ. Việc triển khai các bài test nghề nghiệp MBTI tại thị trường doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn những tồn tại nhất định, cần có hướng giải quyết.

1. Thuận lợi

MBTI

Ứng dụng trắc nghiệm MBTI thuận lợi và khó khăn

  • MBTI là công cụ đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt
  • Phương pháp test tính cách, test nghề nghiệp MBTI đáng tin cậy, dễ học hỏi và dễ ứng dụng
  • Nhiều nguồn tài liệu sách báo, internet… cung cấp những thông tin cơ bản về trắc nghiệm MBTI trên internet, chi phí tiếp cận thấp.
  • Trắc nghiệm MBTI là một công cụ phù hợp với phương thức truyền đạt bằng miệng. thuận tiện trong đào tạo nội bộ quy mô lớn.

2. Khó khăn

MBTI

Ứng dụng trắc nghiệm MBTI thuận lợi và khó khăn

  • Nguồn tài liệu về các bài trắc nghiệm MBTI, test nghề nghiệp chủ yếu bằng tiếng Anh 
  • Chưa có hệ thống áp dụng quy chuẩn giúp doanh nghiệp ứng dụng phương pháp trắc nghiệm MBTI  một cách có hiệu quả.
  • Vấn đề về lạm dụng trắc nghiệm hướng nghiệp, trắc nghiệm chọn nghề, trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp thiếu khách quan và hàm lượng chuyên môn.

3. Giải pháp

  • Đầu tư bài bản cho bộ phận nhân sự tiếp cận, nghiên cứu về phương pháp trắc nghiệm MBTI và các ứng dụng của MBTI
  • Mời các chuyên gia về trắc nghiệm MBTI về đào tạo trong doanh nghiệp
  • Nghiên cứu, dịch thuật các tài liệu về MBTI, trắc nghiệm chọn nghề, trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp,...ứng dụng của nó và chia sẻ bên trong doanh nghiệp
  • Tổ chức các hoạt động đào tạo liên quan đến ứng dụng thành quả trắc nghiệm MBTI là gì cho nhân viên trong doanh nghiệp

IV. Kết luận

Trắc nghiệm MBTI có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong kinh doanh, điều hành và các vấn đề liên quan đến làm việc với con người. Sau khi đọc bài viết này, các bạn có thể thực hành ngay 1 bài trắc nghiệm chọn nghề hay trắc nghiệm tính cách miễn phí trên Internet để cùng cảm nhận những lợi ích mà trắc nghiệm MBTI mang lại nhé.