“Kỹ sư xây dựng” ngày nay đã không còn là cụm từ quá xa lạ đối với mọi người, kỹ sư xây dựng đang được rất nhiều bạn trẻ chọn lựa theo đuổi. Đó sẽ là ngành nghề có sự phát triển lớn trong tương lai nên các bạn hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

Ngành kỹ sư xây dựng hiện nay đang ngay càng phát phiển. Đây cũng chính là cơ hội để phát triển của những kỹ sự xây dựng mới ra trường. Ngành xây dựng luôn có số lượng công việc lớn chính vì thế mà lượng người tuyển kỹ sư xây dựng cũng rất cao. Để giúp bạn đọc nắm bắt những thông tin liên quan đến ngành kỹ sư xây dựng cũng như một số tuyển kỹ sư xây dựng mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

I. Khái quát về kỹ sư xây dựng

1. Nghề kỹ sư xây dựng là gì?

Mọi người có thể hiểu đơn giản kỹ sư xây dựng là người biến những ý tưởng trên giấy thành sự thật. Hay nói một cách chuyên môn thì kỹ sư xây dựng là người tính toán kết cấu, quản lý các dự án xây dựng, chịu trách nhiệm cho những vấn đề của một công trình xây dựng như thiết kế, cấu trúc an toàn, vật liệu… Kỹ sư xây dựng cũng phải đảm bảo đúng lịch trình làm việc và xây dựng theo đúng kế hoạch của công trình.

Kỹ sư xây dựng cũng được coi là ngành xây dựng kết hợp được giữa hiện thực và nghệ thuật. Hiện thực ở độ chuẩn xác tỉ mỉ về mặt kỹ thuật, chính xác về số đo, đảm bảo chất lượng.... Nghệ thuật với bộ óc sáng tạo để cho ra những tác phẩm kiến trúc tuyệt đẹp.

Kỹ sư xây dựng cũng được phân ra thành rất nhiều lĩnh vực với chuyên môn khác nhau:
- Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp 
- Kỹ sư xây dựng công trình quân sự
- Kỹ sư xây dựng cầu đường
- Kỹ sư xây dựng sân bay: xây dựng các công trình sân bay nội địa và quốc tế
- Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi: chịu trách nhiệm xây dựng cảng đường thủy, các công trình thủy điện,...
- Kỹ sư xây dựng công trình biển: xây dựng các công trình hạ đặt ngoài biển như dầu khí
- Kỹ sư xây dựng đô thị
- Kỹ sư tin học xây dựng
- Kỹ sư cơ khí xây dựng: giám sát, thi công máy móc trong xây dựng, kỹ sư vật liệu xây dựng,...

2. Kỹ sư xây dựng trong tiếng anh?

Để thuận tiện hơn trong công việc, bạn nên tìm hiểu cách viết của kỹ sư xây dựng trong tiếng anh. Kỹ sư xây dựng trong tiếng anh là sự kết hợp giữa hai từ rất cơ bản:

  • Construction: Xây dựng
  • Engineer: Kỹ sư
  • Construction engineer /kən’strʌkʃn ,endʤi’niə/: Kỹ sư xây dựng

Các lĩnh vực của nghề kỹ sư xây dựng

Các lĩnh vực của nghề kỹ sư xây dựng

3. Những việc kỹ sư xây dựng cần làm

Với nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt việc xây dựng công trình, kỹ sư xây dựng phải đảm nhiệm rất nhiều trọng trách và công việc. Các bạn hãy cùng mình tìm hiểu những công việc thường ngày của một kỹ sư xây dựng nhé!

- Phân tích bản đồ, bản vẽ, báo cáo điều tra và những dữ liệu khác để lên kế hoạch cho dự án.

- Hiểu rõ những quy định về thi công công trình của Chính phủ, xem xét giá trị xây dựng, các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường và những yếu tố khác trong giai đoạn lập kế hoạch và phân tích rủi ro.

- Kỹ sư xây dựng có nhiệm vụ thực  hiện công tác kiểm tra, theo dõi mặt bằng đất cát để xác định sự phù hợp và độ vững chắc của nền móng.

- Kiểm tra các chất liệu, vật liệu xây dựng như bê tông, nhựa đường, sắt thép, gạch đá,... sử dụng trong những dự án, công trình cụ thể.

- Kỹ sư xây dựng còn là người thực hiện giám sát, khảo sát các hoạt động để thiết lập các điểm tham chiếu, các điểm số, bề rộng, độ cao để hướng dẫn xây dựng.

- Đề xuất đặt thầu, mô tả tài sản và báo cáo những tác động của dự án tới môi trường xung quanh tới toàn bộ công chúng, những người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ dự án. 

- Cuối cùng, kỹ sư xây dựng còn quản lý những công việc như sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận, thiết bị của cơ sở hạ tầng khi hỏng hóc hay gặp vấn đề bất thường. 

Xem thêm: Thành công trong công việc: Kỹ sư xây dựng cần những kỹ năng nào? 

II. Mức lương của kỹ sư xây dựng hiện nay

Để trở thành một kỹ sư xây dựng, bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng tại các trường đại học đào tạo chuyên ngành xây dựng như đại học Xây dựng, đại học Kiến trúc Hà Nội, đại học Giao thông vận tải, đại học Bách khoa TP HCM,....Chuyên ngành kỹ sư xây dựng sẽ được đào tạo từ 4 đến 5 năm trước khi bạn có cơ hội ứng tuyển kỹ sư xây dựng vào các công ty mà bạn mong muốn với mức lương phù hợp.

1. Đối với kỹ sư xây dựng mới ra trường - chưa có nhiều kinh nghiệm

Khi tuyển kỹ sư xây dựng, các nhà tuyển dụng đều mong nhận những kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm làm việc để có thể hoàn thành tốt được công việc họ yêu cầu. Chính vì vậy, với những kỹ sư xây dựng mới ra trường, kinh nghiệm chưa có nên mức lương khởi điểm của họ sẽ là mức lương trung bình.

- Kỹ sư xây dựng mới ra trường làm việc ở những công trình nhà cao tầng lớn nhưng với công việc chưa phải chịu nhiều áp lực như đo đạc, bóc khối lượng, nghiệm thu,...thì các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng kỹ sư xây dựng với mức lương khởi điểm dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

- Nếu bạn muốn thử sức mình với những công trình nhà xưởng, phải làm việc ngoài trời nhiều hơn, chịu áp lực kỹ thuật công việc nhiều hơn thì mức lương của bạn sẽ rơi vào khoảng từ 6 - 8 triệu đồng/tháng.

- Khi tuyển dụng kỹ sư xây dựng làm việc tại các công ty vừa và nhỏ chuyên xây dựng các khu biệt thự, nhà ở thì công việc của bạn sẽ là thiết kế, giám sát công trình, chạy vật tư, chấm công công nhân,.... Đây đều là những công việc không chịu quá nhiều áp lực nên mức lương một tháng sẽ vào khoảng 5 - 6 triệu đồng.

- Còn nếu bạn có chuyên môn lẫn vốn tiếng anh tốt, bạn nên ứng tuyển kỹ sư xây dựng vào các công ty lớn của nước ngoài. Những công ty này khi tuyển dụng kỹ sư xây dựng sẽ thảo luận và đàm phán mức lương với bạn theo năng lực, bạn làm càng tốt thì mức lương của bạn càng cao, bạn có thể nhận được từ 700 - 800 USD/tháng.

Sự phát triển ngành kỹ sư xây dựng

Sự phát triển của ngành xây dựng

2. Kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm

Đối với những kỹ sư xây dựng đã đi làm từ 3 đến 5 năm thì mức lương sẽ tăng lên đáng kể so với hồi bạn mới ra trường.

- Nếu bạn được tuyển dụng vào làm giám sát công trình thì với kinh nghiệm hiện tại của bạn, bạn sẽ được trả mức lương từ 8 - 12 triệu đồng/tháng.

- Còn nếu bạn được làm ở những công trình lớn với vai trò quản lý thì bạn sẽ đi hiện trường thi công nhiều hơn, họp bàn thiết kế, lên kế hoạch thi công, quản lý nhà thầu phụ,... rất nhiều công việc phải lo và áp lực công việc sẽ cao hơn rất nhiều. Nhưng bù lại, kỹ sư xây dựng sẽ được nhận mức lương đúng với công sức bỏ ra là trên 13 triệu đồng/tháng.

- Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ từ các doanh nghiệp xây dựng nhỏ, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng cũng tăng theo. Khi làm việc tại đây, bạn sẽ có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý công trình, công nhân,... công việc sẽ đỡ áp lực hơn khi bạn làm việc tại công ty lớn nhưng mức lương sẽ thấp hơn, dao động từ 7 - 10 triệu đồng.

3. Kỹ sư xây dựng có chuyên môn tốt và kinh nghiệm trên 5 năm, quản lý, chỉ huy trưởng 

Những kỹ sư xây dựng đã có thâm niên làm việc lâu năm thì những công việc của họ đòi hỏi chuyên môn vững chắc, chịu được áp lực công việc rất cao.

- Kỹ sư xây dựng được làm chỉ huy trưởng tại các công ty, tập đoàn lớn thì mức thu nhập của họ sẽ vô cùng hấp dẫn. Ngoài lương cứng rơi vào khoảng mấy chục triệu thì họ còn nhận được khoản hoa hồng từ các nhà thầu phụ, nhà cung ứng vật tư,....

- Đối với kỹ sư xây dựng đảm nhận vị trí quản lý, chủ trì thiết kế thì công việc lại khá ổn định, lương cao, tăng lương theo khả năng và quy định của công ty, đặc biệt sẽ được chia lợi nhuận theo dự án.

- Nếu bạn có nguồn vốn lớn và có nhiều mối quan hệ bền vững, đam mê với công việc kỹ sư xây dựng và muốn thử thách bản thân trong vai trò “làm chủ” thì bạn có thể mở công ty riêng. Lúc này mức lương của bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào những dự án bên bạn đấu thầu được: các công trình biệt thự, nhà phố, quán xá,....

Từ đây ta thấy được rằng kỹ sư xây dựng là một ngành xây dựng có mức lương khá ổn định và có chế độ thăng tiến cao. Nếu bạn đang cảm thấy băn khoăn về ngành học của mình trên trường thì hãy cứ vững tin và tập trung hoàn thành tốt quá trình học tập của mình nhé!

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Ngành kỹ sư xây dựng thi khối nào? Nên học ở đâu?

III.Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Kỹ sư xây dựng

Một kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp phải có những kỹ năng và trình độ bằng cấp phù hợp. Để trở thành kỹ sư xây dựng, bạn phải đáp ứng các yêu cầu như:

  • Có kinh nghiệm làm ở vị trí kỹ sư xây dựng.
  • Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế AutoCAD, Civil 3D hoặc tương tự.
  • Kỹ năng quản lý và giám sát dự án.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Bằng cử nhân chuyên ngành Kỹ sư xây dựng.
  • Kỹ năng quản lý thời gian tốt.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc nhóm hiệu quả.

Xem thêm: Kỹ sư xây dựng là gì? Vì sao nên chọn nghề kỹ sư xây dựng

IV.  Kỹ sư xây dựng làm việc ở đâu?

Công việc của nghề xây dựng có thể chia thành 3 nhóm:

Nhóm ngoài

công trường

 

 - Tính chất công việc khó khăn hơn do ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nắng hay biến cố công trường

 - Công việc ít ổn định, di chuyển nhiểu

 • Kỹ sư thi công

 • Kỹ sư giám sát thi công

 • Chỉ huy trưởng công trình

Nhóm trong

công xưởng

 - Tính chất công việc đỡ vất vả hơn

 • Kỹ sư giám sát nội bộ

 • Kỹ sư quản lý chất lượng

 • Chuyên viên phát triển sản phẩm

Nhóm trong

văn phòng

 - Môi trường làm việc mát mẻ, không cần phải ra ngoài trời nhiều

 • Chuyên viên thiết kế và quản lý kế hoạch dự án

 • Chuyên viên tư vấn xây dựng

 • Chuyên viên trắc đạc, khảo sát địa chất

 • Chuyên viên lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu

 • Chuyên viên thẩm định chất lượng công trình

 • Chuyên viên kiểm toán xây dựng

 • Chuyên viên dự toán…

Xem thêm: Mách bạn cách viết CV tiếng anh kỹ sư xây dựng hấp dẫn

V. Tạo CV đẹp - Những mẫu CV chuyên nghiệp kỹ sư xây dựng

Bạn muốn các nhà tuyển dụng kỹ sư xây dựng chú ý đến bạn và chọn lựa bạn thì hãy chuẩn bị một CV chuẩn chỉnh và ấn tượng nhé! 123job mời các bạn tham khảo mẫu CV xin việc sau đây:

Đơn xin việc ngành kỹ sư xây dựng

Đơn xin việc ngành kỹ sư xây dựng

Mẫu CV ngành kỹ sư xây dựng ấn tượng

Ngoài những thông tin cơ bản về bản thân thì CV của bạn cần có những thông tin phù hợp nhất với ngành kỹ sư xây dựng mà bạn muốn ứng tuyển: chuyên ngành đào tạo, kinh nghiệm làm việc, nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì hãy nhấn mạnh vào khả năng làm việc của mình nhé!

Nếu các bạn còn bỡ ngỡ về việc làm sao để có một CV đẹp hay muốn tham khảo thêm nhiều mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp hơn thì các bạn hãy tham khảo những mẫu CV ngành xây dựng mà 123job đang có nhé!

Xem thêm: Công nhân xây dựng cần phải làm những công việc gì hiện nay?

VI. Kết luận 

Kỹ sư xây dựng là công việc đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo tốt, tính tỉ mỉ, cẩn thận. Bạn hoàn toàn có thể thử sức mình ở nhiều nơi làm việc như các công ty xây dựng, kiến trúc, các dự án xây dựng lớn nhỏ của Chính phủ,.... Tùy thuộc vào sở thích và điểm mạnh của mình, mỗi kỹ sư xây dựng sẽ chọn lựa lĩnh vực phù hợp nhất với bản thân. Hy vọng bài viết trên đây của 123job sẽ giúp các bạn phần nào những thông tin cơ bản và hữu ích và ngành kỹ sư xây dựng này!