Mẫu biên bản nghiệm thu gồm rất nhiều loại và mỗi loại có những cách viết khác nhau có những quy định riêng. Bởi vậy người lập biên bản không thể nắm bắt hết những vấn đề đó. Hiểu được khó khăn đó, 123job sẽ giải đáp khúc mắc của bạn ở bài viết này.
Nghiệm thu tiếng anh là gì? Nghiệm thu có vai trò thế nào trong xây dựng? Vấn đề này chắc chắn sẽ rất có lợi cho những ai đang tìm việc về xây dựng và còn băn khoăn không biết nghiệm thu trong tiếng anh là gì. Bài viết sau của 123Job sẽ làmlàm rõ những thông tin về nghiệm thu không chỉ đem lại hữu ích cho những bạn đang tìm kiếm công việc mà chúng tôi mong muốn phổ cập thông tin rộng rãi đến với bạn đọc.
I. Nghiệm thu tiếng anh là gì?
Nghiệm thu tiếng anh là gì? Danh từ nghiệm thu trong tiếng anh là inspection, với động từ là “to inspect” hoặc “check anh take over”, đây là hai cách dùng thông dụng nhất với cụm từ này. Ngoài từ trên thì nghiệm thu trong một số lĩnh vực khác có sử dụng từ khác như:
- Nghiệm thu trong ngành kỹ thuật là accept, acceptance, checkup, taking-over,..
- Nghiệm thu trong ngành kinh tế là delivery taking, examine and receive, inspection test,...
Nghiệm thu tiếng anh là gì? Vốn là một thuật ngữ thông dụng được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng trong tiếng anh còn có thể được viết là site inspectation hoặc project inspectation hoặc to check anh take over the buildings. không nên dùng động từ hoàn tất "to complete" để thay thế cho động từ nghiệm thu "to inspect". bởi "to complete" thường sử dụng cho các công việc nhỏ, dễ hoàn thành, còn từ “"to inspect" thể hiện được quy trình và độ phức tạp trong công tác tiến hành nghiệm thu. Đây là thuật ngữ chuyên ngành phổ biến của ngành xây dựng tại Việt Nam nhằm trao đổi thông tin trong lĩnh vực được dễ dàng.
Mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao
Khi tìm việc làm và ứng tuyển vào ngành xây dựng thì bạn sẽ tiếp xúc thường xuyên với cụm từ “nghiệm thu” và đặc biệt đơn vị đó có hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài thì tiếng anh và nghiệm thu trong tiếng anh sẽ là công cụ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Về cơ bản, bạn đã hiểu được nghiệm thu tiếng anh là gì, đi sâu hơn vào công tác nghiệm thu, liệu sự hiểu biết của bạn đang ở mức độ nào?
Nghiệm thu chất lượng công trình được xem là bước quan trọng trong xây dựng, đối với những công trình có quy mô lớn việc nghiệm thu chất lượng sẽ giúp cho công trình sau khi xây dựng xong sẽ đảm bảo được an toàn hơn, so những hạng mục thường thì sẽ có đơn vị trực thuộc công tác nghiệm thu đến và tiến hành khảo sát. Vậy thường thì dựa vào những điều kiện nào để đơn vị nghiệm thu đánh giá là hạng mục ấy đạt được chất lượng hay không? Công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình xây dựng gồm các công tác chủ yếu: kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị; tổ chức các bước nghiệm thu…
Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Hay còn có thể hiểu là quy trình kiểm tra chất lượng công trình trước khi đưa vào sử dụng.
Quá trình nghiệm thu công trình được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ trước đó đưa ra đánh giá các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để đưa vào sử dụng hay không.
Xem thêm: Biên bản nghiệm thu là gì? Những mẫu biên bản nghiệm thu chuyên nghiệp nhất
II. Hồ sơ nghiệm thu và quy trình nghiệm thu công trình
1. Hồ sơ nghiệm thu công trình hoàn thành
Để tiến hành nghiệm thu, bên yêu cầu nghiệm thu cần chuẩn bị hồ sơ để đề bạt lên cấp trên hoặc bộ phận có thẩm quyền nhằm báo cáo về thực trạng công trình cũng như đề xuất nhu cầu về kiểm tra chất lượng làm cơ sở tiến hành các bước hoàn thiện tiếp theo. Hồ sơ nghiệm thu hoàn thành bao gồm:
• Biên bản nghiệm thu
• Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu
• Biên bản nghiệm thu và bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu là những tài liệu bắt buộc có trong hồ sơ thanh toán công việc, giai đọan thi công, hạng mục công trình và công trình đã hoàn thành.
Ngoài ra, nghiệm thu công trình còn cần nhiều giấy tờ chứng từ để xác nhận và đảm bảo công trình, bao gồm:
+ Giấy đề nghị yêu cầu nghiệm thu
+ Hợp đồng xây dựng và những tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật của công trình kèm theo
+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng trong quá trình thi công.
+ Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng đã được thực hiện trước đó.
+ Nhật ký thi công, nhật ký giám sát và các văn bản có liên quan đến nghiệm thu.
+ Cung cấp biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu.
Việc thực hiện nghiệm thu công trình là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình được xây dựng. Đây là những căn cứ, là sự đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã thực hiện với chủ đầu tư theo đúng hợp đồng xây dựng và tuân thủ các quy trình xây dựng đúng pháp luật.
2. Quy trình nghiệm thu công trình
Nghiệm thu công trình xây dựng trải qua các bước như sau:
Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng
Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp.
Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình yêu cầu nghiệm thu
Trong bước nghiệm thu công việc xây dựng, nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng bao gồm công tác khảo sát địa chất, pha vật liệu có đạt chuẩn không cốp pha, cốt thép, bê tông, khối xây, cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị và chạy thử không tải. Sẽ tùy vào tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện theo quy định.
Mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao
- Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.
- Kiểm tra tất cả các hệ thống đảm bảo an toàn lao động như xây dựng giàn giáo bao ngoài công trình, hệ thống chống đỡ tạm.
- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu, bộ phận công trình, máy móc thiết bị, trong đó công việc kiểm tra là bắt buộc đối với chất lượng về biện pháp gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng; đất (đá) đắp; bê tông, cốt thép, kết cấu thép; liên kết hàn, bu lông cường độ cao của kết cấu thép; kiểm tra ứng suất, biến dạng của cốt thép ứng suất trước; kiểm tra khối lượng của kết cấu, bộ phận hoặc công trình,….
- Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
- Đánh giá kết quả chất lượng đối với từng công việc xây dựng; lập bản vẽ hoàn công việc. Cho phép tiếp tục thực hiện công việc ở những bước tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
Quy trình nghiệm thu cần đảm bảo các hoạt động và chất lượng trong công tác bởi đây là bước thẩm định về sự an toàn và đạt chuẩn của công trình. Ngoài việc cơ sở cho việc hoàn thiện công trình thì nghiệm thu có vai trò to lớn hơn đối với những cá nhân tổ chức sử dụng công trình là sự an toàn về tính mạng con người.
Xem thêm: Điểm mặt 5 phần mềm dự toán công trình được nhiều người dùng nhất
III. Điều kiện để tiến hành nghiệm thu công trình
Với vai trò đảm bảo an toàn không chỉ về vật chất mà an toàn cho tính mạng con người là điều quan trọng hơn cả. vì vậy, nghiệm thu công trình có những điều kiện tiến hành chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng công tác nghiệm thu cũng như tránh như ồ ạt, thiếu tránh nhiệm của cán bộ tiến hành.
Đối tượng của nghiệm thu là những công việc xây lắp, các bộ phận của công trình (bộ phận kết cấu, giai đoạn thi công, hạng mục công trình), thiết bị, máy móc phù hợp với thiết kế được duyệt.
- Đối với các công trình xây dựng tuy chưa hoàn thành (mức độ hoàn thành cần được quy định) nhưng không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng bình thường của công trình thì chấp nhận nghiệm thu với các bước tiến hành đặc thù dưới đây :
+ Tiến hành lập bảng thống kê các yếu tố chưa hoàn thành, thông số về chất lượng còn sót và nêu rõ về thời hạn, biện pháp khắc phục
+ Tất cả các bên liên quan phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục các tồn tại về chất lượng đã nêu ở trên.
+ Thực hiện việc nghiệm thu lại sau khi các tồn tại trên đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục xong.
- Đối với công trình cải tạo có máy móc, thiết bị đang hoạt động thì nghiệm thu phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành đảm bảo hoạt động của đơn vị và các quy định về an toàn, vệ sinh, nội quy.
- Đối với các hạng mục hoặc công trình thi công lại hoặc có sự thay đổi trong thiết kết lắp đặt máy móc thiết bị thì phải tiến hành nghiệm thu lại hạng mục đó.
- Đối với các hạng mục hoặc công trình được chuyển sang nhà thầu khác thi công tiếp sau khi đã nghiệm thu thì nhà thầu cũ cần tham gia nghiệm thu đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng trước khi bị che lấp kín.
Xem thêm: Xây dựng cơ bản là gì? Nhận diện các công trình xây dựng cơ bản
IV.Quy định mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Sau khi Nghị định 46/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2016/TT-BXD ra đời, mẫu biên bản nghiệm thu đã thay đổi không còn bị bắt buộc phải áp dụng đúng mẫu theo quy định giống như nghị định 209/2004/NĐ-CP. Tuy nhiên theo Điều 8 của thông tư 26/2016/TT-BXD, mẫu biên bản nghiệm thu phải có các nội dung như sau:
"1. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
2. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
3. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
4. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện."
Xem thêm: Kế toán công trình là gì? Tìm hiểu bản mô tả công việc kế toán công trình
V. Các mẫu biên bản nghiệm thu phổ biến và thông dụng nhất hiện nay
1. Mẫu biên bản nghiệm thu công việc
Mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
2. Mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao
Mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao
3. Mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng
Mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng
4. Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị đưa vào sử dụng
Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị đưa vào sử dụng
5. Mẫu biên bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị
Mẫu biên bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị
6. Mẫu biên bản nghiệm thu tư vấn giám sát
7. Mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô
Mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa ô tô
8. Mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật
9. Mẫu biên bản nghiệm thu tiếng anh
Ngoài những mẫu biên bản 123job đã liệt kê ở trên, bạn có thể tự tìm kiếm và tham khảo một số mẫu biên bản nghiệm thu thường sử dụng khác như:
- Mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 15
- Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng kinh tế
- Mẫu biên bản nghiệm thu phần điện
- Mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành
- Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa
- Mẫu biên bản nghiệm thu máy móc thiết bị
- Mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng mới
- Mẫu biên bản nghiệm thu thiết kế
- Mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng xây dựng
- Mẫu biên bản nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng
- Mẫu biên bản nghiệm thu sản phẩm
- Mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành giai đoạn
- Mẫu biên bản nghiệm thu giai đoạn
- Mẫu biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào
- Mẫu biên bản nghiệm thu theo nghị định 46/2015
- Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu
Xem thêm: Những bí quyết để trở thành một kế toán xây dựng thành công
VI. Những lưu ý khi lập biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Việc nghiệm thu công việc xây dựng và những lưu ý khi lập mẫu biên bản nghiệm thu công việc phải dựa trên những căn cứ là cơ sở được quy định tại Điều 27 Nghị định 46/2015/NĐ-CP như sau:
"1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người giám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản cho một hoặc nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và xác nhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng."
Bên cạnh đó, khi lập biên bản nghiệm thu công việc xây dựng cần chú ý đảm bảo những nội dung được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành như ở trên đã nêu:
"Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có)."
Xem thêm: Chi tiết cách lập mẫu biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng mới nhất
VII. Kết luận
Trên đây là 9 mẫu mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao phổ biến nhất cũng những quy định liên quan mà bạn nhất định phải biết về biên bản nghiệm thu. Chắc hẳn sau khi đọc bài viết bạn sẽ thấy bớt khó khăn khi phải lập biên bản nghiệm thu đúng không? Cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại trong bài viết tới!